- Bài tập 1: Tiếp nhận thông tin Cho HS theo dõi nguồn tư liệu (sách vở, chuyện kể, các nguồn thông tin) phù hợp để HS cảm thấy thích thú, từ đó các em
3.2.3. Giải pháp 3: Tổ chức hoạt động trải nghiệm để nâng cao ý thức lòng biết ơn của học sinh.
biết ơn của học sinh.
Trần Đăng Khoa – diễn giả, dịch giả, doanh nhân từng viết: “Bạn có thể học từ sách cũng như học từ trường đời, nhưng tôi chắc chắn rằng cái giá phải trả cho việc học từ sách thấp hơn cái giá phải trả cho việc học từ trường đời rất nhiều”. Đây chính là sự đề cao hiệu quả đem lại của những trải nghiệm thực tiễn mỗi cá nhân con người. Lòng biết ơn cũng vậy những trang lý thuyết chưa nói được gì
nhiều mà cần phải trải nghiệm thực tiễn. Hãy trải nghiệm lòng biết ơn để biến những giá trị ý nghĩa từ trong sách vở đến với giá trị đích thức trong mỗi con người chúng ta.
3.2.3.1. Tổ chức cho học sinh trải nghiệm thực tế khu di tích lịch sử Truông Bồn, tượng đại liệt sỹ xã Hiến Sơn.
* Thời gian thực hiện: Những hoạt động ngoại khóa, hoạt động trải nghiệm của HS thường được tổ chức vào buổi chiều thứ năm hoặc các ngày nghỉ cuối tuần. Các buổi học ấy cũng có thể được tổ chức ở trường, ngoài trời, …
*Mục đích thực hiện: Qua các phong trào đó nhằm thắt chặt, gắn kết tình cảm bạn bè, thầy cô. Những lời khuyên, thuyết giáo chắc chắn không bằng một một trải nghiệm thực tế. Những buổi hoạt động ngoại khóa, hoạt động trải nghiệm cho HS mang tinh thần vừa học vừa chơi để giúp các em thư giãn và học hỏi những kiến thức về cuộc sống, những kỹ năng mềm sau các buổi học căng thẳng, thực sự thu hút các em vào sân chơi lành mạnh. HS đang tuổi mới lớn, ham sự sôi nổi, thích khẳng định mình… việc tổ chức các hoạt động này đã thu hút đông đảo các em nhiệt tình tham gia với niềm phấn chấn, hứng khởi rõ rệt.
* Các hình thức thực hiện:
Thông thường, trong một năm học, Đoàn trường kết hợp với GVCN đã tiến hành tổ chức những hoạt động như: Tình nguyện chăm sóc, vệ sinh đại tưởng niệm liệt sỹ xã Hiến Sơn; tổ chức lễ kết nạp đoàn viên mới tại khu di tích lịch sử Truông Bồn. Dựa trên kế hoạch đó, tôi lồng ghép giáo dục học sinh lòng biết ơn sâu sắc về những người anh hùng, người con quê hương đã quên mình hi sinh vì sự nghiệp hòa bình đất nước.
* Hoạt động 1: Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ
- Theo dạy học dự án, tôi phân công học sinh tìm hiểu về lịch sử Truông Bồn, tìm hiểu cụ thể về những liệt sỹ của xã Hiến Sơn.
Duyệt nội dung và hình thức trước, sau đó dành quyền trình bày, giới thiệu những hiểu biết về lịch sử, khu di tích lịch sử Truông Bồn cũng như các anh hùng liệt sỹ xã hiến Sơn cho học sinh thực hiện (Học sinh đóng vai là hướng dẫn viên).
