Tiết 3: Ứng dụng hình học của tích phân vào các bài toán có nội dung thực tiễn

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) góp PHẦN PHÁT TRIỂN NĂNG lực mô HÌNH hóa một số bài TOÁN THỰC tế CHO học SINH KHỐI 12 (Trang 36 - 40)

c. Hoạt động 3: Chữa bài tập

2.1.3 Tiết 3: Ứng dụng hình học của tích phân vào các bài toán có nội dung thực tiễn

giải quyết và đưa ra kết quả cho bài toán thực tiễn.

2.1.3 Tiết 3: Ứng dụng hình học của tích phân vào các bài toán có nội dung thực tiễn tiễn

Chủ đề bài học: Ứng dụng tích phân vào tính diện tích.

1. Bài học sẽ trả lời các câu hỏi sau đây:

- Tính diện tích có vai trò như thế nào trong thực tiễn ?

- Làm cách nào để giải quyết các bài toán có nội dung thực tiễn về tính diện tích. 2. Các bước để thực hiện tiết học trải nghiệm cho học sinh:

Bước 1: Nhu cầu tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo.

- Căn cứ vào nhiệm vụ, mục tiêu chương trình (hướng đến chương trình giáo dục 2018) là dạy học gắn với thực tiễn.

- Nhu cầu hoạt động học sinh được thực hành trên thực tế nội dung “tính diện tích” đã được học.

- Sau thời gian dài nghỉ học, học sinh cần có hoạt động tập thể thực tế ở trong và ngoài trường.

- Việc tiến hành tổ chức thực hành và trải nghiệm đối với học sinh khối 12 là thuận lợi về điều kiện chủ quan cũng như khách quan.

- Có đầy đủ các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, năng lực học. Bước 2: Tên hoạt động: Tính diện tích một số vật thể trong thực tế.

Bước 3: Mục tiêu hoạt động.

Mục tiêu 1: Học sinh nhận dạng được miền diện tích cần tính, tương tự như việc nhận dạng các miền diện tích ở lớp dưới, ví dụ như: hình vuông, hình chữ nhật, hình tam giác, hình tròn. Ở đây học sinh cần nhận dạng được các miền diện tích dưới hạn bởi các đường elip, hypebol, parabol, đường thẳng, đường tròn…

Mục tiêu 2: Học sinh ghi nhớ và vận dụng được các công thức tính diện tích đã được học.

Mục tiêu 3: Học sinh chuyển bài toán thực tiễn về bài toán toán học. Mục tiêu 4: Học sinh tự tổ chức, phối hợp, hoạt động nhóm.

Mục tiêu 5: Rèn luyện thái độ làm việc nghiêm túc, chu đáo, cẩn thận. Bước 4: Nội dung và hình thức hoạt động

a. Nội dung: Tính diện tích của vật thể dựa trên mô hình (hình vẽ) của nó khi biết được kích thước theo một tỉ lệ nhất định.

1. Sân khấu nhà hát lớn Hà Nội tỷ lệ 1:10. 2. Sân vận động Quốc gia Mỹ Đình tỉ lệ 1:200. b. Hình thức: hoạt động nhóm.

c. Địa điểm: lớp học. Bước 5: Chuẩn bị hoạt động

Giáo viên: Chuẩn bị các bản đồ, hình vẽ và các hình ảnh về nhà hát lớn và sân vận động Mỹ Đình, giao nhiệm vụ cho các tổ chuẩn bị, trình bày, báo cáo.

Học sinh: Tìm hiểu trước về nhà hát lớn Hà Nội và sân vận động Mỹ Đình, báo cáo nội dung đã được giáo viên giao.

Bước 6: Kế hoạch thực hiện

- Thời gian: Tiết …/ Ngày…/ Tháng …/ Năm…

- Đối tượng tham gia: Toàn bộ học sinh lớp 12A5 - Thầy giáo hướng dẫn: Võ Anh Tú.

- Nội dung: Thực hành đo diện tích nhà hát lớn Hà Nội và sân vận động Mỹ Đình dựa trên mô hình (hình vẽ) thu nhỏ theo tỉ lệ cho trước.

Bước 7: Thiết kế chi tiết các hoạt động.

Hoạt động 1: Giáo viên trình chiếu các hình ảnh, cung cấp một số tri thức về hai địa điểm tầm cỡ quốc gia.

Hoạt động 2: Đại diện các nhóm học sinh trình bày tìm hiểu của nhóm mình về nhiệm vụ đã được giao

Yêu cầu về nội dung: - Vị trí

- Mục đích sử dụng

- Ngày khởi công, ngày hoàn thành - Diện tích

- Sức chứa/ chỗ ngồi

- Các sự kiện lịch sử nổi bật gắn liền với các địa danh trên - Tình trạng hiện nay…

Yêu cầu về hình thức:

- Trình chiếu bằng slide

- Thuyết trình rõ ràng, rành mạch.

Sau khi trình bày các nhóm góp ý bổ sung cho nhau, giáo viên chấm điểm và nhận xét. Hoạt động 3: Giáo viên giao nhiệm vụ tại lớp: Tìm diện tích dựa vào mô hình sau:

Mô hình sân vận động Hoạt động 4: Học sinh thực hiện nhiệm vụ

Mô hình nhà hát lớn

- Học sinh thực hiện đo đạc và thu được các kết quả:

𝐴𝐵 = 𝐷𝐶 = 12 (𝑑𝑚); 𝐴𝐷 = 𝐵𝐶 = 10 (𝑑𝑚); 𝐴𝐶 = 𝐵𝐷. 𝑆𝐴𝐵𝐶𝐷 = 12

- Thực hiện tính giới hạn của cung 𝐴𝑀𝐷 và cung 𝐴𝐷. - Đo 𝑂𝐴 = 5(𝑑𝑚); 𝐵𝐼 = 5(𝑑𝑚)

- Chọn hệ trục tọa độ 𝑥𝑂𝑦, áp dụng công thức tích phân đã được học. - 𝑆 = ∫ (−12 + √169 − 𝑥5 2

−5 )𝑑𝑥

- Sau khi tính được S mô hình (kí hiệu là 𝑆𝑚ℎ) ta rút ra được S thực tế (𝑆𝑡𝑡) là:

𝑆𝑡𝑡 = 𝑆𝑚ℎ × 102 Làm tương tự với mô hình sân vận động Mỹ Đình

- Các nhóm nhận xét, đánh giá về hoạt động của tổ mình và góp ý với các nhóm khác.

- Thầy giáo nhận xét, đánh giá, rút kinh nghiệm.

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) góp PHẦN PHÁT TRIỂN NĂNG lực mô HÌNH hóa một số bài TOÁN THỰC tế CHO học SINH KHỐI 12 (Trang 36 - 40)