Gian lận trong kế toán thanh toán với người mua

Một phần của tài liệu ĐỀ án kế TOÁN đề tài bàn về kế toán thanh toán với người mua trong doanh nghiệp tại việt nam (Trang 25)

2. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI

2.2.2. Gian lận trong kế toán thanh toán với người mua

Theo VSA 240: “Gian lận là hành vi cố ý do một hay nhiều người trong Ban quản trị, Ban Giám đốc, các nhân viên hoặc bên thứ ba thực hiện bằng các hành vi gian dối để thu lợi bất chính hoặc bất hợp pháp”.

Các hình thức biểu hiện của gian lận: - Lập BCTC gian lận:

+ Xuyên tạc, làm giả mạo chứng từ, sổ sách kế toán. + Cố tình bỏ sót các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. + Chủ động áp dụng sai chế độ kế toán tài chính. - Biển thủ tài sản:

+ Lấy cắp tài sản vật chất hoặc tài sản trí tuệ. 23

+ Dùng tài sản của đơn vị để đem lại lợi ích cá nhân.

+ Tạo KH ảo để đơn vị thanh toán tiền hàng hoặc dịch vụ mà đơn vị không nhận được.

Nguyên nhân dẫn đến hành vi gian lận:

- Động cơ hoặc áp lực thực hiện hành vi gian lận: khả năng sinh lời DN hoặc áp lực từ bên thứ ba.

- Thiếu tính liêm khiết (hoặc khả năng có thể biện minh cho hành vi gian lận) - Cơ hội thuận lợi thực hiện hành vi gian lận

PTKH là một khoản mục khá nhạy cảm với những gian lận do nó dễ bị điều chỉnh và làm sai lệch. Đối với các đơn vị kiểm toán, đây là một chỉ tiêu luôn được thận trọng xem xét trong quá trình kiểm toán. Hiện nay tại Việt Nam, do các kết quả kiểm toán phát hiện gian lận không được công khai như tại Mỹ, các kỹ xảo được thực hiện bởi tội phạm kinh tế ngày càng được chau chuốt, khó phát hiện hơn. Trong nhiều trường hợp, gian lận chỉ bị phát hiện sau nhiều năm.

Hành vi gian lận không chỉ là thay đổi số liệu sổ sách mà thường được kết hợp với những thủ thuật tinh vi như: chuyển giá, tạo lập công ty con để làm sạch BCTC, ghi khống doanh thu,… Như những hình thức nêu trên, trong kế toán thanh toán với người mua cũng xảy ra gian lận và được biểu hiện qua một trong hai hình thức đã nêu:

- Giấu, không ghi nhận công nợ nhằm giúp lợi nhuận của DN tăng lên hoặc cũng có thể làm giảm lợi nhuận, khiến DN lỗ để che giấu các giao dịch lớn bất thường.

- Ghi khống khoản PTKH nhằm chiếm dụng, biển thủ tài sản cho riêng mình. Do gian lận mang lại hậu quả khó lường và nghiêm trọng bất kể quy mô của sai phạm, các cá nhân, tổ chức liên quan đến DN cần hành động để ngăn chặn, phòng ngừa chúng. Các chủ thể được nhắc đến ở đây không chỉ bao hàm giám đốc công ty mà còn cả chủ thể bên ngoài DN như: phía kiểm toán, nhà đầu tư và cơ quan chính quyền.

Để giảm thiểu rủi ro của gian lận:

- Đối với DN, nhà quản trị: cải thiện chất lượng bộ máy kiểm soát nội bộ, phân công rõ quyền hạn và nghĩa vụ của từng nhân viên.

- Đối với bộ phận kiểm toán: nâng cao năng lực chuyên môn và kiến thức, luôn giữ thái độ nghi ngờ và đạo đức kiểm toán.

24

- Đối với nhà đầu tư, cá nhân sử dụng BCTC: có đủ kiến thức liên quan đến rủi ro gian lận.

- Đối với các cơ quan chức năng: hoàn thiện hệ thống chuẩn mực kế toán cũng như chuẩn mực kiểm toán, có biện pháp xử phạt thích đáng đối với đơn vị gian lận.

25

CHƯƠNG III

ĐÁNH GIÁ VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

3.1. Đánh giá về bộ máy kế toán thanh toán với người mua tại Việt Nam

Qua quá trình tìm hiểu, tác giả thấy được bộ máy kế toán thanh toán nói chung và kế toán thanh toán với người mua nói riêng tại các DN ở Việt Nam đã phần nào áp dụng được một cách hợp lý chuẩn mực kế toán theo TT200/2014/TT-BTC, song bên cạnh đó vẫn còn một số mặt cần được xem xét lại.