* Hoạt động 2: Thực hành lòng biết ơn - Dâng hương, vòng hoa tưởng niệm - Nói lời cảm ơn
- Vệ sinh khuôn viên, chăm sóc cây cảnh, nhỏ cỏ - Tri ân những gia đình có công với cách mạng. * Hoạt động 3: Học sinh viết bài thu hoạch
Câu 1: Viết 10 điều bản thân biết ơn
24
Câu 3: Trải nghiệm Truông Bồn là trải nghiệm ý nghĩa vì …
Sản phẩm thu hoạch của học sinh (Xem phụ lục 6.1)
-Trong quá trình HS tham gia các hoạt động, giáo viên là người đồng hành cùng các em, tạo mọi điều kiện cần thiết để tổ chức cho HS hoạt động thực sự có hiệu quả. Đồng thời cũng đưa ra những quy định chặt chẽ, cụ thể, những tiêu chí cần đạt trong mỗi hoạt động (chuyên cần, trách nhiệm, tinh thần thái độ, hiệu quả…).
-GV luôn gần gũi HS để chia sẻ những khó khăn, ý tưởng thực hiện và quá trình thực hiện với các em. Đây là những giờ phút các em thể hiện sự hồn nhiên, sáng tạo, tích cực và hướng thiện. Khi HS gần cái thiện, cái đẹp, cái tốt thì các em rời xa được cái xấu, cái ác. Điều đó góp phần nâng cao phẩm chất, năng lực của các em một cách tự nhiên và sâu sắc.
-Sau mỗi hoạt động của HS, GV sẽ nhận xét cách thực hiện của các em, phải chú ý khen ngợi, khích lệ những thành quả mà các em đạt được (khen ngợi cụ thể việc làm và cụ thể về cá nhân làm tốt), đồng thời chỉ ra những điểm cần khắc phục và rút kinh nghiệm cho các em. GV cảm ơn các em đã hoàn thành tốt nhiệm vụ.
3.2.3.2. Tổ chức học sinh thực hành nghề làm vườn, thực hành môn công nghệ chế biến thực phẩm, nấu ăn, làm bánh.
* Mục tiêu: Giúp các em có một trải nghiệm thực tiễn thú vị, ý nghĩa. Từ trải nghiệm các em nhận thức sâu sắc giá trị lòng biết ơn.
* Thời gian thực hiện: Các tiết thực hành của các em trong môn học nghề phổ thông, môn công nghệ, một số buổi ngoại khóa của Đoàn trường tổ chức thi cắm hoa, nấu ăn … và một số buổi lao động trong năm.
* Cách thức thực hiện:
- Tôi động viên, khích lệ lớp mình chủ nhiệm nhận chăm sóc vườn thực hành, và chăm sóc 1 bồn hoa trước sân trường. Vừa là niềm vui khi đến trường có một không gian riêng của lớp để chăm chút, tỉa toát vừa được cộng điểm thi đua nếu làm tốt vậy nên các em đã hưởng ứng tham gia.
- Giáo viên trao quyền cho cán bộ lớp phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên trong lớp. Ban cán sự lớp chia về cho nhóm và cá nhân. Vì thế trong cái chung có cái của riêng mình nên các em rất thích thú (thỉnh thoảng tôi thường nghe học sinh khoe “cô ơi cô thấy cây của em đẹp không? cô thấy luống rau nhà em thích không? Cô thấy cây hoa nhóm em chăm đẹp không? …
- Khi các em tham gia các hoạt động: làm vườn, làm bánh, làm sữa chua … sau khi hoàn thành sản phẩm tôi thường có bài phỏng vấn và yêu cầu các em trả lời phỏng vấn. Từ câu hỏi chính sẽ có rất nhiều câu hỏi gợi ý, câu hỏi phụ để hướng về mục tiêu là các em hiểu bản chất của sự việc và rút ra giá trị của lòng biết ơn và tỏ lòng biết ơn.
Ví dụ: Để có được cây rau xanh non thế này theo em cần có những nhân tố nào? Nhân tố nào quyết định?
Hs trả lời: Đất, nước, phân, hạt giống, chăn sóc, ….
Ví dụ: Quy trình làm sữa chua mất bao nhiêu thời gian? Và ăn sữa chua hết bao nhiêu thời gian?
