3.1. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU
Đề tài được tiến hành trên địa bàn huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ.
3.2. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
Thời gian thực hiện đề tài: Từ tháng 1- năm 2015 đến tháng 10 – năm 2016. Thời gian đi thực địa: Từ tháng 5 năm 2015 đến tháng 9 năm 2016.
3.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
- Đối tượng nghiên cứu trực tiếp là toàn bộ diện tích đất đai của huyện Tam Nông, các tư liệu ảnh viễn thám liên quan đến sử dụng và phân bố đất đai của huyện.
- Các số liệu, dữ liệu về tình hình sử dụng đất huyện Tam Nông năm 2005, 2010 và năm 2015.
3.4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
3.4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và tình hình quản lý, sử dụng đất của huyện của huyện
- Điều kiện tự nhiên: vị trí địa lý; địa hình, địa mạo; khí hậu, thủy văn; tài nguyên thiên nhiên, cảnh quan và môi trường, đánh giá chung về điều kiện tự nhiên của huyện.
- Điều kiện kinh tế, xã hội: khái quát về thực trạng phát triển kinh tế, xã hội; dân số, lao động; thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng; nhận xét chung về thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
- Tình hình quản lý, sử dụng đất của huyện: thực trạng quản lý và sử dụng đất của huyện. Phân tích, đánh giá, đưa ra những hạn chế, tồn tại.
3.4.2. Xây dựng bản đồ sử dụng đất huyện Tam Nông năm 2005, năm 2010, năm 2015 năm 2015
- Tăng cường chất lượng ảnh; - Hiệu chỉnh hình học;
- Giải đoán ảnh vệ tinh, xây dựng bản đồ sử dụng đất tại ba thời điểm; - Xây dựng bản đồ biến động đất đai và đánh giá độ chính xác của bản đồ.
3.4.3. Xây dựng bản đồ biến động sử dụng đất giai đoạn 2005 - 2015, đánh giá biến động sử dụng đất huyện Tam Nông , tỉnh Phú Thọ biến động sử dụng đất huyện Tam Nông , tỉnh Phú Thọ
- Chồng xếp bản đồ sử dụng đất của huyện ở hai thời điểm năm 2005 và 2015; xử lý số liệu; tính toán, thống kê mức độ thay đổi sử dụng đất giai đoạn 2005 – 2010, 2010 – 2015;
- Đánh giá biến động sử dụng đất huyện Tam Nông giai đoạn 2005 – 2015, 2010 – 2015; So sánh với số liệu thống kê thu thập được để qua đó đánh giá độ chính xác giải đoán ảnh; Nhận xét và đánh giá phương pháp.
3.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.5.1. Phương pháp điều tra số liệu thứ cấp 3.5.1. Phương pháp điều tra số liệu thứ cấp
- Điều tra, thu thập các số liệu, dữ liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, tình hình sử dụng đất của huyện trong giai đoạn nghiên cứu, báo cáo quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2005-2008 và báo cáo quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2010-2020. Thu thập các tư liệu bản đồ có sẵn như bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2005, năm 2010 và năm 2014, bản đồ địa hình, bản đồ địa chính... (Phòng tài nguyên huyện Tam Nông).
- Thu thập ảnh viễn thám huyện Tam Nông ba thời điểm năm 2005, năm 2010 và năm 2015 (Nguồn: Khoa hệ thống thông tin đất đai, Học viện Nông nghiệp Việt Nam).
3.5.2. Phương pháp điều tra số liệu sơ cấp
- Khảo sát thực địa bằng GPS cầm tay xác định các loại hình sử dụng đất phục vụ xây dựng tệp mẫu ảnh và đánh giá độ chính xác bản đồ. Tổng số điểm GPS đi thực địa là 104 điểm, trong đó 54 điểm phục vụ xây dựng tệp mẫu ảnh và 50 điểm phục vụ đánh giá độ chính xác bản đồ).
