Chương 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Đặc điểm cấu trúc rừng phục hồi trạng thái IIA tại huyện Sìn Hồ
3.1.4. Kết quả nghiên cứu đặc điểm cấu trúc ngang
3.1.4.1.Phân bố số cây theo cấp đường kính
Đường kính là một nhân tố được đánh giá rất quan trọng, là chỉ tiêu cơ bản dùng để xác định thể tích của cây, trữ lượng, sản lượng lâm phần, mặt khác phân bố số cây theo nhóm đường kính là một phân bố tổng quát nhất khi nghiên cứu cấu trúc rừng nhiệt đới tự nhiên hỗn loài. Nếu đối với rừng trồng, khả năng sinh trưởng của các cá thế trong quần thể gần như tương đương nhau, nên sụ phân hóa về đường kính là không lớn. Thì đối với rừng tự nhiên, sức sinh trưởng của các loài cây hoàn toàn khác nhau, sức sinh trưởng của các cây ở những điều kiện khác nhau thì tốc độ sinh trưởng cũng không giống nhau, nên sự phân hóa về đường kính là rất rõ rệt. Kết quả nghiên cứu phân bố số cây theo cấp đường kính được trình bày trong bảng 3.4.
Bảng 3.4. Phân bố số cây gỗ theo cấp đường kính ở trạng thái rừng IIA tại huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu
OTC Số cây (cây/ha)
Số cây theo cấp đường kính (Cây)
6-10cm 10-15cm 15-20cm >20cm 1 360 232 112 16 0 2 352 256 80 12 4 3 344 248 88 8 0 4 368 260 68 36 4 5 356 224 114 18 0 6 340 244 48 44 4 7 356 228 100 28 0 8 328 216 66 48 8 9 320 208 84 24 4 TB 347 235,11 84,44 26,00 2,67
Qua bảng 3.4 chúng ta thấy phân bố số cây theo cấp đường kính ở trạng thái rừng phục hồi IIA cho thấy số lượng cây ở cấp đường kính có sự phân hóa rõ rệt. Số cây tập trung chủ yếu ở cấp đường kính 6-10cm trung bình là 235,11 cây chiếm tỷ lệ cao nhất, ở cấp đường kính 10-15 cm trung bình là 84,44 cây. Số cây ở cấp đường kính 15-20cm trung bình là 26 cây và số cây ở cấp đường kính >20 cm chỉ chiếm trung bình 2,67 cây chiếm tỷ lệ rất ít so với tổng số cây điều tra. Số cây tập trung nhiều nhất ở OTC 4 với 260 cây/ha. Cấp đường kính càng cao thì số cây lại giảm. Trung bình các cấp đường kính của huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu là 7cm. Như vậy có thể nói ở trạng thái rừng phục hồi IIA ở huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu có cấp đường kính từ 6-10cm và đường kính trung bình của nó là vào khoảng 7cm.
Hình 3.2. Biểu đồ phân bố số cây gỗ theo cấp đường kính ở trạng thái rừng IIA tại huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu
Qua biểu đồ hình 3.2 ta nhận thấy ở tầng cây gỗ cao ở trạng thái rừng phục hồi IIA tại huyện Sìn Hồ có số lượng cây tập trung nhiều nhất trung bình là 235,11 cây trong cấp đường kính 6-10 cm trong các ô tiêu chuẩn điều tra, và khi số đo đường kính càng tăng thì số lượng cây càng giảm tiếp đến là cây
có cấp đường kính từ 10-15 cm tiếp đến là cấp đường kính 15 - 20, còn lại số cây ở cấp đường kính >20 cm là thấp nhất thì chiếm tỷ lệ không đáng kể có OTC còn không có cây nào đặt đến cấp đường kính này.
