Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng viễn thám và hệ thống thông tin địa lý đánh giá biến động sử dụng đất huyện tam nông, tỉnh phú thọ (Trang 49)

3.5.1. Phương pháp điều tra số liệu thứ cấp

- Điều tra, thu thập các số liệu, dữ liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, tình hình sử dụng đất của huyện trong giai đoạn nghiên cứu, báo cáo quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2005-2008 và báo cáo quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2010-2020. Thu thập các tư liệu bản đồ có sẵn như bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2005, năm 2010 và năm 2014, bản đồ địa hình, bản đồ địa chính... (Phòng tài nguyên huyện Tam Nông).

- Thu thập ảnh viễn thám huyện Tam Nông ba thời điểm năm 2005, năm 2010 và năm 2015 (Nguồn: Khoa hệ thống thông tin đất đai, Học viện Nông nghiệp Việt Nam).

3.5.2. Phương pháp điều tra số liệu sơ cấp

- Khảo sát thực địa bằng GPS cầm tay xác định các loại hình sử dụng đất phục vụ xây dựng tệp mẫu ảnh và đánh giá độ chính xác bản đồ. Tổng số điểm GPS đi thực địa là 104 điểm, trong đó 54 điểm phục vụ xây dựng tệp mẫu ảnh và 50 điểm phục vụ đánh giá độ chính xác bản đồ).

- Tìm hiểu tình hình sử dụng đất, thời vụ... phục vụ giải đoán ảnh.

3.5.3. Phương pháp giải đoán ảnh

- Nắn chỉnh hình học

Nguồn ảnh sử dụng là ảnh Landsat 5 (năm 2005 và 2010) và ảnh Landsat 8 (năm 2015) tải từ trang earthexplorer.usgs.gov đã được hiệu chỉnh hình học về hệ tọa độ WGS84.

- Tăng cường chất lượng ảnh

Tăng cường chất lượng ảnh bằng phương pháp biến đổi cấp độ xám ảnh vệ tinh.

- Giải đoán ảnh tại ba thời điểm năm 2005, năm 2010 và năm 2015

+ Xây dựng tệp mẫu các loại hình sử dụng đất và đánh giá độ tin cậy tệp mẫu theo phương pháp phân tích Separability. Nếu giá trị kiểm tra:

• 1000 - trên 2000: Các loại hình sử dụng đất trong tệp mẫu có sự phân biệt tốt khi giải đoán ảnh. Không có sự nhầm lẫn giữa các loại hình sử dụng đất.

• 500 - 1000: Có sự nhầm lẫn giữa các loại hình sử dụng đất khi giải đoán ảnh.

• 0 - 500: Các mẫu quá giống nhau, khi giải đoán sẽ nhầm lẫn giữa các loại hình sử dụng đất.

+ Giải đoán ảnh vệ tinh tại hai thời điểm theo phương pháp phân loại ảnh xác suất cực đại bằng phần mềm ErDAS.

- Đánh giá độ chính xác bản đồ theo phương pháp tính chỉ số Kappa

Chỉ số Kappa được sử dụng khá hiệu quả trong việc so sánh kết quả phân loại ảnh vệ tinh bằng các bộ dữ liệu mẫu khác nhau.

Chỉ số này nằm trong phạm vi từ 0 đến 1 và biểu thị sự giảm theo tỷ lệ về sai số được thực hiện bằng một yếu tố phân loại hoàn toàn ngẫu nhiên.

Chỉ số Kappa (κ) được tính theo công thức của Jensen (1995):

∑ ∑ ∑ = + + = = + + − − = r i i i r i r i i i ii x x N x x x N 1 2 1 1 ) . ( ) . ( κ Trong đó:

N: Tổng số điểm lấy mẫu ngoài thực địa r: Số loại hình sử dụng đất phân loại

xii: Số điểm đúng của loại hình sử dụng đất thứ i

xi+: Tổng số điểm của loại hình sử dụng đất thứ i của mẫu x+i: Tổng số điểm của loại hình sử dụng đất thứ i sau phân loại κ có giá trị từ 0 đến 1. Nếu κ lớn hơn hoặc bằng 0.8 cho thấy kết quả phân loại có độ tin cậy cao, nếu κ từ 0.4 đến dưới 0.8 kết quả phân loại có độ tin cậy trung bình, nếu κ nhỏ hơn 0.4 chứng tỏ kết quả phân loại có độ tin cậy thấp.

