Kinh nghiệm tổ chức thực hiện hoạt động trải nghiệm

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) KINH NGHIỆM tổ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM TRONG dạy học PHẦN “CÔNG dân với KINH tế GDCD 11” NHẰM PHÁT HUY NĂNG lực SÁNG tạo CHO học SINH THPT (Trang 31 - 40)

II. Nội dung nghiên cứu

3.2.Kinh nghiệm tổ chức thực hiện hoạt động trải nghiệm

3. Một số kinh nghiệm tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học

3.2.Kinh nghiệm tổ chức thực hiện hoạt động trải nghiệm

Sau khi đã xây dựng được kế hoạch nhóm chúng tôi tiến hành tổ chức thực hiện kế hoạch. Khi tổ chức hoạt động trải nghiệm cần đảm bảo các nguyên tắc và theo tiến trình sau:

- Nguyên tắc 1: Đảm bảo mục tiêu dạy học: Hoạt động trải nghiệm sáng tạo phải giúp học sinh lĩnh hội, phát triển năng lực chung và năng lực đặc thù của bộ môn, rèn luyện kỹ năng sống. Mục tiêu này dùng để định hướng xuyên suốt trong quá trình tổ chức hoạt động

- Nguyên tắc 2: Đảm bảo khoa học: hoạt động trải nghiệm sáng tạo phải giúp học sinh chiếm lĩnh hệ thống tri thưc cơ bản, hiện đại về các lĩnh vực khoa học thông qua hoạt động trải nghiệm, phải được thiết kế theo định hướng phát triển năng lực tư duy khoa học, giúp học sinh tiếp xúc, hình thành và phát triển một số các phương pháp nghiên cứu khoa học

- Nguyên tắc 3: Đảm bảo tính sư phạm: Hoạt động trải nghiệm sáng tạo phải thể hiện tính vừa sức và phù hợp với tâm sinh lí học sinh, phải mang tính đặc trưng của môn học, gần gủi phù hợp với cách suy nghĩ, nhu cầu, sở thích của học sinh.

- Nguyên tắc thứ 4: Đảm bảo tính thực tiễn: Hoạt động trải nghiệm sáng tạo phải gắn liền với thực tiễn cuộc sống và có tính ứng dụng cao. Học sinh được học trong thực tiễn và bằng thực tiễn.

- Nguyên tắc 5: Đảm bảo tính đa dạng phong phú: Cần tạo ra nhiều loại hoạt động phù hợp với từng môi trường tổ chức đảm bảo cho học sinh được trải nghiệm, từ đó rút ra kiến thức và vận dụng sáng tạo vào các tình huống mới, tùy theo hoàn cảnh và đối tượng, tùy theo đặc trưng của nội dung mà khuyến khích các hình thức giáo dục trải nghiệm khác nhau. Giáo viên tạo ra những hoạt động trải

nghiệm cho học sinh và là người chỉ đạo, tổ chức, hướng dẫn học sinh trong quá trình tham gia hoạt động.

Tiến trình tổ chức hoạt động trải nghiệm gồm các bước cơ bản gồm:

+ Bước 1: Xác định cụ thể: Về tên chủ đề, thời gian, hình thức tổ chức hoạt động, đối tượng tham gia

+Bước 2: Trình Ban giám hiệu, xin ý kiến và đề xuất kinh phí, phương tiện đi lại

+ Bước 3: Sau khi được Ban giám hiệu đồng ý tôi đã xây dựng kế hoạch, liên hệ với các cơ sở sản xuất để đưa các em đến thăm quan.

+ Bước 4: Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm, triển khai đến học sinh kế hoạch đi trải nghiệm thực tế.

+ Bước 5: Tiến hành trải nghiệm

+ Bước 6: Báo cáo kết quả hoạt động trải nghiệm + Bước 7: Rút kinh nghiệm sau hoạt động trải nghiệm

Trong 7 bước trên, thì ở bước 1, bước 2, bước 3 và bước 4 chúng tôi đã thực hiện trong việc xây dựng kế hoạch, sau đây chúng tôi xin đi vào Bước 5: Tiến hành trải nghiệm:

* Đối với chủ đề 1: Tìm hiểu về các thành phần kinh tế ở địa phương Thị Xã Hoàng Mai.

