Gian lận trong kế toán thanh toán với người mua

Một phần của tài liệu ĐỀ án kế TOÁN đề tài bàn về kế toán thanh toán với người mua trong doanh nghiệp tại việt nam (Trang 25 - 28)

2. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI

2.2. SAI SÓT VÀ GIAN LẬN TRONG KẾ TOÁN THANH TOÁN VỚI NGƯỜI MUA TẠI V IỆT NAM

2.2.2. Gian lận trong kế toán thanh toán với người mua

Theo VSA 240: “Gian lận là hành vi cố ý do một hay nhiều người trong Ban quản trị, Ban Giám đốc, các nhân viên hoặc bên thứ ba thực hiện bằng các hành vi gian dối để thu lợi bất chính hoặc bất hợp pháp”.

Các hình thức biểu hiện của gian lận: - Lập BCTC gian lận:

+ Xuyên tạc, làm giả mạo chứng từ, sổ sách kế tốn. + Cố tình bỏ sót các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. + Chủ động áp dụng sai chế độ kế tốn tài chính. - Biển thủ tài sản:

+ Lấy cắp tài sản vật chất hoặc tài sản trí tuệ. 23

+ Dùng tài sản của đơn vị để đem lại lợi ích cá nhân.

+ Tạo KH ảo để đơn vị thanh toán tiền hàng hoặc dịch vụ mà đơn vị không nhận được.

Nguyên nhân dẫn đến hành vi gian lận:

- Động cơ hoặc áp lực thực hiện hành vi gian lận: khả năng sinh lời DN hoặc áp lực từ bên thứ ba.

- Thiếu tính liêm khiết (hoặc khả năng có thể biện minh cho hành vi gian lận) - Cơ hội thuận lợi thực hiện hành vi gian lận

PTKH là một khoản mục khá nhạy cảm với những gian lận do nó dễ bị điều chỉnh và làm sai lệch. Đối với các đơn vị kiểm toán, đây là một chỉ tiêu ln được thận trọng xem xét trong q trình kiểm tốn. Hiện nay tại Việt Nam, do các kết quả kiểm tốn phát hiện gian lận khơng được cơng khai như tại Mỹ, các kỹ xảo được thực hiện bởi tội phạm kinh tế ngày càng được chau chuốt, khó phát hiện hơn. Trong nhiều trường hợp, gian lận chỉ bị phát hiện sau nhiều năm.

Hành vi gian lận không chỉ là thay đổi số liệu sổ sách mà thường được kết hợp với những thủ thuật tinh vi như: chuyển giá, tạo lập công ty con để làm sạch BCTC, ghi khống doanh thu,… Như những hình thức nêu trên, trong kế tốn thanh toán với người mua cũng xảy ra gian lận và được biểu hiện qua một trong hai hình thức đã nêu:

- Giấu, không ghi nhận công nợ nhằm giúp lợi nhuận của DN tăng lên hoặc cũng có thể làm giảm lợi nhuận, khiến DN lỗ để che giấu các giao dịch lớn bất thường.

- Ghi khống khoản PTKH nhằm chiếm dụng, biển thủ tài sản cho riêng mình. Do gian lận mang lại hậu quả khó lường và nghiêm trọng bất kể quy mô của sai phạm, các cá nhân, tổ chức liên quan đến DN cần hành động để ngăn chặn, phòng ngừa chúng. Các chủ thể được nhắc đến ở đây khơng chỉ bao hàm giám đốc cơng ty mà cịn cả chủ thể bên ngồi DN như: phía kiểm tốn, nhà đầu tư và cơ quan chính quyền.

Để giảm thiểu rủi ro của gian lận:

- Đối với DN, nhà quản trị: cải thiện chất lượng bộ máy kiểm soát nội bộ, phân công rõ quyền hạn và nghĩa vụ của từng nhân viên.

- Đối với bộ phận kiểm tốn: nâng cao năng lực chun mơn và kiến thức, luôn giữ thái độ nghi ngờ và đạo đức kiểm toán.

24

- Đối với nhà đầu tư, cá nhân sử dụng BCTC: có đủ kiến thức liên quan đến rủi ro gian lận.

- Đối với các cơ quan chức năng: hoàn thiện hệ thống chuẩn mực kế tốn cũng như chuẩn mực kiểm tốn, có biện pháp xử phạt thích đáng đối với đơn vị gian lận.

25

Một phần của tài liệu ĐỀ án kế TOÁN đề tài bàn về kế toán thanh toán với người mua trong doanh nghiệp tại việt nam (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(34 trang)
w