Kinh nghiệm báo cáo, đánh giá hoạt động trải nghiệm

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) KINH NGHIỆM tổ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM TRONG dạy học PHẦN “CÔNG dân với KINH tế GDCD 11” NHẰM PHÁT HUY NĂNG lực SÁNG tạo CHO học SINH THPT (Trang 40 - 45)

II. Nội dung nghiên cứu

3.3.Kinh nghiệm báo cáo, đánh giá hoạt động trải nghiệm

3. Một số kinh nghiệm tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học

3.3.Kinh nghiệm báo cáo, đánh giá hoạt động trải nghiệm

3.3.1. Báo cáo kết quả hoạt động trải nghiệm

HS thực hiện Bước 6: Báo cáo kết quả hoạt động trải nghiệm - Đại diện các nhóm báo cáo, trình bày, giới thiệu sản phẩm nhóm.

- Các nhóm còn lại theo dõi, quan sát và lắng nghe để nhận xét sản phẩm của nhóm bạn. Hoặc

Sau khi các em đã được đi trải nghiệm, nhiệm vụ của các em là hoàn thành sản phẩm bằng Powerpoint để vào tiến thực hành các em báo cáo trước lớp.

Đối với chủ đề 1: Tìm hiểu về các thành phần kinh tế ở địa phương.

Đại diện các em học sinh được đi trải nghiệm báo cáo sản phẩm cho lớp nghe

(Ảnh học sinh báo cáo kết quả sau khi các em đi trải nghiệm trước lớp)

HS cả lớp lắng nghe và cho ý kiến nhận xét GV nhận xét, bổ sung một số ý còn thiếu

Đối với chủ đề 2: Tìm hiểu về các mô hình sản xuất, kinh doanh, hàng hóa, thị trường ở địa phương.

* Nhóm 1: Báo cáo kết quả của nhóm mình: Tìm hiểu về nghề làm Mộc ở xã Quỳnh Hưng – Huyện Quỳnh Lưu

HS trình chiếu trên Tivi bản Powerpoint mà các em đã chuẩn bị

(Ảnh đại diện nhóm 1 trình bày về kết quả trải nghiệm tìm hiểu nghề mộc)

HS: Các nhóm khác nhận xét, bổ sung

GV: Nhận xét, cho điểm sự tham gia của các thành viên trong nhóm

* Nhóm 2: Báo cáo về sản phẩm ghề làm nước mắm ở xã Sơn Hải- Huyện Quỳnh Lưu

HS trình chiếu trên Tivi bản Powerpoint mà các em đã chuẩn bị

(Ảnh Em Hồ Đình Kiên- đại diện cho nhóm 2 lên bảng trình bày sản phẩm của nhóm mình)

HS các nhóm khác nhận xét. GV đánh giá và cho điểm.

* Nhóm 3: Đại diện nhóm 3 lên bảng trình bày về tình hình kinh doanh, lưu thông hàng hóa tại địa phương.

(Ảnh đại diện nhóm 3 lên trình bày kết quả trải nghiệm của nhóm mình tìm hiểu tình hình lưu thông, trao đổi hàng hóa)

HS các nhóm khác nhận xét. GV nhận xét và cho điểm.

* Nhóm 4: Đại diện nhóm 4 trình bày về tình hình cung – cầu hàng hóa tại địa phương.

(Ảnh đại diện nhóm 4 lên trình bày kết quả trải nghiệm của nhóm mình tìm hiểu tình hình cung – cầu hàng hóa trên thị trường)

HS các nhóm khác nhận xét. GV nhận xét cho điểm.

3.3.2. Tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm sau hoạt động.

Thực hiện Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ.

- GV nhận xét, đánh giá về sản phẩm và quá trình thực hiện của các nhóm.

- Căn cứ vào các tiêu chí đánh giá sản phẩm của học sinh giáo viên chấm điểm cho các nhóm và cho từng cá nhân cụ thể. GV lấy con điểm này làm điểm kiểm tra thường xuyên nên học sinh rất vui và rất hào hứng.

GV xây dựng tiêu chí đánh giá như sau:

PHIẾU ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM

Tên sản phẩm: ……….. Nhóm (học sinh) được đánh giá:... Nhóm đánh giá:...