Sau khi đã được Ban giám hiệu phê duyệt kế hoạch nhóm chúng tôi đã thông báo kế hoạch đến các lớp học sinh khối 11 và gửi kế hoạch đến các cơ sở sản xuất để họ nắm rõ nội dung cụ thể nhằm tạo điều kiện cho cô và các em học sinh.

Để thực hiện chủ đề này cần đảm bảo các nguyên tắc sau: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

Gv dạy ở các lớp 11 lấy danh sách HS tham gia trải nghiệm.

GV quán triệt một số nội dung trước, trong và sau khi các em tham gia trải nghiệm:

+ Trước khi tham gia trải nghiệm: Chuẩn bị điện thoại thông minh để quay, ghi âm, chụp ảnh, vở, bút để ghi chép…

+ Trong quá trình tham gia: Đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông, đảm bảo công tác phòng chống Covid-19, đảm bảo trật tự, nghiêm túc trong quá trình tham gia. Khi tham gia trải nghiệm cần mang theo điện thoại, bút, vở ghiđể chụp ảnh, ghi âm, quay vedio, ghi chép

+ Sau khi trải nghiệm HS về nhà hoàn thiện sản phẩm để tuần sau lên báo cáo trước lớp để các bạn trong lớp được biết.

- Gv phổ biến tiêu chí đánh giá.

- GV cung cấp các tư liệu hỗ trợ: tài liệu tham khảo, bản hướng dẫn thực hiện đánh giá.

- Các nhóm cử nhóm trưởng để điều hành, thực hiện các nhiệm vụ học tập của nhóm.

* Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về thành phần kinh tế nhà nước trên địa bàn Thị Xã

Hoàng Mai. Yêu cầu:

- Các HS trực tiếp đến nhà máy xi măng Hoàng Mai để tìm hiểu các thành phần kinh tế được giao để thu thập thông tin, hình ảnh, quay video về hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động trải nghiệm của học sinh…

- Sản phẩm hoàn chỉnh là bài báo cáo hoặc bản trình chiếu powerpoint hoặc video clip về doanh nghiệp…

* Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu về thành phần kinh tế tập thể trên địa bàn Thị Xã Hoàng Mai.

Yêu cầu:

- HS trực tiếp đến Quỹ tín dụng Quỳnh Xuân để tìm hiểu các thành phần kinh tế được giao để thu thập thông tin, hình ảnh, quay video về hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động trải nghiệm của học sinh…

- Sản phẩm hoàn chỉnh là bài báo cáo hoặc bản trình chiếu powerpoint hoặc video clip về doanh nghiệp…

* Nhiệm vụ 3: Tìm hiểu về thành phần kinh tế tư nhân trên địa bàn Thị Xã Hoàng Mai.

Yêu cầu:

- Các HS tìm hiểu các thành phần kinh tế này ngay trong chính gia đình mình, các em thu thập thông tin, hình ảnh, quay video về hoạt động sản xuất kinh doanh của gia đình mình hoặc của hàng xó, anh em.

- Sản phẩm hoàn chỉnh là bài báo cáo hoặc bản trình chiếu powerpoint hoặc video clip về doanh nghiệp…

* Nhiệm vụ 4: Tìm hiểu về thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài trên

địa bàn Thị Xã Hoàng Mai. Yêu cầu:

- Các nhóm trực tiếp đến các cơ sở sản xuất đó là nhà máy Thêu-Dệt Quỳnh Xuân để tìm hiểu các thành phần kinh tế được giao để thu thập thông tin, hình ảnh, quay video về hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động trải nghiệm của học sinh…

- Sản phẩm hoàn chỉnh là bài báo cáo hoặc bản trình chiếu powerpoint hoặc video clip về doanh nghiệp…

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập.

- HS tham gia trải nghiệm dưới sự hướng dẫn của giáo viên.

- GV liên hệ và dẫn HS trực tiếp đến tham quan các doanh nghiệp và thu thập thông tin, quay video, chụp ảnh…

- Xử lý các thông tin.

- Lập báo cáo và hoàn thiện sản phẩm báo cáo.