3.1.1. Ưu điểm

Nhìn chung khi xét đến cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán của DN, các công ty đều bố trí đội ngũ nhân viên một cách hợp lý, phù hợp với quy mô và năng lực của từng thành viên trong công ty. Công việc cũng được phân công rõ ràng, minh bạch, đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ và đúng thời hạn.

Các phương thức thanh toán được sử dụng một cách linh hoạt tùy thuộc vào địa điểm, đối tượng KH khác nhau. Phương thức thanh toán cho các hoạt động giao dịch quốc tế đang được ưa chuộng hiện nay là thư tín dụng L/C.

Hệ thống chứng từ, sổ sách, TK kế toán và BCTC được tuân thủ theo đúng quy định trong Thông tư. Một số DN tự thiết kế sổ sách và chứng từ theo mẫu riêng của công ty vì nội dung này không mang tính chất bắt buộc.

Kế toán chịu trách nhiệm thực hiện đúng nghĩa vụ theo dõi chi tiết tình hình công nợ các khoản phải thu và tiến hành thu hồi công nợ kịp thời, từ đó hạch toán tổng hợp nhanh chóng.

Thông tin kế toán được trình bày theo đúng biểu mẫu, minh bạch trên các BCTC.

3.1.2. Nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm đã được nêu ở phần trên thì cũng tồn tại những nhược điểm cần làm rõ trong bộ máy kế toán, đó là:

Thứ nhất, những hạn chế của chế độ kế toán DN hiện nay. Tuy Thông tư 200 được ban hành là một bước tiến lớn có tác động tích cực đến nền kinh tế, cung cấp công cụ hữu hiệu cho hệ thống kế toán DN. Thế nhưng vẫn không thể tránh khỏi những bất cập, cho đến nay thì Thông tư 200 đã ra đời được hơn nửa thập kỷ và những

26

khiếm khuyết này càng được thể hiện rõ hơn. Điều này cũng tác động không hề nhỏ đến phần hành thanh toán với người mua.

Điển hình như nguyên tắc xác định tỷ giá hối đoái, theo quy định của Thông tư 200 tại Điều 69 thì đối với các nghiệp vụ bán hàng, cung cấp dịch vụ có giao dịch nhận trước (ghi nhận doanh thu nhận trước), DN áp dụng tỷ giá giao dịch thực tế tại th i điểm

nhận trước của người mua. Tuy nhiên IAS 21 lại quy định khoản trên được ghi nhận theo tỷ giá giao dịch tại th i điểm doanh thu phát sinh. Theo nhận định của các nhà nghiên cứu, cách ghi nhận của Thông tư 200 không phản ánh đúng giá trị thực tế của chỉ tiêu tại thời điểm phát sinh, điều này cũng khiến việc ghi nhận PTKH mắc lỗi sai tương ứng.

Thứ hai, đó là thực trạng sai sót và gian lận hiện nay. Một tồn tại nữa trong thực trạng kế toán hiện nay là tình trạng gian lận và sai sót vẫn còn diễn ra ở nhiều đơn vị. Trong số đó, phần lớn các sai sót đều đã được phát hiện và xử lý kịp thời. Tuy nhiên, tình trạng gian lận vẫn luôn tồn tại tiềm ẩn trong các công ty và chỉ được phát hiện sau nhiều năm.

Các sai phạm cũng một phần thể hiện được sự yếu kém trong hoạt động kiểm soát nội bộ của DN cũng như lỏng lẻo trong xử phạt các vi phạm của Nhà nước. Tại Việt Nam, các tội bị phạt xử lý hình sự gồm có trốn thuế, giả mạo sổ sách, chứng từ với mục đích tham ô, biển thủ tài sản. Còn với các tội, hành vi liên quan đến công bố thông tin trên BCTC thì chỉ dừng ở mức phạt vi phạm hành chính. Khi so sánh với các quốc gia khác như Trung Quốc, Mỹ, Pháp, … thì hình phạt của Việt Nam còn khá “nhẹ nhàng”, chưa đủ tính răn đe.

Thứ ba, là về thực trạng việc tổ chức công tác kế toán trong DN. Trong đó, việc tổ chức công tác kế toán và cán bộ làm công tác kế toán trong một số DN chưa thực sự được chú trọng.