Nội dung đánh giá Thang điểm Người đánh giá Nhóm thực hiện Nhóm đánh giá GV đánh giá 1) Ý tưởng 15 Độc đáo, sáng tạo, sắp xếp hợp lý. 15 Hay, sáng tạo, nhưng sắp xếp chưa hợp

lý 10

Thiếu ý tưởng sáng tạo, sắp xếp rời rạc. 5

2) Nội dung 40

Chính xác, đầy đủ, có tính giáo dục, thuyết

phục 30

Chính xác, đầy đủ, nhưng chưa thuyết phục 20 Thiếu chính xác, chưa đầy đủ, thiếu

thuyết phục. 15

3) Hình thức báo cáo 15

Phong phú, bố cục hợp lí, không có lỗi

chính tả. 15

Phong phú, bố cục hợp lý, có sai lỗi

chính tả. 10

Phong phú, bố cục chưa hợp lý, sai lỗi

chính tả. 8

Nhiều thành viên nhóm cùng trình bày, có tính thuyết phục, hấp dẫn, Thời gian

đảm bảo, hợp lí giữa các phần. 10 Đại diện nhóm trình bày, thuyết phục,

hấp dẫn. Thời gian đảm bảo, thời gian

giữa các phần chưa hợp lí. 7

Đại diện nhóm trình bày, ít thuyết phục, hấp dẫn. Thừa hoặc thiếu thời gian. 5

5) Nhận xét, góp ý, trả lời phản biện

các nhóm 15

Nhóm nhận xét, góp ý hay, không trùng

lặp; trả lời câu hỏi thuyết phục. 15 Nhóm nhận xét, góp ý hay, ít trùng lặp;

trả lời câu hỏi tương đối thuyết phục. 10 Nhóm nhận xét, góp ý không hay,

thường trùng lặp các nhóm; trả lời câu hỏi chưathuyết phục.

5

Tổng điểm 100

Điểm trung bình

Sau khi tổ chức hoạt động trải nghiệm theo hai chủ đề như trên, nhóm chuyên môn của chúng tôi họp nhóm để đánh giá, rút kinh nghiệm, chúng tôi nhận thấy việc tổ chức trải nghiệm theo hai chủ đề này có ưu điểm và hạn chế sau:

* Ưu điểm:

- Đối với chủ đề thứ 1:

+ Giáo viên tổ chức cho học sinh đi chung theo đoàn, mỗi lớp 4 em tổng cả khối 11 là 8 lớp x 4=32 em, Nhà trường thuê xe 35 chỗ gồm 32 HS và 2 cô đi cùng để hướng dẫn và quản lý HS nên độ an toàn khi các em đi trên đường sẻ cao hơn, vui hơn, tạo tính trang trọng của chuyến đi. Nâng cao tầm quan trọng của môn học, xóa bỏ thành kiến trước đây vẫn hay gọi là “môn phụ”.

+ Hoạt động được tổ chức một cách bài bản, có người tiếp đón, giới thiệu về các cơ sở sản xuất, học sinh sẻ được lĩnh hội được nhiều kiến thức hơn.

+ HS nghiêm túc hơn trong việc thực hiện nhiệm vụ mà giáo viên giao + HS hào hứng và yêu thích môn học hơn

+ HS tự tổ chức đi theo nhóm nên các em tranh thủ sắp xếp đi vào ngày nghỉ đỡ mất thời gian của cô và cả lớp nói chung

+ Không tốn kém về kinh phí

+ HS chủ động, tích cực hơn, rèn luyện cho các em tình tự lập, tự chủ không trông chờ, không ỉ lại.

+ Rèn cho các em tính sáng tạo, kỷ năng xử lý thông tin, kỹ năng giao tiếp... * Hạn chế:

- Đối với chủ đề thứ 1:

+ Tốn kém kinh phí vì phải thuê xe - Đối với chủ đề thứ 2:

+ Vì HS tự tổ chức đi nên độ an toàn không cao

+ Kiến thức HS lĩnh hội được sẻ không được nhiều vì không có người tổ chức, hướng dẫn, không có người tiếp đón, giới thiệu về cơ sở snr xuất.

Từ phân tích ưu điểm và hạn chế trên chúng tôi thấy ưu điểm vẫn chiếm ưu thế, nên cần phát huy hoạt động này ở các năm tiếp theo.

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) KINH NGHIỆM tổ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM TRONG dạy học PHẦN “CÔNG dân với KINH tế GDCD 11” NHẰM PHÁT HUY NĂNG lực SÁNG tạo CHO học SINH THPT (Trang 40 - 45)