- Chồng xếp bản đồ

Sử dụng phần mềm GIS chồng xếp 2 bản đồ sử dụng đất tại hai thời điểm nghiên cứu theo phương pháp số học để xây dựng bản đồ biến động sử dụng đất.

3.5.4. Phương pháp minh hoạ trên bản đồ, biểu đồ

Dùng để mô tả, minh họa cho các thông tin, số liệu điều tra bằng hình ảnh cụ thể nhằm truyền tải nội dung một cách rõ ràng, dễ hiểu.

3.5.5. Phương pháp so sánh

So sánh sự thay đổi loại hình sử dụng đất tại hai thời điểm để đánh giá biến động sử dụng đất giai đoạn nghiên cứu.

3.5.6. Phương pháp thống kê

Phương pháp này sử dụng các phần mềm, thuật toán nhằm xử lý, thống kê các tài liệu, số liệu phục vụ đề tài nghiên cứu.

PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - KINH TẾ XÃ HỘI VÀ TÌNH HÌNH QUẢN LÝ, SỬ DỤNG ĐẤT CỦA HUYỆN LÝ, SỬ DỤNG ĐẤT CỦA HUYỆN

4.1.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, cảnh quan môi trường

4.1.1.1. Điều kiện tự nhiên

a. Vị trí địa lý

Huyện Tam Nông nằm ở phía đông nam của tỉnh Phú Thọ, có tọa độ địa lý từ 210 13΄ đến 210 24΄ độ vĩ bắc, 1050 09΄ đến 1050 21΄ độ kinh đông. Trung tâm của huyện là thị trấn Hưng Hóa cách thành phố Việt Trì 30 km đường bộ theo quốc lộ 32A, 32C, quốc lộ 2.

Hình 4.1. Sơ đồ vị trí huyện Tam Nông

Vị trí địa lý của huyện như sau: - Phía Bắc giáp thị xã Phú Thọ.

- Phía Nam giáp huyện Thanh Thủy và Thanh Sơn. - Phía Đông giáp huyện Lâm Thao và thành phố Hà Nội. - Phía Tây giáp các huyện Thanh Ba, Cẩm Khê và Yên Lập.

Huyện có vị trí khá thuận lợi trong phát triển kinh tế - xã hội vì gần thành phố Việt Trì, thị xã Phú Thọ; Có hệ thống giao thông đường bộ, đường thuỷ thuận tiện nối liền với các tỉnh miền núi phía Bắc và Thủ đô Hà Nội, là đầu mối giao thông quan trọng trong việc trung chuyển hàng hoá và nối liền hệ thống kinh tế giữa các tỉnh Trung du miền núi Bắc Bộ với Thành phố Hà Nội.

Huyện có tổng diện tích tự nhiên là 15.559,73 ha. Huyện lỵ đặt tại Thị trấn Hưng Hoá. Toàn huyện có 20 đơn vị hành chính, trong đó có 19 xã và 1 thị trấn: Vực Trường, Hiền Quan, Hương Nha, Xuân Quang, Thanh Uyên, Tam Cường, Văn Lương, Tứ Mỹ, Phương Thịnh, Hùng Đô, Quang Húc, Tề Lễ, Cổ Tiết, Hương Nộn, Dị Nậu, Thọ Văn, Dậu Dương, Thượng Nông, Hồng Đà và thị trấn Hưng Hoá.