Hiện nay, đại đa số các nhà quản trị DN còn hạn chế về trình độ quản lý, chưa coi trọng đúng mực về vấn đề tổ chức công tác kế toán trong DN. Những quyết định kinh doanh chủ yếu được đưa ra dựa trên cảm tính, ít khi có căn cứ cụ thể dựa trên tình hình tài chính của DN, tình hình thị trường, từ đó ảnh hưởng lớn đến sức cạnh tranh và vị thế của các DN trên thị trường trong bối cảnh toàn cầu hóa như hiê ¨n nay. Chính vì vậy các nội dung về tổ chức công tác kế toán trong DN cần được hiểu rõ và vận dụng một cách phù hợp, qua đó góp phần quan trọng vào việc quản lý tại DN.

27

3.2. Một số giải pháp kiến nghị nhằm cải thiện nhược điểm còn tồn tại trong côngtác kế toán tác kế toán

Sau quá trình tìm hiểu và phân tích, tác giả xin đưa ra một vài đề xuất, kiến nghị nhằm góp phần hoàn thiện hơn công tác kế toán hiện hành.

Thứ nhất, về cải thiện hệ thống Thông tư 200/2014/TT-BTC. Để có thể hoàn thiện chế độ kế toán hiện hành, trách nhiệm này thuộc về Bộ Tài Chính. Bộ Tài Chính cần hoàn thiện hệ thống VAS và chế độ kế toán DN theo Thông tư 200 theo hướng tiếp cận giống IFRS. Ngày 16/3/2020, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định số 345/2020/QĐ-BTC, quyết định phê duyệt Đề án áp dụng Chuẩn mực BCTC tại Việt Nam (VFRS). Đây là một bước tiến lớn giúp Việt Nam hoàn thiện chất lượng BCTC theo chuẩn mực quốc tế. Trong hoàn cảnh này, Bộ Tài Chính cần:

- Tiếp thu tối đa hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế IAS và IFRS vào thực tiễn Việt Nam trong xây dựng VFRS và thông tư hướng dẫn. Đảm bảo tính khả thi trong quá trình thực hiện.

- Có biện pháp để hoàn thành đề án và đưa VFRS vào áp dụng càng sớm càng tốt. Trong giai đoạn sau nên tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ các DN có nhu cầu và đủ nguồn lực áp dụng tự nguyện VFRS.

- Tổ chức tổng kết đánh giá về hệ thống VAS và chế độ kế toán theo Thông tư số 200; trao đổi về các vướng mắc chưa phù hợp và lấy ý kiến về định hướng xây dựng VFRS và Thông tư hướng dẫn.

Thứ hai, về giảm thiểu, ngăn chặn sai phạm trong các DN. Các cá nhân, chủ thể liên quan đều có thể đóng góp ngăn ngừa sai phạm xảy ra.

- Đối với DN, cần:

+ Tăng cường hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ.

+ Xây dựng các chương trình đào tạo tăng cường nghề nghiệp cho nhân viên.

+ Nâng cao tính độc lập của hội đồng quản trị, ban kiểm soát của công ty. - Đối với bộ phận kế toán, cần:

+ Đưa ra thông tin rõ ràng, minh bạch khi giải trình BCTC.

+ Cập nhật kiến thức về chế độ kế toán và nâng cao trình độ chuyên môn. + Tham gia các diễn đàn kế toán hoặc cập nhật thông tin trên các đầu mục

thông tin đáng tin cậy như tạp chí kế toán, tạp chí kiểm toán,... 28

- Đối với bộ phận kiểm toán, cần:

+ Nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, cập nhật kiến thức về các dạng gian lận và chống gian lận.

+ Thu thập bằng chứng kiểm toán từ các nguồn và bên liên quan đến DN thay vì chỉ bên trong DN.

- Đối với các cơ quan Nh nước, cần:

+ Hoàn thiện thể chế và hệ thống chuẩn mực kế toán, chuẩn mực kiểm toán Việt Nam, công bố thông tin theo chuẩn mực và thông lệ quốc tế.

+ Tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra tại các DN.

+ Đưa ra các biện pháp xử phạt gian lận răn đe hơn (tăng số năm tù giam, phạt nặng hơn những vi phạm về gian lận thông tin trên BCTC, gia tăng mức tiền phạt, …).

Thứ ba, về giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức công tác kế toán trong DN. Kế toán có vai trò quan trọng trong hệ thống công cụ quản lý của DN. Trong khoa học quản lý, kế toán được nhìn nhận là “việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích v cung cấp thông

tin kinh tế, t i chính dưới hình th!c giá tr,, hiện vật v th i gian lao động”. Kế toán còn là

khoa học thu nhận, xử lý và cung cấp toàn bộ thông tin về tài sản, sự vận động tài sản, các hoạt động kinh tế tài chính trong DN, nhằm kiểm tra, giám sát toàn bộ hoạt động kinh tế, tài chính của DN. Tuy nhiên, vai trò quan trọng của kế toán chỉ được phát huy khi đơn vị kế toán tổ chức công tác kế toán khoa học và hiệu quả.

