HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
1. Mục tiêu: Tạo không khí cởi mở, tâm thế sẵn sàng cho tiết sinh hoạt, nắm được
tiến trình của tiết học.
2. Nội dung
Hát tập thể: “Đón bình minh”- Phạm Duy Anh. (trên nền nhạc có sẵn – GV trình chiếubằng powerpoint)
GV: Vâng. “… Vì cuộc sống đâu là dễ dàng và những khó khăn còn vô vàn. Để thử thách ta lòng vững vàng … Nếu như có đôi lúc ta thấy giấc mơ này chợt như quá xa. Hãy nhớ lí do mà ta bắt đầu. … Vì lòng quyết tâm còn vô bờ … Và đỉnh cao vẫn đón chờ. Chờ ngày ta bước chân lên ĐÓN BÌNH MINH”. Đón bình minh là cái tên mang tính ẩn dụ với ngụ ý nếu chúng ta có ý chí và có nghị lực thì phía cuối con đường sẽ là “ánh sáng” của sự thành công. Lời bài hát kết hợp với hình ảnh minh họa (hình ảnh thầy Trần Bình Phục – Đại sứ truyền cảm hứng WeChoice Awards 2016, với hành trình sáu năm đứng lớp dạy 0 đồng cho các em nhỏ người dân tộc Khmer không biết chữ trên đảo Hòn Chuối, nằm trên vùng biển Tây nam tổ quốc, mặc cho căn bệnh ung thư đang gây khó cho bản thân. Hình ảnh của vận động viên khuyết tật môn cử tạ Lê Văn Công, anh là vận động viên Việt Nam đầu tiên đoạt huy chương vàng Paralympic, đồng thời lập kỷ lục thế giới trong môn cử tạ dành cho vận độngviên người khuyết tật tại Rio de Janeiro vào năm 2016.) cho ta thấy nghị lực vượt khó để bước lên đỉnh thành công, giống như cảm giác tuyệt vời khi được đón ánh bình mình vào mỗi sớm ban mai. Một thông điệp vô cùng tích cực, hi vọng cô và các em sẽ làm được như vậy.
- GV Thông qua nội dung sinh hoạt:
1. Báo cáo sơ kết tuần 4 và triển khai nội dung, kế hoạch tuần 5 2. Tìm hiểu chủ đề: “Biết ơn nghịch cảnh”
HOẠT ĐỘNG 2: SINH HOẠT LỚP
1. Mục tiêu
- Sơ kết, đánh giá tuần học và xây dựng kế hoạch cho tuần tiếp theo.
- Khen thưởng các học sinh có thành tích và nhắc nhở những em còn hạn chế.
2. Tổ chức dạy học
a. Lớp trưởng báo cáo sơ kết tuần:
+ Ưu điểm: học tập: sổ đầu bài đạt điểm tốt, nhiều bạn đạt điểm cao trong kiểm tra, như các bạn:
- Về nề nếp, tác phong: thực hiện tốt. - Về vệ sinh môi trường lớp học: sạch sẽ
- Thực hiện tốt an toàn giao thông khi đến trường. - BCS, BCH chi đoàn năng nổ, làm đều tay
+ Hạn chế: một số bạn còn đi chậm và còn nói chuyện riêng trong giờ học buổi chiều. - HS nhận xét bổ sung (nếu có)
b. Bí thư thông qua kế hoạch tuần tới
+ Tiếp tục phát huy những ưu điểm trong tuần qua về học tập, nề nếp, tác phong, vệ sinh môi trường lớp học, thực hiện an toàn giao thông.
+ Thi đua tuần học tốt, tháng học tốt để chào mừng ngày thành lập Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam 20/10
c. GVCN nhận xét:
+ Khen và chúc mừng kết quả lớp đã đạt được + Nhắc nhở một số HS còn vi phạm
+ Tuyên dương những HS đạt điểm cao, việc làm tốt và những HS có tiến bộ
HOẠT ĐỘNG 3: SINH HOẠT CHỦ ĐỀ
1. Mục tiêu
- Nâng cao hiểu biết cho học sinh về Lòng biết ơn nghịch cảnh: Mục tiêu, ý nghĩa, biểu hiện và cách thực hành lòng biết ơn.