b. Địa hình, địa mạo

Địa hình của huyện Tam Nông tương đối phức tạp, thể hiện những nét đặc trưng của một vùng bán sơn địa, đất đai có núi, đồi, ruộng, đồng, sông, ngòi, hồ, đầm…Dạng địa hình thể hiện chính của huyện Tam Nông là dốc, bậc thang, lòng chảo, hướng nghiêng dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Nhìn chung địa hình, địa mạo của huyện chia làm 2 dạng chính:

+ Địa hình đồng bằng phù sa: đây là dải đất tương đối bằng phẳng được bồi đắp bởi sông Hồng, sông Đà, sông Bứa tập trung ở ven sông thuộc các xã: Hương Nha, Vực Trường, Hiền Quan, Thanh Uyên, Tam Cường, Hương Nộn, Hưng Hoá, Dậu Dương, Thượng Nông, Hồng Đà, Quang Húc, Hùng Đô và Tứ Mỹ. Độ dốc thường dưới 30, còn một phần là dải đất phù sa cổ có địa hình lượn sóng, độ dốc từ 3 - 50.

+ Địa hình đồi núi: tập trung ở các xã: Dị Nậu, Thọ Văn, Phương Thịnh, Văn Lương, Xuân Quang, Cổ Tiết và Tề Lễ. Địa hình, địa mạo ở đây chủ yếu là đồi núi, độ dốc lớn.

Địa hình này gây ra nhiều khó khăn hơn cho việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất canh tác. Vì thế ở đây các loại cây trồng thích hợp và có điều kiện phát triển hơn cả là các loại cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả,… ví dụ như cây chè, sơn, keo lá tràm, bạch đàn, xoài, vải, nhãn… Đồng thời địa hình này cũng gây không ít khó khăn cho việc đi lại, vận chuyển và giao lưu hàng hóa của người dân.

c. Đặc điểm khí hậu, thủy văn

Khí hậu có những đặc điểm chung của khí hậu nhiệt đới gió mùa, một năm chia thành hai mùa là mùa nóng và mùa lạnh. Mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 10 với nhiệt độ trung bình thời gian này là 26,6°C. Mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, nhiệt độ trung bình là 19,4°C. Vào mùa nóng thường xảy ra mưa lớn, gây úng lụt cục bộ, mưa lốc xoáy, mùa lạnh thường xảy ra hạn hán.

Với điều kiện khí hậu như vậy nhìn chung là tương đối thích hợp, thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp và đa dạng hóa cây trồng. Tuy nhiên, vào mùa mưa ở những vùng thấp trũng dễ gây nên tình trạng ngập úng làm ảnh hưởng đến năng suất cây trồng, làm giảm hiệu quả kinh tế sản xuất. Còn tại các vùng đất dốc, đặc biệt là các khu vực không có thảm thực vật che phủ thì quá trình xói mòn diễn ra mạnh.

Trên địa bàn huyện có 3 con sông chảy qua là sông Hồng, sông Đà và sông Bứa.

+ Sông Hồng chảy qua huyện từ xã Tứ Mỹ đến xã Hồng Đà, với chiều dài 34km, chảy qua hầu hết các xã trên địa bàn huyện nên sông Hồng có vai trò rất quan trọng trong việc cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt của người dân; đồng thời cũng cung cấp một lượng phù sa mới cho đồng ruộng góp phần vào việc cải thiện độ phì đất.

+ Sông Đà chảy qua xã Hồng Đà có chiều dài khoảng 4,1 km, đây cũng chính là đoạn hợp lưu của sông Đà và sông Hồng.

+ Sông Bứa chảy qua địa phận huyện Tam Nông bắt đầu từ xã Tề Lễ đến xã Tứ Mỹ đổ ra sông Hồng, có chiều dài 12 km, cũng góp phần tích cực vào việc tưới, tiêu và bồi đắp phù sa cho đồng ruộng. Tuy nhiên, do lòng sông hẹp và chảy qua địa hình đồi núi, độ dốc cao nên vào mùa mưa lũ lớn thường xảy ra.