HS trả lời: Quy trình chọn nguyên liệu, lên men, đóng hộp, chờ đông …; ăn sữa thì thời gian chỉ một phần rất rất nhỏ so với quá trình làm.
Đi học về, mở tủ ăn sữa chua ngon lành đã khi nào biết mời mẹ chưa? Biết cảm ơn mẹ chưa?
Ví dụ: Làm bánh theo em có đơn giản như ăn bánh không?
Về nhà cơm canh đã sẵn sàng, ngồi vào ăn đã biết cảm ơn mẹ chưa? Có nghĩ mẹ cần bao nhiêu thời gian để có bữa cơm như thế này? Khi gặp món ăn không hợp khẩu vị thái độ như thế nào?
HS trả lời:
(Hình ảnh hoạt động trải nghiệm của học sinh phụ lục 6.2)
Kết quả đạt được: Lòng biết ơn bao trùm cả vũ trụ, từ những điều rất nhỏ trong cuộc sống hàng ngày ta dễ bỏ qua nhưng chính nó đã giúp cho ta có những điều lớn lao. Qua hoạt đồng trải nghiệm các em được học, được vui, được nhận thức đầy đủ về lòng biết ơn. Có những cái hữu hình như cho và nhận rồi nói lời cảm ơn, thì có những cái vô hình các em đã nhận ra trong quá trình thực hành. Cảm ơn đất, cảm ơn nguồn nước, cảm ơn khí trời, cảm ơn thời gian, cảm ơn sự chờ đợi, cảm ơn người cho giống, gieo giống, cảm ơn người tạo ra sản phẩm, … Hoạt động rất thực tế giúp các em biết trân quý thành quả lao động của mình, từ đó biết trân quý những gì bản thân được thụ hưởng hàng ngày từ thiên nhiên, từ gia đình, bè bạn. Tất cả trong một mỗi quan hệ với đời sống lòng biết ơn là luật hấp dẫn, biết ơn càng nhiều thì ta càng đủ đầy nhiều hơn. Nhận thức sâu sắc như vậy chính là các em đã hiểu đúng bản chất lòng biết ơn.
* Kết quả đạt được của các hoạt động trải nghiệm:
- HS được hình thành và phát triển phẩm chất: yêu nước (HS thấy được những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc từ đó thêm tự hào, yêu quý những giá trị ấy), nhân ái (yêu và tin tưởng bản thân, gia đình, bạn bè, thầy cô, mái trường và những con người sống xung quanh, yêu nghề nghiệp các em mong muốn sau này, yêu các hoạt động các em được trải nghiệm), trách nhiệm (tuân thủ các quy định cho các giờ ngoại khóa, thấy được vai trò của bản thân trong tập thể lớp, trong xã hội), chăm chỉ (ngồi lắng nghe hoặc tập trung tích lũy kiến thức, tích cực luyện tập để làm tốt những hoạt động được trải nghiệm)…
- HS được hình thành và phát triển năng lực tự chủ và tự học (tự quyết định cách tổ chức, tiến hành để tham gia hoạt động hoặc làm sản phẩm của cuộc thi),
26
năng lực giao tiếp và hợp tác (giao tiếp và hợp tác với các bạn trong lớp, với toàn trường, với các nhân vật được nói đến trong các câu chuyện, với những người được mời đến nói chuyện, với ban giám khảo cuộc thi,…), năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo (tìm ra cách thực hiện tốt nhất ở mỗi hoạt động), năng lực ngôn ngữ (năng lực viết và nói khi chia sẻ với mọi người tham gia trong buổi ngoại khóa hoạt động trải nghiệm hoặc giao tiếp với đội, nhóm,…), năng lực thẩm mỹ (thấy được những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, biết trình bày một cách ấn tượng, độc đáo, hấp dẫn trả lời với ban giám khảo,…), năng lực thể chất (các em được rèn luyện thể chất thông qua các phong trào thể dục thể thao, các hoạt động tổ chức,),…