Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng tích lũy carbon của trạng thái rừng phục hồi iia tại huyện sìn hồ, tỉnh lai châu (Trang 31 - 37)

Chương 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

1.3.1.Điều kiện tự nhiên

1.3. Tổng quan khu vực nghiên cứu

1.3.1.Điều kiện tự nhiên

1.3.1.1 Vị trí địa lý

Sìn Hồ là huyện vùng cao biên giới, nằm cách thành phố Lai Châu khoảng 60km về phía Tây theo đường tỉnh lộ 129. Toạ độ địa lý trong khoảng từ 22002' đến 22037' vĩ độ Bắc và từ 102056’ đến 103024’ kinh độ Đông. Địa giới hành chính của huyện được xác định như sau:

- Phía Bắc giáp Trung Quốc và huyện Phong Thổ;

- Phía Nam giáp huyện Quỳnh Nhai (tỉnh Sơn La), huyện Tủa Chùa (tỉnh Điện Biên) và thị xã Mường Lay (tỉnh Điện Biên);

- Phía Tây giáp huyện Nậm Nhùn;

- Phía Đông giáp TP Lai Châu, huyện Tam Đường và huyện Tân Uyên. Sìn Hồ là huyện có diện tích tự nhiên lớn, số liệu thống kê đất đai năm 2020 là 152.245,18 ha bao gồm 22 đơn vị hành chính (01 thị trấn và 21 xã). Huyện có vị trí đặc biệt quan trọng về an ninh, quốc phòng và bảo vệ chủ quyền biên giới Quốc gia do có khoảng 12 km đường biên giới tiếp giáp với tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), vị trí ảnh hưởng đến tuyến phòng thủ phía Bắc của đất nước. Điều kiện phát triển kinh tế của huyện còn nhiều khó khăn, hạn chế so với các huyện khác trong tỉnh và vùng miền núi phía Tây Bắc.

1.3.1.2. Điều kiện địa hình

Huyện Sìn Hồ có địa hình rất phức tạp, núi cao, độ dốc lớn, mức độ chia cắt mạnh bởi núi cao. Địa hình núi cao hiểm trở tạo cho Sìn Hồ rất khó giao lưu với bên ngoài, kinh tế tự cấp tự túc là chính. Tổng thể, địa hình được chia thành 03 tiểu vùng khá rõ rệt:

- Vùng cao: Gồm 08 xã và thị trấn với độ cao từ 500-1800m so với mực nước biển, riêng thị trấn Sìn Hồ ở độ cao 1.500m, có khí hậu á nhiệt đới, ban ngày mát mẻ, ban đêm lạnh khá giống với thị xã Sa Pa. Địa hình phức tạp chủ

yếu là các dãy núi đất, xen kẽ với các núi đá vôi với dạng địa chất caster tạo nên nhiều núi đá hiểm trở, xen kẽ giữa những dãy núi cao là các dải thung lũng hẹp có độ dốc lớn là điều kiện để phát triển kinh tế rừng và một số loại hoa, quả, cây dược liệu phục vụ du lịch sinh thái, điều dưỡng.

- Vùng thấp: Gồm 11 xã là vùng chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Địa hình, độ cao của vùng tương đối thấp so với các xã trong huyện. Địa hình bị chia cắt mạnh, phổ biến là núi cao, thấp dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam. Xen kẽ những dãy núi cao là những thung lũng tương đối rộng và bằng phẳng, hệ thống sông suối nhiều thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp.

- Vùng biên giới và dọc sông Nậm Na: Gồm 02 xã là vùng có tiềm năng phát triển thủy điện vừa và nhỏ và là lợi thế để phát triển nuôi trồng thủy sản nước ngọt, xong cũng là vùng có địa hình chia cắt mạnh có nhiều dãy núi cao và các khe suối chia cắt, có độ dốc lớn nên đất màu thường bị rửa trôi và có hiện tượng xói mòn mạnh, trong các tháng mùa mưa thường xảy ra hiện tượng lũ quét và lũ ống.

1.3.1.3. Điều kiện khí hậu thời tiết

Chế độ khí hậu huyện Sìn Hồ điển hình của vùng nhiệt đới núi cao Tây Bắc, ít chịu ảnh hưởng của bão, mùa đông lạnh và mưa ít, mùa hạ nóng mưa nhiều và ẩm ướt. Khu vực 09 xã vùng thấp có khí hậu ôn đới, khí hậu trong năm chia thành 2 mùa rõ rệt. Nhiệt độ bình quân năm là 25oC, lượng mưa trung bình khoảng 2500mm/năm, phân bố không đều trong năm, độ ẩm không khí trung bình khoảng 82%. Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 9 hàng năm, có nhiệt độ và độ ẩm cao, mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, khí hậu lạnh, độ ẩm và lượng mưa thấp (trong thời gian này thường có sương muối, có nguy cơ gây ra những trận rét đậm, rét hại kéo dài), tháng 4 và tháng 10 là thời gian chuyển giao giữa 2 mùa. Khu vực 08 xã vùng cao, thị trấn và 05 xã dọc sông Nậm Na có khí hậu nhiệt đới gió mùa rõ rệt, mùa đông

lạnh và khô hanh, mùa hè nóng và mưa nhiều. Nhiệt độ trung bình năm là 16,70C. Độ ẩm không khí trung bình tương đối cao khoảng 84,2%, lượng mưa bình quân từ 2.600-2.700mm/năm và phân bố không đều trong năm, thường tập trung vào các tháng 6, 7, 8 về mùa đông thường xuất hiện mây mù và sương muối.