4.1.1.2. Các nguồn tài nguyên

a. Tài nguyên đất

Đất đai huyện tam nông được hình thành từ sản phẩm phong hóa của một số nhóm đá mẹ sau:

- Đá Gnai thành phần gồm Mica Fenspat, thạch anh, đôi khi lẫn than chì hoặc Horneblen nên có mầu hơi đen thường gặp ở dạng phiến, nguồn gốc là đá trầm tích, đá này phong hoá thường cho loại đất màu vàng, thành phần cơ giới trung bình.

- Phiến thạch Mica xen lẫn đá Gnai khi phong hoá cho đất có màu vàng đỏ hoặc đỏ vàng, thành phần cơ giới sét nhẹ, cấu trúc kém hơn.

- Trầm tích sông, suối (sản phẩm bồi tụ phù sa): gồm tất cả phù sa cũ và phù sa mới; là sản phẩm bồi tụ của sông Hồng, sông Đà và sông Bứa.

- Đá cuội kết, cát kết, bột kết thuộc hệ tầng Nêogen, hệ tầng Tân Lạc; đá phiến sét thuộc hệ tầng sông Mua, hệ tầng Bản Nguồn; đá phiến sét than thuộc hệ tầng Việt Nam.

Theo tài liệu thổ nhưỡng và kết quả điều tra bổ sung năm 2008, huyện Tam Nông - tỉnh Phú Thọ thì huyện gồm 4 nhóm đất chính và được phân chi tiết làm 9 đơn vị cấp II và 21 đơn vị phụ cấp III, Toàn bộ diện tích đất đai của huyện được phân làm 2 vùng chính: Vùng đồng bằng - dộc ruộng trên cơ sở xác định theo địa hình tương đối và vùng đồi núi được xác định bằng độ dốc địa hình.

b. Tài nguyên khoáng sản

Hiện nay, trên địa bàn huyện có 9 loại mỏ khoáng sản và điểm quặng trong đó có 2 mỏ lớn vừa, 3 mỏ nhỏ và 4 điểm quặng gồm có: Than bùn tại Cổ Tiết 2 mỏ, trữ lượng khoảng 456.000 tấn; Mica tại Thọ Văn 01 mỏ, trữ lượng khoảng 5.000 tấn. Ngoài ra còn có 01 mỏ khác tại xã Dị Nậu, nhưng chưa được thăm dò trữ lượng của mỏ; Caolin - Fenpats tại Dị Nậu có trữ lượng Caolin khoảng 3.319.000 tấn, Fenspat khoảng 2.991.000 tấn. Cát xây dựng tại các dòng sông trữ lượng khoảng 3,5 triệu m3; Cuội Sỏi tại Cổ Tiết, có trữ lượng khoảng 12.748.800 m3.

Khoáng sản ở của huyện Tam Nông về trữ lượng mới chỉ ở cấp dự báo và phần lớn không tập mỏ có hệ số bóc đất cao làm tăng chi phí khai thác và giá thành sản phẩm trung.

c. Tài nguyên nước

Nguồn nước ngầm khá phong phú có lưu lượng khoảng 30 lít/giây, nguồn nước này đang được khai thác dưới dạng giếng đào, giếng khoan. Nguồn nước mặt bao gồm rất nhiều các ao, hồ, kênh mương góp phần không nhỏ trong việc phục vụ sản xuất. Tuy nhiên, việc tưới cho cây trồng vùng đồi hiện nay vẫn phụ thuộc hoàn toàn vào nước trời, huyện đang xây dựng các dự án đầu tư hệ thống tưới chủ động vùng đồi vào giai đoạn 2015 - 2020.

d. Tài nguyên rừng

Tài nguyên rừng của huyện Tam Nông hiện nay đang được phục hồi và ngày càng phát triển. Theo số liệu thống kê đất đai năm 2015, tổng diện tích đất rừng là 3.569,53 ha chiếm 22,94 % tổng diện tích tự nhiên của huyện. Trong đó: Rừng trồng sản xuất 3.349,49 ha, chiếm 21,59%; Rừng trồng phòng hộ 220,04 ha chiếm 1,41%. Tài nguyên rừng đã góp phần giữ nước đầu nguồn, hạn chế quá trình xô lũ, cải thiện cảnh quan môi trường và cung cấp các loại gỗ nguyên liệu cho công nghiệp và chất đốt cho nhân dân.

