CHƯƠNG III : ĐÁNH GIÁ VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP KIẾN NGHỊ NHẰM CẢI THIỆN NHƯỢC ĐIỂM CÒN TỒN TẠI TRONG CÔNG TÁC KẾ
tác kế toán
Sau quá trình tìm hiểu và phân tích, tác giả xin đưa ra một vài đề xuất, kiến nghị nhằm góp phần hoàn thiện hơn công tác kế toán hiện hành.
Thứ nhất, về cải thiện hệ thống Thông tư 200/2014/TT-BTC. Để có thể hoàn thiện chế độ kế toán hiện hành, trách nhiệm này thuộc về Bộ Tài Chính. Bộ Tài Chính cần hoàn thiện hệ thống VAS và chế độ kế toán DN theo Thông tư 200 theo hướng tiếp cận giống IFRS. Ngày 16/3/2020, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định số 345/2020/QĐ-BTC, quyết định phê duyệt Đề án áp dụng Chuẩn mực BCTC tại Việt Nam (VFRS). Đây là một bước tiến lớn giúp Việt Nam hoàn thiện chất lượng BCTC theo chuẩn mực quốc tế. Trong hoàn cảnh này, Bộ Tài Chính cần:
- Tiếp thu tối đa hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế IAS và IFRS vào thực tiễn Việt Nam trong xây dựng VFRS và thông tư hướng dẫn. Đảm bảo tính khả thi trong quá trình thực hiện.
- Có biện pháp để hoàn thành đề án và đưa VFRS vào áp dụng càng sớm càng tốt. Trong giai đoạn sau nên tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ các DN có nhu cầu và đủ nguồn lực áp dụng tự nguyện VFRS.
- Tổ chức tổng kết đánh giá về hệ thống VAS và chế độ kế toán theo Thông tư số 200; trao đổi về các vướng mắc chưa phù hợp và lấy ý kiến về định hướng xây dựng VFRS và Thông tư hướng dẫn.
Thứ hai, về giảm thiểu, ngăn chặn sai phạm trong các DN. Các cá nhân, chủ thể liên quan đều có thể đóng góp ngăn ngừa sai phạm xảy ra.
- Đối với DN, cần:
+ Tăng cường hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ.
+ Xây dựng các chương trình đào tạo tăng cường nghề nghiệp cho nhân viên.
+ Nâng cao tính độc lập của hội đồng quản trị, ban kiểm soát của công ty. - Đối với bộ phận kế toán, cần:
+ Đưa ra thông tin rõ ràng, minh bạch khi giải trình BCTC.
+ Cập nhật kiến thức về chế độ kế toán và nâng cao trình độ chuyên môn. + Tham gia các diễn đàn kế toán hoặc cập nhật thông tin trên các đầu mục
thông tin đáng tin cậy như tạp chí kế toán, tạp chí kiểm toán,... 28
- Đối với bộ phận kiểm toán, cần:
+ Nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, cập nhật kiến thức về các dạng gian lận và chống gian lận.
+ Thu thập bằng chứng kiểm toán từ các nguồn và bên liên quan đến DN thay vì chỉ bên trong DN.
- Đối với các cơ quan Nh nước, cần:
+ Hoàn thiện thể chế và hệ thống chuẩn mực kế toán, chuẩn mực kiểm toán Việt Nam, công bố thông tin theo chuẩn mực và thông lệ quốc tế.
+ Tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra tại các DN.
+ Đưa ra các biện pháp xử phạt gian lận răn đe hơn (tăng số năm tù giam, phạt nặng hơn những vi phạm về gian lận thông tin trên BCTC, gia tăng mức tiền phạt, …).
Thứ ba, về giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức công tác kế toán trong DN. Kế toán có vai trò quan trọng trong hệ thống công cụ quản lý của DN. Trong khoa học quản lý, kế toán được nhìn nhận là “việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích v cung cấp thông
tin kinh tế, t i chính dưới hình th!c giá tr,, hiện vật v th i gian lao động”. Kế toán còn là
khoa học thu nhận, xử lý và cung cấp toàn bộ thông tin về tài sản, sự vận động tài sản, các hoạt động kinh tế tài chính trong DN, nhằm kiểm tra, giám sát toàn bộ hoạt động kinh tế, tài chính của DN. Tuy nhiên, vai trò quan trọng của kế toán chỉ được phát huy khi đơn vị kế toán tổ chức công tác kế toán khoa học và hiệu quả.
Viê ¨c tổ chức công tác kế toán tại DN cần gắn với tổ chức thực hiện các phương pháp kế toán, các nguyên tắc kế toán và chế độ kế toán hiện hành, tổ chức vận dụng hình thức kế toán hợp lý, chế độ kế toán, chuẩn mực kế toán, thông lệ kế toán và các phương tiện kỹ thuật tính toán hiện có nhằm đảm bảo chất lượng của thông tin kế toán của đơn vị.
Nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức công tác kế toán trong DN cần có giải pháp về tổ chức bô¨ máy kế toán, về hệ thống chứng từ kế toán, về hệ thống tài khoảnkế toán, về kiểm tra, giám sát trong công tác tổ chức kế toán, ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác tổ chức kế toán.
