Chương 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Đặc điểm cấu trúc rừng phục hồi trạng thái IIA tại huyện Sìn Hồ
3.1.3. Kết quả phân tích chỉ số đa dạng sinh học
Khái niệm sơ nhất của đa dạng sinh học là độ phong phú loài, đây chỉ đơn giản là số lượng loài được phát hiện trong quần thể thực vật của hiện
trường nghiên cứu. Theo quan điểm định lượng của chỉ số đa dạng sinh học thì tính đa dạng là một phép thống kê có sự tổ hợp của cả hai yếu tố đó là thành phần số lượng loài và tính đồng đều phân bố hay khả năng xuất hiện của các cá thể trong mỗi loài. Có nghĩa là chỉ số đa dạng sinh học loài không những chỉ phụ thuộc vào thành phần số lượng loài mà còn phụ thuộc vào số lượng cá thể và xác suất xuất hiện của các cá thể trong mỗi loài. Chúng tôi đã sử dụng chỉ số này để định lượng tổng hợp tính đa dạng loài và cá thể loài cho khu vực nghiên cứu. Kết quả được thể hiện ở bảng 3.3.
Bảng 3.3. Chỉ số đa dạng sinh học của tầng cây gỗ ở trạng thái rừng IIA tại huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu
Vị trí OTC Mật độ (cây/ha) Chỉ sốđa dạng sinh học (H)
Pa Tần 1 360 2,57 2 352 2,73 3 344 2,78 Lùng Thàng 4 368 2,68 5 356 2,91 6 340 2,83 Ma Quai 7 356 2,69 8 328 2,91 9 320 2,59 Trung bình 347 2,74
Qua bảng 3.3 trên cho thấy, trạng thái rừng phục hồi IIA ở tầng cây cao có chỉ số đa dạng sinh học cao nhất là 2,91 và chỉ số đa dạng sinh học thấp nhất là 2,57. Rõ ràng, xét về chỉ số đa dạng sinh học từ nhỏ đến lớn thì OTC 1 là nhỏ nhất (Với H1=2,57), sau đó là OTC 9 (Với H9=2,59), tiếp đến là OTC 4 (Với H4=2,68), tiếp đến là OTC 7 (Với H7 = 2,69), tiếp đến nữa là OTC 2 (Với H2=2,73), tiếp theo OTC 3 (Với H3 và H7=2,78), tiếp theo là OTC 6 (Với H6 =2,983), và lớn nhất là OTC 5 và OTC 8 (Với H5 Và H8=2,91).