3.1.4.2. Phân bố loài cây theo cấp đường kính
Phân bố số lượng loài cây theo cấp đường kính phản ánh cấu trúc tổ thành và khả năng thích nghi với điều kiện ngoại cảnh, tính ổn định của hệ sinh thái rừng trên cơ sở đó đưa ra những biện pháp lâm sinh tác động kịp thời nhằm điều chỉnh cấu trúc tổ thành hiện tại phù hợp với mục tiêu đã xác định.
Kết quả nghiên cứu về sự phân bố số loài theo cấp đường kính tầng cây cao ở trạng thái rừng phục hồi IIA tại huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu được trình bày trong bảng 3.5.
Bảng 3.5. Phân bố loài cây theo cấp đường kính ở trạng thái rừng IIA tại huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu
Xã OTC Số loài (loài)
Số loài theo cấp đường kính (loài) 6-10 cm 10-15cm 15-20cm > 20 cm Pa Tần 1 21 13 9 2 0 2 23 20 11 2 1 3 21 18 10 2 0 Lùng Thàng 4 23 17 12 8 1 5 22 16 9 2 0 6 20 19 13 4 1 Ma Quai 7 21 16 11 2 0 8 19 13 8 6 2 9 18 15 12 2 1 Số loài nhiều nhất 23 20 13 8 2
Dựa vào những số liệu đã có trên bảng 3.5 giúp ta biết được sự phân bố loài cây theo cấp đường kính ở trạng rừng IIA tại huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai
Châu. Sự phân bố số loài cây có sự khác nhau như ở cấp đường kính 6-10cm số loài cây phân bố nhiều nhất với số loài là 20 loài cây. Ở cấp đường kính 10-15cm số loài là 13 loài, còn ít nhất là ở cấp đường kính >20cm số loài cây là 2 loài. Như vậy có thể thấy cấp đường kính càng tăng thì số loài cây càng giảm.
Hình 3.3. Biểu đồ phân bố số loài theo cấp đường kính ở trạng thái rừng IIA tại huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu
Tại hình 3.3. cho thấy tỷ lệ số loài xuất hiện nhiều nhất ở cấp đường kính 6-10 cm và thấp nhất ở cấp đường kính >20 cm. Để thấy rõ một số loài xuất hiện chủ yếu đề tài đã tổng hợp tại bảng 3.6 dưới đây.
Bảng 3.6. Một số loài chủ yếu ở các cấp đường kính theo các ô tiêu chuẩn ở trạng thái rừng IIA tại huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu
Cấp đường
kính Một số loài cây chủ yếu
6-10cm
Kháo vàng, Vải rừng, Giổi mỡ, Dẻ cau, Re hương, Đào rừng, Xoan đào, Thành ngạnh, Sơn ta, Sến đất, Lim xẹt, Sau sau, Sồi dẻ, Sòi tía, Hu đay, Nhãn rừng, Mán Đỉa, Chẹo tía, Dẻ gai, Sung rừng
10-15cm
Kháo vàng, Vải rừng, Giổi mỡ, Dẻ cau, Re hương, Xoan đào, Sến đất, Lim xẹt, Sồi dẻ, Nhãn rừng, Chẹo tía, Dẻ gai, Sung rừng
15-20cm Kháo vàng, Vải rừng, Giổi mỡ, Re hương, Xoan đào, Lim xẹt, Sồi dẻ, Nhãn rừng, Dẻ gai.
>20cm Xoan đào, Lim xẹt.
Qua bảng 3.6 cho thấy phạm vi biến động số tên loài cây ở cấp kính từ 6 - 10 cm là các loài cây sau: Kháo vàng, Vải rừng, Giổi mỡ, Dẻ cau, Re hương, Đào rừng, Xoan đào, Thành ngạnh, Sơn ta, Sến đất, Lim xẹt, Sau sau, Sồi dẻ, Sòi tía, Hu đay, Nhãn rừng, Mán Đỉa, Chẹo tía, Dẻ gai, Sung rừng … Các cây này đều là những cây ưa sáng mọc nhanh, có giá trị kinh tế thấp, có giá trị kinh tế thấp, chứng tỏ người dân ở đây là ít tác động vào rừng.