Huyện Sìn Hồ có lượng mưa bình quân năm ở mức tương đối cao khoảng 2.604 mm/năm và phân bố không đồng đều. Lượng mưa của các xã vùng cao ở mức 2600 - 2700 mm/năm, lượng mưa ở các xã vùng thấp và 5 xã dọc sông Nậm Na ở mức 2.480-2750mm/năm. Lượng mưa cao nhất là vào tháng 6 và tháng 7 hàng năm chiếm tới 70% lượng mưa trung bình của cả năm, các tháng còn lại chỉ chiếm khoảng 30%. Độ ẩm trung bình trong năm từ 80 - 86 %, tháng cao nhất là tháng 7 dao động từ 85 - 90%, tháng thấp nhất vào tháng 3 dao động từ 70 - 80%. Tổng số giờ nắng trong năm tính trung bình từ 1850-1900 giờ.

Các yếu tố thời tiết gây bất lợi cho sản xuất và sinh hoạt đó là đầu mùa mưa thường có mưa đá và gió lốc, giữa mùa mưa lượng mưa lớn hay xảy ra các trận lũ quét, mùa khô thường có sương muối và cá biệt có những hôm đóng tuyết tại các dãy núi cao.

Nhìn chung, điều kiện khí hậu thời tiết ở Sìn Hồ thích hợp với nhiều loại cây trồng nông - lâm nghiệp, đặc biệt với các loại cây công nghiệp và cây ăn quả. Tuy nhiên cũng có biểu hiện một số nhân tố làm nguy hại tới quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng như mưa đá, gió lốc thường xảy ra vào đầu mùa mưa từ tháng 3 đến tháng 4 với tuần suất xuất hiện trung bình 1,3 - 1,5 ngày/năm, tốc độ gió xoáy khoảng 30 - 40 m/s, về mùa đông thường xuất hiện sương muối. Vì vậy, cần nghiên cứu biện pháp tuyển chọn giống cây trồng phù hợp với điều kiện tự nhiên của huyện.

1.3.1.4. Về đất đai thổ nhưỡng

Sìn Hồ có tổng diện tích tự nhiên 152.245,18ha, chiếm 16,8% diện tích của tỉnh Lai Châu, đứng thứ 2/8 huyện, thành phố của tỉnh về diện tích. Diện tích đất nông nghiệp 30.900ha, đất lâm nghiệp 67,300.43ha, đất chuyên dùng 1.500ha, đất ở 490ha.

1.3.1.5. Về tài nguyên - khoáng sản: a) Tài nguyên rừng

Tính đến 31/12/2020, tài nguyên rừng trên địa bàn huyện Sìn Hồ thể

hiện qua biểu sau: TT Tên xã Ditựệ nhiên n tích diTện tích ổng có rừng Rừng tự nhiên Rừng trồng Phân theo mục đích Sử dụng Tche ỷ lệ phủ rừng Phòng hộ Sản xuất 1 Căn Co 8,187.67 1,930.2 733.5 1,196.7 405.5 410.1 22.57 2 Chăn Nưa 9,642.85 4,949.1 2,323.5 2,625.6 540.0 2,535.5 43.53 3 Hồng Thu 6,328.45 1,141.4 1,106.6 34.8 957.9 183.5 17.49 4 Làng Mô 11,116.64 5,970.4 5,432.5 537.83 4,378.2 1,379.2 51.54 5 Lùng Thàng 7,570.43 4,151.0 3,441.7 709.3 2,520.8 1,026.9 53.43 6 Ma Quai 5,327.58 2,351.3 2,244.6 106.7 986.0 1,365.3 42.39 7 Nậm Cuổi 8,697.45 3,379.4 1,969.2 1,410.2 1,687.5 601.3 35.18 8 Nậm Cha 6,114.85 2,001.2 1,163.8 837.4 645.2 629.6 30.91 9 Nậm Hăn 9,018.52 1,462.2 1,172.3 289.93 782.0 680.2 13.02 10 Nậm Mạ 3,084.60 912.2 752.1 160.1 664.9 247.3 24.38 11 Nậm Tăm 10,542.92 7,408.5 6,064.7 1,343.8 3,876.0 2,381.0 68.45 12 Noong Hẻo 5,966.83 3,648.6 2,491.9 1,156.7 2,313.5 339.6 58.45 13 Pa Khóa 4,211.35 2,006.7 1,744.2 262.5 1,016.1 832.1 45.18 14 Pa Tần 11,105.58 5,788.2 5,634.95 153.25 3,592.7 2,178.45 50.91 15 Pu Sam Cáp 5,045.15 3,167.1 3,102.2 64.9 2,005.3 1,161.9 61.49 16 Phăng Sô Lin 4,257.46 1,677.4 1,578.67 98.8 1,552.9 124.5 37.08 17 Phìn Hồ 6,143.62 2,903.2 2,901.3 1.84 2,880.0 23.15 47.25 18 Sà Dề Phìn 6,304.49 2,281.2 2,137.3 143.88 1,440.81 761.75 36.13 19 Tả Ngảo 8,081.96 3,940.4 3,833.1 107.30 3,331.9 608.5 47.99 20 Tả Phìn 4,268.44 2,213.6 1,984.4 229.17 1,972.1 152.2 50.23 21 TT. Sìn Hồ 1,139.14 373.5 210.95 162.52 372.8 0.7 28.87 22 Tủa Sín Chải 10,089.20 3,643.7 3,591.1 52.6 3,474.7 169.0 35.59 TỔNG 152,245.18 67,300.43 55,614.69 11,685.74 41,396.75 17,791.68 42.12

