Kết quả thực hiện công tác chăm sóc, nuôi dưỡng đàn lợn nái tại trại

Một phần của tài liệu Áp dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng, trị một số bệnh cho lợn nái sinh sản tại trại fauerholm i s, ringvej 47, 4750 lundby, denmark (Trang 44)

Chăm sóc, nuôi dưỡng là một trong những quy trình không thể thiếu của bất kỳ trại chăn nuôi nào. Trong quá trình thực tập tại trại, em đã trực tiếp vệ sinh, chăm sóc, theo dõi trên đàn lợn. Quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng đàn lợn được áp dụng theo đúng quy trình như sau:

* Quy trình chăm sóc nái chửa

- Đối với lợn nái chờ siêu âm, sau khi phối đến tuần thứ 4

Hàng ngày vào kiểm tra lợn nái ở chuồng bầu để phát hiện lợn phối không đạt, lợn nái bị sảy thai, lợn mang thai giả, vệ sinh, dọn phân, cho lợn ăn.

Đối với nái giai đoạn này cho ăn với tiêu chuẩn 1,8 - 2,3 kg/con/ngày tùy thể trạng, cho ăn 2 lần trong ngày. Hằng ngày cho lợn ăn thêm rơm khô để kích thích tiêu hóa, cung cấp chất xơ và kích thích lợn hoạt động, tránh nằm ì cả ngày.

Đến tuần thứ 3 sau khi phối sẽ tiến hành siêu âm, những lợn nái đã thụ thai sẽ được chuyển sang chuồng bầu, những lợn nái không thụ thai sẽ ở lại chuồng phối chờ lần phối tiếp theo, những lợn nái không thụ thai 3 lần trở lên sẽ bị loại thải.

- Đối với lợn nái chửa

Đối với nái chửa từ 31 đến 105 ngày cho ăn với tiêu chuẩn 2,5 - 3,5 kg/con/ngày tùy thể trạng.

Trong quá trình này lợn nái chửa được nuôi tập trung và được theo dõi kiểm soát lượng thức ăn hằng ngày bằng con chip điện tử, định kỳ cho lợn ăn thêm rơm khô để kích thích tiêu hóa, cung cấp chất xơ, kích thích lợn hoạt động và giảm tình trạng cắn nhau. Đồng thời phải chú ý, quan sát, theo dõi bệnh tật, sảy thai, … để kịp thời xử lý.

* Quy trình chăm sóc nái đẻ (nái nuôi con)

Chuyển nái qua chuồng đẻ trong khoảng 5 - 10 ngày trước đẻ. Trước khi chuyển lợn nái sang chuồng đẻ cần đảm bảo một số điều kiện sau:

- Vệ sinh sát trùng chuồng đẻ sạch sẽ, khô ráo trước khi chuyển lợn nái chửa vào.

- Vệ sinh sạch sẽ cho lợn nái.

- Kiểm tra hệ thống vòi nước tự động, đảm bảo cung cấp đủ nước cho lợn.

- Điều chỉnh nhiệt độ trong chuồng từ 25 - 28ºC là thích hợp nhất.

- Thức ăn lợn chờ đẻ được cho ăn với tiêu chuẩn 3 - 4 kg/ngày, chia làm 2 bữa.

- Lợn nái trước ngày đẻ dự kiến 4 ngày, giảm tiêu chuẩn ăn xuống còn 2

- 3 kg/ngày, chia làm 2 bữa.

- Hằng ngày cho lợn ăn thêm rơm khô.

- Chuẩn bị dụng cụ trước khi hộ sinh lợn mẹ: bao tay, gel bôi trơn, máy cắt đuôi, sổ ghi chép, thuốc oxytoxin, bóng úm, …

- Khi lợn nái đẻ được 4 ngày tăng dần lượng thức ăn mỗi ngày từ 0,5 – 1 kg/con/ngày. Đối với lợn nái gầy và nuôi nhiều con có thể cho ăn tăng lượng thức ăn lên 1,5 – 2 kg/con/ngày.

Bảng 4.2. Tình hình sinh sản của đàn lợn nái

Quý III - 2019 IV - 2019 I - 2020 II - 2020 III - 2020 Đến tháng 11 - 2020 Tính chung

Qua bảng 4.2. cho thấy: Trong 17 tháng thực tập, do trang trại chỉ có 1 công nhân và 1 thực tập sinh nên hằng ngày em sẽ trực tiếp tham gia chăm sóc, nuôi dưỡng các đối tượng lợn trong trang trại. Em đã trực tiếp nuôi dưỡng và chăm sóc, hỗ trợ 873 lần lợn nái đẻ, trong đó có 841 lần chăm sóc lợn mẹ đẻ thường và 32 lần can thiệp những ca đẻ khó.