- Rèn kĩ năng nói lời cảm ơn, viết nhật ký biết ơn.
2. Tổ chức dạy học a. Khởi động: a. Khởi động:
- GV cho HS xem một đoạn phim “Cuộc đời của Pi”: Mở đầu hoạt động chủ đề, mời cả lớp xem một đoạn phim (Trình chiếu powerpoint) Hoặc xem thước phim ngắn về người thực việc thực NICK VUJICIC.
- GV hỏi: Các em cảm nhận gì sau khi xem đoạn phim trên?
- HS trả lời... + Pi thật đáng thương + Pi thông minh + Pi giàu nghị lực - GV chốt:
Khi xem bộ phim “Cuộc đời của Pi” cho chúng ta thấy người ta dành ra hơn 100 triệu đôla để dựng bộ phim nhằm diễn tả một thông điệp sâu sắc là “Đừng đánh mất hy vọng”. Bộ phim kể về cuộc đời cậu bé tên Pi một mình trôi dạt giữa biển khơi, phải đối mặt với điều kiện khắc nghiệt, thiếu lương thực và nước uống, nhưng Pi không bỏ cuộc thậm chí trong lúc khó khăn nhất vẫn luôn có hy vọng sống sót và khát vọng sẽ trở về đất liền. Bởi vậy Pi dùng đủ mọi cách để chống chọi với biển và nhiều khó khăn trong suốt hành trình gian khổ đó. Cuối cùng cậu cũng được trở về nhà.
Vậy, theo em chúng ta nên có thái độ như thế nào trước nghịch cảnh và cần làm gì để vượt qua nghịch cảnh?
b. Hình thành kiến thức * Mục tiêu: * Mục tiêu:
14
* Tầm quan trọng của việc biết ơn nghịch cảnh
- Cho ta hiểu rằng nghịch cảnh là những khó khăn, những thất bại trong cuộc sống chúng ta gặp phải bắt buộc chúng ta phải đối mặt và vượt qua.
- Đối mặt nghịch cảnh cho ta trải nghiệm, kinh nghiệm, bài học, cho ta nhận ra giá trị của bản thân. Vì thế chúng ta biết ơn nghịch cảnh cho ta trưởng thành.
Vậy, vấn đề là làm thế nào để vượt qua nghịch cảnh với lòng biết ơn? Để giải đáp điều này mời các em cùng nhau thảo luận và tìm ra bài học từ bức tranh Vườn tâm hồn của Tác giả: Kỷ lục gia thế giới Trần Quốc Phúc
Bức tranh Vườn tâm hồn, học sinh thảo luận ý nghĩa bức tranh
Hoạt động: Thảo luận ý nghĩa bức tranh Vườn tâm hồn
C1: Bức tranh Vườn tâm hồn, chúng ta quan tâm tới những chi tiết của bức tranh? C2: Đặc điểm: vùng đất cây lớn lên, lá cây, quả, … nói lên được điều gì?
C3: Cảm nhận gì về những thông điệp từ các hạt giống mang hình trái tim? C4: Những bài học sâu sắc rút ra từ bức tranh trên?
Hoạt động: Tổ chức chơi trò chơi vui vẻ
Cho học sinh xem đoạn phim Pollyanna được Disney sản xuất vào năm 1960 có nhắc đến “Trò chơi vui vẻ”, và đoạn phim đó tác động rất lớn đên các em. Tôi tổ chức cho học sinh chơi trò chơi này. Để chơi trò chơi này các em phải tìm thật nhiều thứ khiến mình vui vẻ, đặc biệt là trong một tình huống tiêu cực tìm những thứ mình cảm thấy vui vẻ sẽ khiến giải pháp xuất hiện.
- Nội dung trò chơi.
Sáng nay đi học, xe hỏng giữa đường. Cùng một vấn đề, hiện tượng cho học sinh thử viết ra cả hai phương án: cảm thấy hạnh phúc và cảm thấy tiêu cực. Và sau đó cho học sinh nhận xét trong quá trình viết ra hoặc nói ra chỉ ra thì phương án nào cho ta có được sự đủ đầy trong cuộc sống.