4.1.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, tài nguyên và cảnh quan môi trường

a. Thuận lợi

* Về điều kiện tự nhiên, tài nguyên và môi trường

- Huyện Tam Nông có vị trí địa lý, khí hậu thuận lợi, địa hình có cả đồng bằng, trung du và miền núi mang lại cho huyện nhiều tiềm năng phát triển kinh tế nông nghiệp tổng hợp và đa dạng hóa cây trồng. Vùng đồng bằng thuận lợi cho việc phát triển cây lương thực, nuôi trồng thủy sản, trồng cây công nghiệp ngắn ngày (lạc, đậu tương) cho năng suất cao; vùng đồi gò thấp và một số bãi bồi ven sông thuận lợi với việc chăn nuôi đại gia súc theo hướng hàng hóa (bò hướng nạc, bò hướng sữa).

- Hệ thống giao thông của huyện khá thuận lợi cho việc đi lại, giao lưu, vận chuyển hàng hóa, nông sản, vật tư phục vụ đời sống và sản xuất của người dân.

- Huyện có hệ thống kênh mương cấp 1, 2 và kênh mặt ruộng (cấp 3) đã được kiên cố hóa tạo điều kiện cho việc chủ động tưới tiêu cho phần lớn diện tích canh tác.

- Địa bàn huyện có 3 con sông lớn chảy qua nên hàng năm các vùng bãi ngoài đê được bồi đắp thêm một lượng phù sa lớn làm tăng độ màu mỡ cho đất, thuận lợi cho việc trồng các loại cây hoa màu.

- Do ít chịu tác động về môi trường nên trong việc sử dụng đất canh tác luôn đảm bảo về năng suất và sản lượng của cây trồng.

* Về điều kiện kinh tế - xã hội

Có sự thống nhất tập trung trong lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ Đảng; sự chỉ đạo điều hành năng động sáng tạo, nhạy bén của chính quyền, sự kết phối kết

hợp chặt chẽ với Uỷ ban MTTQ và các đoàn thể nhân dân, sự nỗ lực phấn đấu của các tầng lớp nhân dân trong huyện. Đường lối đổi mới tiếp tục được thực hiện và đạt được nhiều kết quả quan trọng. Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng, hiệu lực quản lý của chính quyền, đẩy mạnh cải cách hành chính. Có nhiều biện pháp phù hợp để thu hút đầu tư, tạo điều kiện giải phóng mặt bằng xây dựng phát triển công nghiệp.

Giá trị sản xuất tiếp tục tăng trưởng, cơ cấu sản xuất chuyển đổi theo hướng sản xuất hàng hoá, nhiều mô hình sản xuất mới có thu nhập cao được phát triển ở các địa phương. Không còn hộ đói, giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo, tỷ lệ hộ giàu ngày một tăng. Khoa học kỹ thuật đã được ứng dụng đưa vào sản xuất, góp phần tăng năng suất trong trồng trọt và chăn nuôi.

Cơ sở hạ tầng phát triển nhanh, 100% số xã có trường học, trụ sở làm việc, trạm y tế mới, hệ thống đường giao thông được nhựa và bê tông hoá. Hoạt động tài chính lành mạnh, tăng nguồn thu trên địa bàn.

Chất lượng giáo dục ngày càng được nâng cao, quy mô trường lớp ổn định đáp ứng nhu cầu dạy và học. Hoạt động văn hoá xã hội phát triển cả bề rộng và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng viễn thám và hệ thống thông tin địa lý đánh giá biến động sử dụng đất huyện tam nông, tỉnh phú thọ (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)