PHẦN III: KẾT LUẬN 1 Kết luận

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) đổi mới KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ môn LỊCH sử THÔNG QUA sản PHẨM dự án học tập của học SINH có sử DỤNG CHỦ đề TRONG CHƯƠNG TRÌNH LỊCH sử địa PHƯƠNG (Trang 43 - 46)

- Kết quả khảo sát mong muốn của học sinh về hình thức kiểm tra, đánh giá trong môn Lịch sử:

PHẦN III: KẾT LUẬN 1 Kết luận

1. Kết luận

Trong bối cảnh nước ta đang công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và xu thế hội nhập toàn cầu, chủ trương đổi mới giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh của Bộ Giáo dục & Đào tạo là chủ trương đúng đắn và hết sức cần thiết. Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đang và sẽ tiến hành là sự hiện thực hóa chủ trương đó. Chúng tôi thực hiện đề tài này cũng là sự tiếp cận Chương trình giáo dục phổ thông 2018 nói trên. Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi đã nghiên cứu một cách nghiêm túc các công văn, chỉ thị, thông tư của ngành giáo dục về đổi mới mục tiêu, phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá. Đặc biệt chúng tôi nghiên cứu sâu mô đun 3 " Kiểm tra, đánh giá học sinh THPT theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực môn Lịch sử" trên..., thông tư số 26/2020/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 08 năm 2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 12 năm 2011 và thông tư số 22/2021/TT- BGDĐT, ngày 20 tháng 7 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo v/v quy định về đánh giá học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông để nắm vững chủ trương đổi mới về kiểm tra, đánh giá của Bộ nói chung và quy trình thực hiện kiểm tra, đánh giá bằng phương pháp dự án nói riêng. Chúng tôi cũng tiến hành khảo sát và đánh giá khách quan, nghiêm túc thực trạng kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh cũng như thực trạng dạy học lịch sử dịa phương ở các trường THPT trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Trêm cơ sở những căn cứ khoa học đó, chúng tôi đã:

- Xây dựng được quy trình thực hiện kế hoạch kiểm tra, đánh giá môn Lịch sử theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh bằng phương pháp dự án nói chung và cụ thể hóa quy trình đó ở một tiết kiểm tra, đánh giá cụ thể. Quy trình này được trình bày rõ ràng, khoa học, tạo cái khung cho đồng nghiệp có thể dựa vào đó để thực hiện các tiết kiểm tra, đánh giá khác

- Đề xuất được các nội dung lịch sử địa phương cần lồng ghép vào nội dung lịch sử dân tộc để phục vụ cho việc kiểm tra, đánh giá theo phương pháp dự án.

- Tổ chức thực nghiệm cho học sinh thực hiện dự án theo đúng quy trình đã xây dựng và đánh giá được kết quả thực nghiệm.

Thực hiện kiểm tra, đánh giá thông qua sản phẩm dự án học tập của học sinh có sử dụng chủ đề trong chương trình lịch sử địa phương sẽ giúp hình thành và bồi dưỡng năng lực vận dụng kiến thức môn học vào thực tiễn cuộc sống cũng như nhiều năng lực quan trọng khác của học sinh như năng lực hợp tác, năng lực ngôn ngữ, tin học, năng lực tư duy, giải quyết vấn đề sáng tạo,..

Quá đó, giáo viên có thể đánh giá học sinh toàn diện hơn nhiều phương pháp kiểm tra, đánh giá khác. Bên cạnh phát triển năng lực, phương pháp kiểm tra, đánh giá này còn bồi dưỡng cho các em phẩm chất chăm chỉ, trung thực, ..., đặc biệt là lòng tự hào, trân trọng và có trách nhiệm giữ gìn, phát huy những truyền thống, thành quả tốt đẹp của quê hương. Thực sự đề tài mà chúng tôi thực hiện có ý nghĩa thực tiễn rất lớn, phù hợp với bối cảnh, chủ trương đổi mới hiện nay của ngành.

Đề tài này chúng tôi mới tổ chức thực nghiệm ở một số tiết kiểm tra, đánh giá học sinh trường THPT Nam Đàn 1. Tuy nhiên, trên khung kế hoạch tiết kiểm tra, đánh giá bằng phương pháp dự án mà chúng tôi đã xây dựng thì đề tài này có thể áp dụng rộng rãi trong các trường phổ thông, không chỉ dành cho môn Lịch sử mà còn có thể vận dụng cho các môn học khác.

Tuy nhiên, phương pháp kiểm tra, đánh giá nào cũng có ưu điểm và hạn chế của nó. Thực hiện phương pháp kiểm tra, đánh giá bằng dự án này, giáo viên và học sinh mất khá nhiều thời gian, công sức và cả kinh phí thực hiện. Để thực hiện phương pháp này nó đòi hỏi giáo viên phải có lòng yêu nghề, có tinh thần muốn đổi mới, sáng tạo, chăm chỉ, nghiêm túc trong công việc, vì sự phát triển của học sinh. Giáo viên cần chuẩn bị một kế hoạch cho tiết kiểm tra, đánh giá cẩn thận, chu đáo theo các bước như chúng tôi đã vạch ra, biết khơi dậy cho học sinh mong muốn thực hiện dự án. Nó cũng cần sự phối hợp của nhà trường, phụ huynh và nhiều tổ chức, cơ quan,... nơi học sinh đến thực hiện dự án.

2. Kiến nghị:

Từ thực tế đó, để đề tài của chúng tôi được áp dụng tốt trong hoạt động kiểm tra, đánh giá của giáo viên các trường phổ thông, chúng tôi mạnh dạn kiến nghị:

Một là, đề nghị Sở Giáo dục & Đào tạo Nghệ An đưa ra chủ trương thực hiện kiểm tra, đánh giá bằng phương pháp dự án trong các môn học, thực hiện thông tư 26 và 20 của Bộ giáo dục & Đào tạo về kiểm tra, đánh giá. Đây là cơ sở pháp lí để giáo viên các trường phổ thông thực hiện.

Hai là, các trường phổ thông đưa vấn đề kiểm tra, đánh giá bằng phương pháp dự án vào trong kế hoạch chuyên môn của nhà trường hàng năm và tạo điều kiện về thời gian, có thể hỗ trợ về phương tiện, kinh phí cho giáo viên và học sinh thực hiện.

Ba là, phụ huynh học sinh ủng hộ các em về tinh thần và vật chất, không coi môn Lịch sử là môn học "phụ", tạo điều kiện cho học sinh thực hiện tốt dự án học tập.

Bốn là, các địa phương, di tích, cơ quan- nơi có các công trình học sinh muốn đến tìm hiểu- sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các em trong quá trình thực hiện dự án.

Cuối cùng, chúng tôi hy vọng sáng kiến kinh nghiệm của chúng tôi được áp dụng rộng rãi trong các trường phổ thông để giá trị của nó được phát huy, góp phần thực hiện mục tiêu đổi mới giáo dục của ngành. Sáng kiến này cũng là dịp để chúng tôi tổng kết hoạt động thực tiễn, rút kinh nghiệm. Tuy nhiên, sáng kiến còn có nhiều hạn chế, thiếu sót. Rất mong được sự góp ý của hội đồng khoa học xét duyệt và của bạn đọc để chúng làm tốt hơn trong công tác chuyên môn của mình.

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) đổi mới KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ môn LỊCH sử THÔNG QUA sản PHẨM dự án học tập của học SINH có sử DỤNG CHỦ đề TRONG CHƯƠNG TRÌNH LỊCH sử địa PHƯƠNG (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(52 trang)