* HS thực hiện nhiệm vụ thứ nhất: Đến trải nghiệm tại nhà máy Xi măng Hoàng Mai. (Phụ lục 2)

Tại đây Cô và các em học sinh được Bác Trần Văn Hùng tiếp đón, dẫn đoàn đi tham quan nhà máy và giới thiệu về quy trình sản xuất xi măng của nhà máy. Đây là thành phần kinh tế Nhà nước.

(Ảnh Giáo viên môn GDCD dẫn học sinh đi trải nghiệm tại nhà máy Xi măng Hoàng Mai)

Đến đây học sinh không chỉ được nghe, mà còn tận mắt chứng kiến quy trình tạo ra xi măng như thế nào. Các em rất chăm chỉ vừa nghe, em thì chụp ảnh, em thì ghi âm, em thì quay…

Sau khi hoàn thành nhiệm vụ thứ nhất, cô và trò thực hiện nhiệm vụ thứ hai, trải nghiệm tại Quỹ tín dụng Quỳnh Xuân. Đây là thành phần kinh tế tập thể.

Ảnh GV và HS đến trải nghiệm tại Quỹ tín dụng Quỳnh Xuân

Đến đây chúng tôi được Bác Đậu Văn Thuần - Chủ tịch HĐQT Quỹ tín dụng Quỳnh Xuân đón tiếp, giới thiệu cho các em HS biết về mô hình kinh tế này (Phụ lục 3). HS nghiêm túc lắng nghe, ghi chép, chụp ảnh, ghi âm để về báo cáo với lớp.

Học sinh thực hiện nhiệm vụ thứ ba: Tìm hiểu về thành phần kinh tế tư nhân trên địa bàn Thị Xã Hoàng Mai.

Đối với thành phần kinh tế tư nhân giáo viên hướng dẫn học sinh về nhà tự tìm hiểu kinh tế của hộ gia đình (Có thể gia đình mình, có thể gia đình khác trên địa bàn các em sinh sống)

HS tự tìm hiểu và giới thiệu về quy trình làm thuốc lào của Phường Quỳnh Dị, Thị Xã Hoàng Mai.

(Ảnh HS đến trải nghiệm tìm hiểu về nghề làm thuốc lào ở Phường Quỳnh Dị)

* Để tìm hiểu về thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, cô trò chúng tôi đến trải nghiệm tại nhà máy Thêu – Dệt Quỳnh Xuân, đến đây chúng tôi cũng được anh Văn Đức Thảo, đại diện cho nhà máy tiếp đón và giới thiệu về mô hình kinh tế này để HS được biết. Đây là một thành phần dựa trên 100% vốn đầu tư nước ngoài.

(Ảnh HS đến trải nghiệm tại nhà máy Thêu – Dệt Quỳnh Xuân)

Như vậy là kết thúc một buổi trải nghiệm vui vẻ, bổ ích và đầy ý nghĩa. Nhiệm vụ học sinh là về nhà hoàn thiện sản phẩm để tiết học thực hành vào tuần tới sẽ báo cáo với học sinh cả lớp.

Đối với chủ đề 2: Tìm hiểu về các mô hình sản xuất, kinh doanh, hàng hóa, thị trường ở địa phương.

Sau khi nhận nhiệm vụ theo sự hướng dẫn của giáo viên, mỗi lớp chia thành 4 nhóm, tìm hiểu 4 nội dung như trong kế hoạch. Các nhóm tiến hành trải nghiệm:

- Nhóm 1: Tìm hiểu về nghề mộc ở Xã Quỳnh Hưng, Huyện Quỳnh Lưu

(Ảnh HS Nhóm 1- lớp 11A4 tham gia trải nghiệm tại cơ sở làm nghề mộc của Anh Hòa Xã Quỳnh Hưng, Huyện Quỳnh Lưu)

- Nhóm 2 đi trải nghiệm cơ sở sản xuất, chế biến nước mắm ở Xã Sơn Hải, Huyện Quỳnh Lưu.