- Tìm hiểu tình hình sử dụng đất, thời vụ... phục vụ giải đoán ảnh.
3.5.3. Phương pháp giải đoán ảnh
- Nắn chỉnh hình học
Nguồn ảnh sử dụng là ảnh Landsat 5 (năm 2005 và 2010) và ảnh Landsat 8 (năm 2015) tải từ trang earthexplorer.usgs.gov đã được hiệu chỉnh hình học về hệ tọa độ WGS84.
- Tăng cường chất lượng ảnh
Tăng cường chất lượng ảnh bằng phương pháp biến đổi cấp độ xám ảnh vệ tinh.
- Giải đoán ảnh tại ba thời điểm năm 2005, năm 2010 và năm 2015
+ Xây dựng tệp mẫu các loại hình sử dụng đất và đánh giá độ tin cậy tệp mẫu theo phương pháp phân tích Separability. Nếu giá trị kiểm tra:
• 1000 - trên 2000: Các loại hình sử dụng đất trong tệp mẫu có sự phân biệt tốt khi giải đoán ảnh. Không có sự nhầm lẫn giữa các loại hình sử dụng đất.
• 500 - 1000: Có sự nhầm lẫn giữa các loại hình sử dụng đất khi giải đoán ảnh.
• 0 - 500: Các mẫu quá giống nhau, khi giải đoán sẽ nhầm lẫn giữa các loại hình sử dụng đất.
+ Giải đoán ảnh vệ tinh tại hai thời điểm theo phương pháp phân loại ảnh xác suất cực đại bằng phần mềm ErDAS.
- Đánh giá độ chính xác bản đồ theo phương pháp tính chỉ số Kappa
Chỉ số Kappa được sử dụng khá hiệu quả trong việc so sánh kết quả phân loại ảnh vệ tinh bằng các bộ dữ liệu mẫu khác nhau.
Chỉ số này nằm trong phạm vi từ 0 đến 1 và biểu thị sự giảm theo tỷ lệ về sai số được thực hiện bằng một yếu tố phân loại hoàn toàn ngẫu nhiên.
Chỉ số Kappa (κ) được tính theo công thức của Jensen (1995):
∑ ∑ ∑ = + + = = + + − − = r i i i r i r i i i ii x x N x x x N 1 2 1 1 ) . ( ) . ( κ Trong đó:
N: Tổng số điểm lấy mẫu ngoài thực địa r: Số loại hình sử dụng đất phân loại
xii: Số điểm đúng của loại hình sử dụng đất thứ i
xi+: Tổng số điểm của loại hình sử dụng đất thứ i của mẫu x+i: Tổng số điểm của loại hình sử dụng đất thứ i sau phân loại κ có giá trị từ 0 đến 1. Nếu κ lớn hơn hoặc bằng 0.8 cho thấy kết quả phân loại có độ tin cậy cao, nếu κ từ 0.4 đến dưới 0.8 kết quả phân loại có độ tin cậy trung bình, nếu κ nhỏ hơn 0.4 chứng tỏ kết quả phân loại có độ tin cậy thấp.
- Chồng xếp bản đồ
Sử dụng phần mềm GIS chồng xếp 2 bản đồ sử dụng đất tại hai thời điểm nghiên cứu theo phương pháp số học để xây dựng bản đồ biến động sử dụng đất.
3.5.4. Phương pháp minh hoạ trên bản đồ, biểu đồ
Dùng để mô tả, minh họa cho các thông tin, số liệu điều tra bằng hình ảnh cụ thể nhằm truyền tải nội dung một cách rõ ràng, dễ hiểu.
3.5.5. Phương pháp so sánh
So sánh sự thay đổi loại hình sử dụng đất tại hai thời điểm để đánh giá biến động sử dụng đất giai đoạn nghiên cứu.
3.5.6. Phương pháp thống kê
Phương pháp này sử dụng các phần mềm, thuật toán nhằm xử lý, thống kê các tài liệu, số liệu phục vụ đề tài nghiên cứu.