Gợi ý về mục tiêu và bộ câu hỏi định hướng tiết kiểm tra, đánh giá bằng dự án một số chủ đề trong chương trình lịch sử địa phương:

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) đổi mới KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ môn LỊCH sử THÔNG QUA sản PHẨM dự án học tập của học SINH có sử DỤNG CHỦ đề TRONG CHƯƠNG TRÌNH LỊCH sử địa PHƯƠNG (Trang 50 - 52)

- Kết quả khảo sát mong muốn của học sinh về hình thức kiểm tra, đánh giá trong môn Lịch sử:

2. Gợi ý về mục tiêu và bộ câu hỏi định hướng tiết kiểm tra, đánh giá bằng dự án một số chủ đề trong chương trình lịch sử địa phương:

dự án một số chủ đề trong chương trình lịch sử địa phương:

1.1. Kế hoạch kiểm tra, đánh giá thông qua sản phẩm dự án học tập với với

chủ đề: Một số nhân vật lịch sử tiêu biểu ở Nghệ An trong sự nghiệp đấu tranh giành và bảo vệ độc lập dân tộc trong giai đoạn lịch sử từ thế kỉ VIII đến thế kỉ XIX.

* Mục tiêu của tiết kiểm tra, đánh giá

- Năng lực lịch sử:

+ Khai thác và sử dụng các tư liệu lịch sử để tìm hiểu về một nhân vật lịch sử và di tích lịch sử- văn hóa trên địa bàn tỉnh Nghệ An liên quan đến cuộc

đời và sự nghiệp của nhân vật đó trong giai đoạn lịch sử từ thế kỉ VIII đến thế

kỉ XIX.

+ Trình bày tóm tắt được tiểu sử và đóng góp của nhân vật trong sự nghiệp giải phóng dân tộc

+ Trình bày được vị trí địa lí, giá trị lịch sử của di tích lịch sử liên quan

đến cuộc đời và sự nghiệp của nhân vật.

+ Đánh giá được công tác bảo tồn và khai thác các giá trị lịch sử của di

tích trong tuyên truyền, giáo dục truyền thống bảo vệ Tổ quốc của dân tộc và trong hoạt động du lịch.

+ Vận dụng các kiến thức đã học để đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử

- Năng lực chung: Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực giao

tiếp và hợp tác, năng lực tin học, năng lực ngôn ngữ. - Phẩm chất:

Rèn luyện và phát triển phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm trong việc hoàn thành nhiệm vụ cá nhân và nhiệm vụ chung của cả nhóm. Bồi dưỡng lòng yêu nước, niềm tự hào về truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm của địa phương, dân tộc; ý thức trách nhiệm trong việc bảo tồn và phát triển các di tích lịch sử văn hóa của địa phương, dân tộc.

* Xây dựng bộ câu hỏi định hướng

- Xác định được một một nhân vật lịch sử và di tích lịch sử- văn hóa trên địa bàn tỉnh Nghệ An liên quan đến cuộc đời và sự nghiệp của nhân vật đó trong

giai đoạn lịch sử từ thế kỉ VIII đến thế kỉ XIX.

- Trình bày tóm tắt được tiểu sử và đóng góp của nhân vật trong sự nghiệp giải phóng dân tộc.

- Trình bày được vị trí địa lí, giá trị lịch sử của di tích lịch sử liên quan

đến cuộc đời và sự nghiệp của nhân vật.

- Đánh giá được công tác bảo tồn và khai thác các giá trị lịch sử của di

tích trong việc tuyên truyền, giáo dục truyền thống bảo vệ Tổ quốc của dân tộc và trong hoạt động du lịch.

- Vận dụng các kiến thức đã học để đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử.

- Chia sẻ thông điệp hoặc liên hệ trách nhiệm của bản thân trong việc bảo tồn và phát triển di tích.

2.2. Kế hoạch kiểm tra, đánh giá thông qua sản phẩm dự án học tập với với chủ đề: Giáo dục Nghệ An trong giai đoạn lịch sử từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX.

*Mục tiêu của tiết kiểm tra, đánh giá

- Năng lực lịch sử:

+ Khai thác và sử dụng các tư liệu để tìm hiểu về tình hình giáo dục Nho học trên địa bàn tỉnh Nghệ An (hoặc một địa phương trên địa bàn tỉnh) trong giai đoạn lịch sử từ thế kỷ X đến thế kỷ XIX.

+ Trình bày khái quát được những thành tựu đạt được và hạn chế của nền giáo dục Nho học thời phong kiến trên địa bàn tỉnh Nghệ An (hoặc một địa phương trên địa bàn tỉnh).

+ Đánh giá được việc kế thừa truyền thống hiếu học của Nghệ An trong những năm gần đây ở địa phương.

+ Vận dụng các kiến thức đã học để đề xuất các giải pháp nhằm phát triển giáo dục của địa phương.

- Năng lực chung: Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực tin học, năng lực ngôn ngữ.

- Phẩm chất:

Rèn luyện và phát triển phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm trong việc hoàn thành nhiệm vụ cá nhân và nhiệm vụ chung của cả nhóm. Bồi dưỡng lòng yêu nước, niềm tự hào về truyền thống hiếu học của địa phương, dân tộc; ý thức trách nhiệm trong việc học tập, rèn luyện để góp phần xây dựng địa phương, đất nước.

* Xây dựng bộ câu hỏi định hướng

+ Xác định được một địa phương trên địa bàn tỉnh, huyện ở Nghệ An cần tìm hiểu về nền giáo dục Nho học trong giai đoạn lịch sử từ thế kỷ X đến thế kỷ XIX.

+ Trình bày khái quát được những thành tựu đạt được và hạn chế của nền giáo dục Nho học thời phong kiến ở địa phương.

+ Đánh giá được việc kế thừa truyền thống hiếu học của Nghệ An trong những năm gần đây.

+ Vận dụng các kiến thức đã học để đề xuất các giải pháp nhằm phát triển giáo dục của tỉnh Nghệ An (hoặc địa phương).

+ Chia sẻ thông điệp hoặc liên hệ trách nhiệm của bản thân trong việc kế thừa truyền thống hiếu học để từ đó ra sức học tập, rèn luyện, góp phần xây dựng tỉnh Nghệ An (hoặc địa phương) ngày càng giàu mạnh.

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) đổi mới KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ môn LỊCH sử THÔNG QUA sản PHẨM dự án học tập của học SINH có sử DỤNG CHỦ đề TRONG CHƯƠNG TRÌNH LỊCH sử địa PHƯƠNG (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(52 trang)