Cơ cấu đàn lợn nuôi tại cơ sở trong 3 năm gần đây

Một phần của tài liệu Áp dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng, trị một số bệnh cho lợn nái sinh sản tại trại fauerholm i s, ringvej 47, 4750 lundby, denmark (Trang 42 - 45)

STT Loại lợn 1 Lợn đực giống 2 Lợn nái hậu bị 3 Lợn nái sinh sản 4 Lợn con Tổng

Qua bảng 4.1 cho thấy: Số lượng lợn tăng qua các năm thể hiện quy mơ chăn ni lợn của trại có xu hướng phát triển theo hướng ổn định. Số lượng lợn nái sinh sản và lợn hậu bị tăng lên.

Trại đặc biệt chú trọng đến lợn nái hậu bị để thay thế cho các lợn nái sinh sản không đủ tiêu chuẩn như: Nái già đẻ quá nhiều lứa, nái sảy thai nhiều lần, nái bị bệnh.… Hàng tháng, có loại thải những con nái sinh sản kém,

không đủ tiêu chuẩn. Từng lợn nái được theo dõi tỉ mỉ, các số liệu liên quan của từng nái như số tai, ngày phối giống, ngày đẻ dự kiến, thức ăn theo tuần chửa được lưu trên phần mềm quản lí của trang trại và ghi trên thẻ gắn trên mỗi ô tại chuồng nuôi. Những con nái không đạt tiêu chuẩn sẽ được tiến hành loại thải.

4.2. Kết quả thực hiện cơng tác chăm sóc, ni dưỡng đàn lợn tại trại Fauerholm I/S - Ringvej47, 4750 Lundby, Denmark

4.2.1. Kết quả thực hiện cơng tác chăm sóc, ni dưỡng đàn lợn nái tại trại

Chăm sóc, ni dưỡng là một trong những quy trình khơng thể thiếu của bất kỳ trại chăn ni nào. Trong q trình thực tập tại trại, em đã trực tiếp vệ sinh, chăm sóc, theo dõi trên đàn lợn. Quy trình chăm sóc, ni dưỡng đàn lợn được áp dụng theo đúng quy trình như sau:

* Quy trình chăm sóc nái chửa

- Đối với lợn nái chờ siêu âm, sau khi phối đến tuần thứ 4

Hàng ngày vào kiểm tra lợn nái ở chuồng bầu để phát hiện lợn phối không đạt, lợn nái bị sảy thai, lợn mang thai giả, vệ sinh, dọn phân, cho lợn ăn.

Đối với nái giai đoạn này cho ăn với tiêu chuẩn 1,8 - 2,3 kg/con/ngày tùy thể trạng, cho ăn 2 lần trong ngày. Hằng ngày cho lợn ăn thêm rơm khơ để kích thích tiêu hóa, cung cấp chất xơ và kích thích lợn hoạt động, tránh nằm ì cả ngày.

Đến tuần thứ 3 sau khi phối sẽ tiến hành siêu âm, những lợn nái đã thụ thai sẽ được chuyển sang chuồng bầu, những lợn nái không thụ thai sẽ ở lại chuồng phối chờ lần phối tiếp theo, những lợn nái không thụ thai 3 lần trở lên sẽ bị loại thải.

- Đối với lợn nái chửa

Đối với nái chửa từ 31 đến 105 ngày cho ăn với tiêu chuẩn 2,5 - 3,5 kg/con/ngày tùy thể trạng.

Trong quá trình này lợn nái chửa được nuôi tập trung và được theo dõi kiểm soát lượng thức ăn hằng ngày bằng con chip điện tử, định kỳ cho lợn ăn thêm rơm khơ để kích thích tiêu hóa, cung cấp chất xơ, kích thích lợn hoạt động và giảm tình trạng cắn nhau. Đồng thời phải chú ý, quan sát, theo dõi bệnh tật, sảy thai, … để kịp thời xử lý.

* Quy trình chăm sóc nái đẻ (nái nuôi con)

Chuyển nái qua chuồng đẻ trong khoảng 5 - 10 ngày trước đẻ. Trước khi chuyển lợn nái sang chuồng đẻ cần đảm bảo một số điều kiện sau:

- Vệ sinh sát trùng chuồng đẻ sạch sẽ, khô ráo trước khi chuyển lợn nái chửa vào.

- Vệ sinh sạch sẽ cho lợn nái.

- Kiểm tra hệ thống vòi nước tự động, đảm bảo cung cấp đủ nước cho lợn.

- Điều chỉnh nhiệt độ trong chuồng từ 25 - 28ºC là thích hợp nhất.

- Thức ăn lợn chờ đẻ được cho ăn với tiêu chuẩn 3 - 4 kg/ngày, chia làm 2 bữa.

- Lợn nái trước ngày đẻ dự kiến 4 ngày, giảm tiêu chuẩn ăn xuống còn 2

- 3 kg/ngày, chia làm 2 bữa.

- Hằng ngày cho lợn ăn thêm rơm khô.

- Chuẩn bị dụng cụ trước khi hộ sinh lợn mẹ: bao tay, gel bôi trơn, máy cắt đi, sổ ghi chép, thuốc oxytoxin, bóng úm, …

- Khi lợn nái đẻ được 4 ngày tăng dần lượng thức ăn mỗi ngày từ 0,5 – 1 kg/con/ngày. Đối với lợn nái gầy và ni nhiều con có thể cho ăn tăng lượng thức ăn lên 1,5 – 2 kg/con/ngày.

Một phần của tài liệu Áp dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng, trị một số bệnh cho lợn nái sinh sản tại trại fauerholm i s, ringvej 47, 4750 lundby, denmark (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(70 trang)
w