b) Tài nguyên đất

Diện tích tự nhiên 152.245,18ha, trong đó, đất nông nghiệp 30.900ha, đất lâm nghiệp 67,300.43ha, đất chuyên dùng 1.500ha, đất ở 490ha.

c) Tài nguyên khoáng sản

Khoáng sản vật liệu xây dựng: đây là loại khoáng sản không thể thiếu và rất quan trọng trong các công trình xây dựng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, tạo vẻ đẹp mới đô thị. Ngoài ra Sìn Hồ còn có đá phiến, đá vôi xi măng, cuội kết vôi, đá granit và một số loại đá xẻ khác…

Đối với đá phiến có tiềm năng, trữ lượng và tài nguyên dự báo cấp C1 + C2 + C3 = 14,2 triệu m3 đá phiến, các sản phẩm từ loại đá này được dùng làm đá lợp, đá ốp lát, đá phục vụ cho mỹ nghệ, trang trí được thị trường trong và ngoài nước sử dụng.

Đá vôi xi măng, tài nguyên dự báo P2 hàng trăm triệu tấn. Cuội kết vôi thuộc hệ tầng Yên Châu, lớp cuội kéo dài 50 km, dày 2m dễ cưa, cắt.

Khoáng sản kim loại: gồm có sắt, đồng, chì - kẽm, vàng...

1.3.1.6. Tiềm năng du lịch (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Huyện Sìn Hồ với nhiều tiểu vùng khí hậu: mát lạnh nơi cao nguyên của các xã vùng cao, nồng ấm ở vùng thấp và trải dài dọc sông Nậm Na giàu tiềm năng phát triển thủy điện. Sìn Hồ là điểm đến của những người ưa khám phá. Các xã vùng cao của huyện Sìn Hồ có nền nhiệt thấp, không khí trong lành đặc trưng của vùng cao.

Vùng thấp Sìn Hồ với sự trù phú của các bản tái định cư và lòng hồ thủy điện, trải qua những cuộc di dời, bố trí sắp xếp dân cư sau khi thực hiện dự án tái định cư Thủy điện Sơn La, nhưng những bản làng người Lự, người Thái và một số đồng bào dân tộc khác của vùng thấp Sìn Hồ vẫn giữ nguyên những

nét đẹp văn hóa truyền thống. Lòng hồ thủy điện Sơn La được ví như Hạ Long của Tây Bắc, là tiềm năng lớn để phát triển du lịch trong thời gian tới.

1.3.1.7. Nguồn nhân lực

Huyện Sìn Hồ hiện có 86.455 nhân khẩu, trong đó: dân số ở thành thị là 4550, chiếm 5,26%; dân số ở nông thôn 81.905, chiếm 94,74% dân số là người dân tộc thiểu số 82.068 người, chiếm 94,93%.

Dân số trong độ tuổi lao động 52.094 người chiếm 60,3%, trong đó: lao động ở thành thị là 2.830 người, chiếm 5,43%; lao động ở nông thôn là 49.264 người, chiếm 94,57%

Lao động làm việc trong nền kinh tế quốc dân là 51.444 người, trong đó: lao động làm trong lĩnh vực Nông lâm nghiệp và thủy sản là 39.337 người, chiếm 76,5%; lao động làm trong lĩnh vực công nghiệp, xây dựng là 4.219 người, chiếm 8,2%; lao động làm trong lĩnh vực dịch vụ là 7.888 người, chiếm 15,3%.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng tích lũy carbon của trạng thái rừng phục hồi iia tại huyện sìn hồ, tỉnh lai châu (Trang 31 - 37)