29
KẾT LUẬN
Công tác kế toán thanh toán với người mua là một phần quan trọng trong công tác kế toán của DN. Việc hạch toán kịp thời, đầy đủ và chính xác nghiệp vụ phát sinh trong kỳ, từ đó bù trừ công nợ cuối kỳ để nhà quản lý có thể nắm được tình hình tài chính của DN và đưa ra những giải pháp kịp thời và hướng đi phù hợp trong tương lai.
Đề án “Bàn về kế toán thanh toán với người mua trong doanh nghiệp tại Việt Nam” đã hệ thống hóa lý luận về kế toán thanh toán với người mua trong các DN, mô tả thực trạng tổ chức của bộ máy kế toán tại các DN ở Việt Nam và chỉ ra các sai sót, gian lận nổi bật còn tồn tại hiện nay.
Do thời gian có hạn, kiến thức học ở trường chưa thật sự đầy đủ nên những nhận xét, kiến nghị và kết luận còn mang tính chủ quan, không tránh khỏi thiếu sót. Rất mong nhận được sự góp ý và thông cảm của thầy để đề án được hoàn thiện hơn.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn sự hỗ trợ của giảng viên – TS. Trịnh Quý Trọng đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình hoàn thiện đề án này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
30
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. GS.TS. Đặng Thị Loan (biên soạn, 2013), Giáo trình Kế toán t i chính trong các
doanh nghiệp, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân
2. PGS.TS. Nguyễn Hữu Ánh (biên soạn, 2020), Giáo trình Kế toán t i chính
(Quyển 1), NXB Đại học Kinh tế Quốc dân
3. PGS.TS. Nguyễn Hữu Ánh, PGS.TS. Trần Trung Tuấn (biên soạn, 2021), Giáo
trình Hệ thống thông tin kế toán, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân
4. GS.TS. Nguyễn Quang Quynh, PGS.TS. Nguyễn Thị Phương Hoa (biên soạn, 2017), Giáo trình Lý thuyết Kiểm Toán, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân 5. Bộ Tài Chính (2014), Thông tư hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp, ban
hành ngày 22 tháng 12 năm 2014
6. Bộ Tài Chính (2012), Chuẩn m c kiểm toán số 240 – Trách nhiệm của kiểm toán
viên liên quan đến gian lận trong quá trình kiểm toán báo cáo t i chính, ban hành
ngày 6 tháng 12 năm 2012
7. Quốc Hội (2008, sửa đổi 2013), Luật Thuế Giá tr, gia tăng, ban hành ngày 3 tháng 6 năm 2008
8. Thanh toán (2021), Wikipedia, truy cập lần cuối ngày 18 tháng 9 năm 2021, từ
<https://vi.wikipedia.org/wiki/Thanh_to%C3%A1n>
9. ThS. Phan Thị Nhật Linh (2021), Tác động từ đại d,ch covid-19 đến hoạt động
kế toán tại Việt Nam, Tạp chí Tài chính kỳ 1 tháng 7/2021
10.ThS. Phạm Lê Ngọc Tuyết (2020), Đánh giá sai sót trong báo cáo t i chính tại
các công ty xây lắp niêm yết trên th, trư ng ch!ng khoán Việt Nam, truy cập lần
cuối ngày 28 tháng 10 năm 2021, từ <tapchitaichinh.vn/tai-chinh-kinh-
doanh/danh-gia-sai-sot-trong-bao-cao-tai-chinh-tai-cac-cong-ty-xay-lap-niem- yet-tren-thi-truong-chung-khoan-viet-nam-329142>
11.Mẫn Đức Bình Minh, Đinh Văn Cương và Nguyễn Thị Linh Linh (2019), ‘Xây d
ng mô hình phát hiện gian lận trong báo cáo t i chính của các công ty ở Việt Nam’, đề tài nghiên cứu khoa học, Đại học Ngoại Thương
12.Nguyễn Thị Thu Hà (2015), Gian lận trong những giao d,ch bán h ng với các
bên liên quan: thủ thuật gian lận v giải pháp giảm thiểu gian lận, Tạp chí
Khoa học và Công nghệ Đại học Đà Nẵng, số 4(89).2015, trang 108 31
13.ThS. Trần Thị Vân (2021), Nhận diện gian lận báo cáo t i chính của doanh
nghiệp v giải pháp khắc phục, truy cập lần cuối này 31 tháng 10 năm 2021, từ
<tapchitaichinh.vn/tai-chinh-kinh-doanh/nhan-dien-gian-lan-bao-cao-tai-chinh %C2%A0cua-doanh-nghiep-va-giai-phap-khac-phuc-333244>
14.Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (2021), VACPA đánh giá tình hình th c
hiện hệ thống chuẩn m c kế toán Việt Nam (VAS) v chế độ kế toán doanh nghiệp hiện h nh theo Thông tư số 200/TT-BTC ng y 22/12/2014, Hà Nội
15.ThS. Nguyễn Thị Ngọc Điệp (2017), Trao đôi một số điểm bất cập trong Thông
tư 200 liên quan đến các giao d,ch bằng ngoại tệ, truy cập lần cuối ngày 7 tháng
11 năm 2021, từ <tapchicongthuong.vn/bai-viet/trao-doi-mot-so-diem-bat-cap- trong-thong-tu-200-lien-quan-den-cac-giao-dich-bang-ngoai-te-47721.htm>
32