Viê ¨c tổ chức công tác kế toán tại DN cần gắn với tổ chức thực hiện các phương pháp kế toán, các nguyên tắc kế toán và chế độ kế toán hiện hành, tổ chức vận dụng hình thức kế toán hợp lý, chế độ kế toán, chuẩn mực kế toán, thông lệ kế toán và các phương tiện kỹ thuật tính toán hiện có nhằm đảm bảo chất lượng của thông tin kế toán của đơn vị.

Nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức công tác kế toán trong DN cần có giải pháp về tổ chức bô¨ máy kế toán, về hệ thống chứng từ kế toán, về hệ thống tài khoảnkế toán, về kiểm tra, giám sát trong công tác tổ chức kế toán, ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác tổ chức kế toán.

29

KẾT LUẬN

Công tác kế toán thanh toán với người mua là một phần quan trọng trong công tác kế toán của DN. Việc hạch toán kịp thời, đầy đủ và chính xác nghiệp vụ phát sinh trong kỳ, từ đó bù trừ công nợ cuối kỳ để nhà quản lý có thể nắm được tình hình tài chính của DN và đưa ra những giải pháp kịp thời và hướng đi phù hợp trong tương lai.

Đề án “Bàn về kế toán thanh toán với người mua trong doanh nghiệp tại Việt Nam” đã hệ thống hóa lý luận về kế toán thanh toán với người mua trong các DN, mô tả thực trạng tổ chức của bộ máy kế toán tại các DN ở Việt Nam và chỉ ra các sai sót, gian lận nổi bật còn tồn tại hiện nay.

Do thời gian có hạn, kiến thức học ở trường chưa thật sự đầy đủ nên những nhận xét, kiến nghị và kết luận còn mang tính chủ quan, không tránh khỏi thiếu sót. Rất mong nhận được sự góp ý và thông cảm của thầy để đề án được hoàn thiện hơn.

Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn sự hỗ trợ của giảng viên – TS. Trịnh Quý Trọng đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình hoàn thiện đề án này.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

30

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. GS.TS. Đặng Thị Loan (biên soạn, 2013), Giáo trình Kế toán t i chính trong các

doanh nghiệp, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân

2. PGS.TS. Nguyễn Hữu Ánh (biên soạn, 2020), Giáo trình Kế toán t i chính

(Quyển 1), NXB Đại học Kinh tế Quốc dân

3. PGS.TS. Nguyễn Hữu Ánh, PGS.TS. Trần Trung Tuấn (biên soạn, 2021), Giáo

trình Hệ thống thông tin kế toán, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân

4. GS.TS. Nguyễn Quang Quynh, PGS.TS. Nguyễn Thị Phương Hoa (biên soạn, 2017), Giáo trình Lý thuyết Kiểm Toán, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân 5. Bộ Tài Chính (2014), Thông tư hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp, ban

hành ngày 22 tháng 12 năm 2014

6. Bộ Tài Chính (2012), Chuẩn m c kiểm toán số 240 – Trách nhiệm của kiểm toán

viên liên quan đến gian lận trong quá trình kiểm toán báo cáo t i chính, ban hành

ngày 6 tháng 12 năm 2012

7. Quốc Hội (2008, sửa đổi 2013), Luật Thuế Giá tr, gia tăng, ban hành ngày 3 tháng 6 năm 2008

8. Thanh toán (2021), Wikipedia, truy cập lần cuối ngày 18 tháng 9 năm 2021, từ

<https://vi.wikipedia.org/wiki/Thanh_to%C3%A1n>

9. ThS. Phan Thị Nhật Linh (2021), Tác động từ đại d,ch covid-19 đến hoạt động

kế toán tại Việt Nam, Tạp chí Tài chính kỳ 1 tháng 7/2021

10.ThS. Phạm Lê Ngọc Tuyết (2020), Đánh giá sai sót trong báo cáo t i chính tại

các công ty xây lắp niêm yết trên th, trư ng ch!ng khoán Việt Nam, truy cập lần

Một phần của tài liệu ĐỀ án kế TOÁN đề tài bàn về kế toán thanh toán với người mua trong doanh nghiệp tại việt nam (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(34 trang)
w