(Ảnh HS Nhóm 2- lớp 11A4 tham gia trải nghiệm tại cơ sở làm nghề nước mắm của bà Khoan Xã Sơn Hải, Huyện Quỳnh Lưu)

- Nhóm 3: Đi trải nghiệm tìm hiểu về tình hình kinh doanh, lưu thông hàng hóa trên thị trường tại địa phương

(Ảnh HS nhóm 3 đi trải nghiệm tìm hiểu về tình hình kinh doanh, lưu thông hàng hóa trên thị trường tại địa phương)

HS đi trải nghiệm và các em đã tiến hành khảo sát, kết quả như sau:

- Nhóm 4 đi trải nghiệm tìm hiểu về tình hình cung – cầu hàng hóa trên thị trường tại địa phương.

(Ảnh học sinh nhóm 4 - Lớp 11A4 đi trải nghiệm tìm hiểu về tình hình cung - cầu hàng hóa trên thị trường tại địa phương)

50% 32%

14% 4%

BIỂU ĐỒ KHẢO SÁT NHU CẦU HÀNG HÓA CỦA 100 NGƯỜI Ở

HUYỆN QUỲNH LƯU

THỰC PHẨM ĐỒ Y TẾ

Với hoạt động này,chúng tôi nhận thấy có một số ưu điểm và hạn chế sau: - Về ưu điểm:

+ Phát huy được tính tích cực, năng động sáng tạo của học sinh, học sinh hào hứng, tích cực hơn.

+ Với hoạt động này có thể huy động được đông đảo học sinh tham gia, vì không giới hạn số lượng người tham gia; Tiết kiệm kinh phí cho nhà trường, cho lớp và cho cá nhân các em học sinh (ở chủ đề 2: Tìm hiểu về các mô hình sản xuất, kinh doanh, hàng hóa, thị trường ở địa phương)

Với phương pháp này tôi nhận thấy thông qua việc tham gia trải nghiệm các em đã được rèn luyện các năng lực như:

+ Năng lực sáng tạo: Trong quá trình tham gia trải nghiệm các mô hình sản xuất, kinh doanh sẽ phát huy được tính sáng tạo của các em.

+ Năng lực giải quyết vấn đề: HS biết cách giải quyết những vấn đề đặt ra trong quá trình trải nghiệm và trong cuộc sống .

+ Năng lực giao tiếp: Rèn luyện cho học sinh tính mạnh dạn, tự tin, hình thành năng lực giao tiếp giữa HS với chủ các cơ sở sản xuất, giữa HS với HS, giữa HS với GV

+ Năng lực tự học: HS tự suy nghĩ và tự tìm hiểu các mô hình sản xuất, kinh doanh.

+ Năng lực tự quản lí: HS biết quản lí thời gian để không ảnh hưởng đến kết quả chung của nhóm.

+ Năng lực tự nhận thức, tự điều chỉnh hành vi phù hợp với các chuẩn mực đạo đức xã hội và các tình huống xảy ra trong quá trình tham gia trải nghiệm.

+ Năng lực tự chịu trách nhiệm và thực hiện trách nhiệm công dân với cộng đồng, đất nước: Thông qua việc trải nghiệm các em được thể hiện trách nhiệm của mình đối với gia đình và xã hội. Tích cực tham gia các hoạt động sản xuất, kinh doanh tại gia đình.

- Hạn chế:

+ Trong quá trình tham gia trải nghiệm học sinh đi lại trên đường nhiều, độ an toàn sẻ không cao.

+ Trong điều kiện dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, việc triển khai thực hiện hoạt động trải nghiệm gặp khó khăn.

Tóm lại: Với phương pháp này tôi nhận thấy học sinh vui vẻ, lớp học sôi nổi hơn, học sinh hứng thú hơn, thay đổi được không khí trong lớp học. HS sẽ được rèn luyện tính mạnh dạn, tư tin, khả năng giao tiếp và khả năng diễn đạt trước đám

đông. Học sinh được trải nghiệm, được làm, được thể hiện bản thân. Vì vậy chúng ta cần nhân rộng phương pháp này.

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) KINH NGHIỆM tổ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM TRONG dạy học PHẦN “CÔNG dân với KINH tế GDCD 11” NHẰM PHÁT HUY NĂNG lực SÁNG tạo CHO học SINH THPT (Trang 31 - 40)