Kết quả thực nghiệm sư phạm

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) KINH NGHIỆM tổ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM TRONG dạy học PHẦN “CÔNG dân với KINH tế GDCD 11” NHẰM PHÁT HUY NĂNG lực SÁNG tạo CHO học SINH THPT (Trang 45 - 50)

II. Nội dung nghiên cứu

4.Kết quả thực nghiệm sư phạm

Sau khi tiến hành trải nghiệm, tôi đã lấy kết quả báo cáo của các em làm điểm kiểm tra thường xuyên và tôi so sánh giữa hai lớp: Lớp đối chứng làm bài kiểm tra tự luận và lớp thực nghiệm báo cáo kết quả đi trải nghiệm, tôi chọn ngẫu nhiên bốn lớp, gồm hai lớp đối chứng và hai lớp thực nghiệm và kết quả như sau:

Bảng 4.1. Kết quả bài kiểm tra thường xuyên học kỳ 1 của lớp ĐC và lớp TN Lớp Số HS Điểm Điểm TB 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ĐC1 11A3 40 3 7 20 8 2 0 7,0 TN1 11A4 41 2 24 11 4 8,4 ĐC2 11A8 42 2 5 23 11 2 0 7,3 TN2 11A7 42 3 25 11 3 8.3

Bảng 4.2. Phân loại bài kiểm tra thường xuyên học kỳ 1 của lớp ĐC và lớp TN

Lớp

Phân loại kết quả học tập của học sinh

Yếu kém 0-4 điểm Trung bình 5-6 điểm Khá 7-8 điểm Giỏi 9-10 điểm Số HS Tỷ lệ % Số HS Tỷ lệ % Số HS Tỷ lệ % Số HS Tỷ lệ % ĐC1 0 0 10 25 28 70 2 5 TN1 0 0 0 0 26 63,4 15 36,6 ĐC2 0 0 7 16,6 33 78,5 2 4,8 TN2 0 0 0 0 28 66,7 14 33,3 Bảng 4.3. Tỷ lệ xếp loại học lực của lớp ĐC và lớp TN

- Dựa trên các kết quả thực nghiệm sư phạm cho thấy chất lượng học tập của học sinh lớp thực nghiệm cao hơn học sinh lớp đối chứng, điều đó thể hiện ở các điểm sau:

+ Tỉ lệ % học sinh trung bình của lớp thực nghiệm không có so với lớp đối chứng.

+ Tỉ lệ % học sinh khá, giỏi của lớp thực nghiệm là cao hơn so với lớp đối chứng.

- Đối với lớp dạy thực nghiệm 11A4, 11A7

Thông qua hoạt động trải nghiệm học sinh được phát triển 5 phẩm chất và 10 năng lực cốt lõi của học sinh THPT, đó là:

+ Năm phẩm của học sinh trong chương trình giáo dục phổ thông tổng thể gồm: Yêu nước, chăm chỉ, nhân ái, trung thực, trách nhiệm.

Yêu nước: Các em biết yêu những thành quả lao động do con người đã tạo ra, yêu thiên nhiên, yêu những di sản của dân tộc.

Chăm chỉ: HS biết tích cực tham gia sản xuất cùng với gia đình, chăm chỉ làm việc, hăng say học hỏi, nhiệt tình tham gia các công việc chung.

Nhân ái: Các em biết yêu thương, đùm bọc với mọi người, yêu cái đẹp, yêu cái thiện, cảm thông, độ lượng, sẵn sàng giúp đỡ người khác.

Trung thực: HS thật thà hơn, trung thực hơn trong việc tham gia trải nghiệm và báo cáo sản phẩm.

Trách nhiệm: Trước nhiệm vụ cô giao, HS làm việc một cách chủ động, tích cực hơn, có tinh thần, trách nhiệm cao.

+ 10 năng lực cốt lõi của HS đó là: Năng lực chung và năng lực chuyên môn. Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học; Kỹ năng giao tiếp và hợp tác nhóm với các thành viên khác; Giải quyết vấn đề theo nhiều cách khác nhau một cách sáng tạo và triệt để.

Năng lực chuyên môn: Năng lực ngôn ngữ; Tính toán; Tin học; Thể chất; Thẫm mĩ; Công nghệ; Tìm hiểu tự nhiên và xã hội.

Thay vì tiếp thu thụ động như trước đây, giờ đây học sinh đã chủ động tham gia vào việc tìm kiếm tri thức của bài học, hoạt động học tập của học sinh diễn ra sôi nổi, không gây cảm giác khó chịu, điều đó làm cho các tiết học không còn nhàm chán. Việc sử dụng các phương pháp dạy học tích cực đã kích thích được sự hứng thú của học sinh trong quá trình học chủ đề. Các em thấy tự tin hơn và mong muốn tìm tòi, khám phá tri thức, hình thành được khả năng tự học, tự nghiên cứu các vấn đề do giáo viên yêu cầu, những điều mà học sinh học được nhiều hơn không chỉ là kiến thức mà quan trọng là các em được trang bị cả kĩ năng sống như kĩ năng làm việc theo nhóm, kĩ năng sống hòa nhập với cộng đồng, kĩ năng quản lí, điều hành công việc, kĩ năng hùng biện, diễn thuyết trước đám đông, kĩ năng xử lí tình huống... đó là những kĩ năng cần thiết của con người trong thời đại ngày nay.

- Đối với lớp đối chứng 11A3, 11A8

Việc kiểm tra thường xuyên ở lớp đối chứng thường là kiểm tra tự luận hoặc trắc nghiệm. Vì vậy mà không gây hứng thú học tập cho học sinh. Khả năng vận

dụng kiến thức đã học vào cuộc sống, khả năng hợp tác để hoàn thành nhiệm vụ học tập, là rất hạn chế. Một số học sinh học làm bài một cách thụ động, dựa dẫm vào tài liệu, sách giá khoa..

Không chỉ phản ánh bằng con điểm mà qua khảo sát tâm tư, nguyện vọng của học sinh tôi thu được kết quả như sau: Tôi khảo sát học sinh bằng cách soạn câu hỏi khảo sát học sinh trong Google mail sau đó gửi đường link vào zalo cho các em để các em tham gia khảo, như hình ở dưới:

Đường link như sau: https://docs.google.com/forms/d/15RyuTKEnLG- XWspCpMFxBj3MN59MYCruZH58CiINKuw/edit?usp=sharing

Ngoài khảo sát học sinh, tôi còn khảo sát giáo viên dạy môn GDCD trên địa bàn Thị Xã Hoàng Mai và một số GV của trường Quỳnh Lưu 1 và Quỳnh Lưu 3, kết quả như sau:

Không những thế thông qua HĐTN các em còn được tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau (Phụ lục 8)

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) KINH NGHIỆM tổ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM TRONG dạy học PHẦN “CÔNG dân với KINH tế GDCD 11” NHẰM PHÁT HUY NĂNG lực SÁNG tạo CHO học SINH THPT (Trang 45 - 50)