- Học sinh thực hiện trò chơi, thời gian 5 phút. + HS trả lời……
Ví dụ: Cảm thầy tiêu cực: tại mẹ mua xe không tốt, tại đường ổ gà nhiều, tại nhà hang xóm kéo nè giữa đường ….
-> Chủ yếu đổ lỗi cho hoàn cảnh
Vi dụ: Cảm thấy hạnh phúc: bao ngày qua xe đã làm việc rất nhiều giờ nó cần nghỉ ngơi, Ngày mai mình nên cẩn thận kiểm tra xe trước khi đi, Mình nên bảo dưỡng xe thương xuyên, …
-> Suy nghĩ tích cực, không đổ lỗi cho hoàn cảnh mà nghĩ đến hướng giải quyết. + GV chốt: Như vậy, trong một khoảng thời gian rất ngắn, các em đã thực hành trò chơi vui vẻ. Một trải nghiệm đầy thú vị, cho ta thấy trước một vấn đề, hiện tượng diễn ra không như mong muốn, nếu chúng ta vui vẻ, lạc quan nhìn nhận vấn đề theo chiều hướng tích cực bao giờ cũng giúp chúng ta có được điều hạnh phúc hơn là chúng ta than thở, đổ lỗi, buồn rầu. Hỏng xe đến trường muộn, đó chỉ mới là chút xíu trở ngại trong vô vàn những trở lực cuộc sống. Một bài tập nho nhỏ và các em hãy nhân rộng lên dù gặp bất kỳ nghịch cảnh nào cũng hãy nhớ “chơi trò chơi vui vẻ” nhé. “Thày vì nguyền rửa bóng tối, hãy thắp lên một ngọn nến” (Benjamin Franklin). Với tất cả khả năng đó, chắc chắn các em sẽ thành công.
Hoạt động: Kết luận
- GV hỏi câu hỏi kết nội dung: Vậy, theo em làm thế nào để vượt qua nghịch cảnh đạt hiệu quả?
- HS trả lời….
- GV: (trình chiếu powerpoint): “Biết ơn nghịch cảnh”
HOẠT ĐỘNG 4:HOẠT ĐỘNG TỔNG KẾT
- GV: Nghịch cảnh chỉ là hòn sỏi lót đường. Đối mặt với nó ta tìm lối đi chữ không phải tìm lối thoát. Lòng dũng cảm, dám đối mặt, dám đấu tranh khắc phục khó khăn, vượt lên thử thách không e ngại, không né tránh như Amonimus cho rằng “Con đường gần nhất để ra khỏi gian nan là đi xuyên qua nó”. Những cũng có thể linh hoạt, mền dẻo “hãy học cách ứng xử như dòng sông: gặp trở ngại, nó vòng đường khác”. Dẫu biết không ai thích vị đắng hay chông gai, sóng gió của cuộc đời nhưng vẫn cảm ơn nó vì chính những điều ấy đã cho ta trưởng thành. Pi, NICK VUJICIC làm được, cô trò ta cũng làm được.
Chúc các bạn thành công!
- HS hát “Đường tới vinh quang” theo nền nhạc sẵn (trình chiếu powerpoint)
HOẠT ĐỘNG 5: HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ
- Đọc và nghiên cứu lại toàn bộ nội dung đã học.
16
- Chuẩn bị chủ đề sinh hoạt tuần tới.
---
SINH HOẠT LỚP GẮN VỚI CHỦ ĐỀ: “BIẾT ƠN ĐẤNG SINH THÀNH” “BIẾT ƠN ĐẤNG SINH THÀNH” I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Sơ kết tuần và xây dựng kế hoạch cho tuần tiếp theo.
- Sinh hoạt lớp gắn với nâng cao hiểu biết cho học sinh về lòng biết ơn, biết ơn cha mẹ người đã sinh ra ta xem ta hơn cả mạng sống của họ. Giúp học sinh nắm vững nội dung của lòng biết ơn, cách thực hành lòng biets ơn cha mẹ (đấng sinh thành)
2. Kỹ năng:
Rèn luyện kĩ năng cho bản thân.
3. Tư duy, thái độ:
- Tạo thói quen nói lời biết ơn, thực hành lòng biết ơn bằng những việc làm thực tế.