Lợn nái đẻ thường chiếm tỷ lệ cao trên 96,33% những lợn nái này là lợn có sức khỏe và khả năng đẻ tốt, đã đẻ lứa thứ 2 - 3.

Tỷ lệ lợn nái đẻ phải can thiệp là 3,67%. Nguyên nhân là do những con đẻ lứa đầu, số lợn con ít nên thai to và những con nái già, bệnh, yếu kém xuất hiện hiện tượng đẻ khó.

Hỗ trợ nái đẻ khó bằng cách tiêm oxytoxin, nếu sau khi tiêm Oxytoxin sau 30 phút không có biểu hiện thì sẽ can thiệp bằng tay.

4.2.2. Kết quả thực hiện công tác chăm sóc, nuôi dưỡng lợn con theo mẹ tại trại

* Quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng đàn lợn con theo mẹ

- Chuẩn bị khu vực úm cho lợn con, rắc bột khô và chuẩn bị đèn úm.

- Sau khi sinh 6 - 8 tiếng ra, lợn con được tiến hành cắt dây rốn, cắt đuôi, tiêm Zuprevo để phòng và trị nhiễm khuẩn đường hô hấp trên lợn con.

- Đảm bảo nhiệt độ thích hợp cho lợn. Chuồng nuôi trong giai đoạn sơ sinh cần có 2 kiểu khí hậu chuồng nuôi riêng biệt: nhiệt độ mát (15,5oC - 18,3oC) cho lợn mẹ và nhiệt độ ấm, nóng (24,4 oC - 35oC trong ngày đầu và giảm xuống 21,1oC - 26,6oC) cho lợn con. Để đạt được yêu cầu này, trại duy trì nhiệt độ chuồng nuôi khoảng 18,3oC - 21,1oC; và có khu vực úm để làm ấm cho lợn con. Thường xuyên theo dõi phản ứng của nái mẹ và lợn con để kịp thời điều chỉnh nhiệt độ chuồng nuôi thích hợp.

- Cho bú theo ca trong tình trạng số lợn con trong cùng một ổ nái đẻ quá nhiều, thực hiện trong 12 giờ đầu sau khi sinh. Tách những con lợn con lớn

trội trong bầy ra khỏi nái mẹ 1 - 2 giờ vào buổi sáng và 1 - 2 giờ vào buổi trưa để nhóm lợn con yếu ở lại với nái mẹ.

- Sau khi đẻ 4 - 6 giờ, có thể tiến hành ghép bầy nếu cần thiết, để đảm bảo tính đồng đều của lợn trong ổ và khả năng của nái mẹ (thể trạng, số vú có khả năng cho sữa).

- Lợn con từ 3 ngày tuổi tiến hành thiến cho lợn đực và bấm tai.

- Từ 4 ngày tuổi tiến hành tiêm Baycox và tập ăn cho lợn con bằng thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh, cho 3 lần/ngày (sáng, trưa, chiều) với khẩu phần ăn tăng dần.

- Hằng ngày phải đi kiểm tra từng ô chuồng để kịp thời phát hiện bệnh và tiêm thuốc, tách đàn hoặc loại bỏ nhưng con gầy yếu, không đạt yêu cầu.

- Các loại thuốc thường dùng cho lợn con là:

+ Streptocillin dùng cho các bệnh về cơ - xương, hội chứng tiêu chảy, hội chứng hô hấp.

+ Melovem dùng giảm đau, hồi sức.

+ Promicador dùng gây tê (thường dùng lúc thiến lợn) …

- Đánh dấu bằng sơn chuyên dụng và ghi lại thông tin sau khi điều trị cho lợn để tiện theo dõi và kiểm tra.

Bảng 4.3. Một số chỉ tiêu của đàn lợn con

Quý III-2019 IV-2019 I-2020 II-2020 III-2020 Đến tháng 11 - 2020

Qua bảng 4.3 cho thấy: Trong thời gian em thực tập tại trại, trung bình số con được sinh ra là 17,67 con/lứa/nái; trung bình số lợn con cai sữa là 15,05 con/lứa/nái; tỷ lệ chết trong thời gian theo mẹ là 14,81%; cân nặng trung bình của lợn thời điểm cai sữa là 6,40 kg.

Số lượng lợn con bị chết chiếm tỷ lệ 14,81%. Nguyên nhân là do lợn mẹ đè chết, do loại thải vì quá còi cọc hoặc bị dị tật, một số lợn con mắc bệnh dẫn đến chết. Vì vậy trong quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng cần để ý để giảm tỷ lệ chết do bị đè.

4.3. Kết quả thực hiện quy trình phòng bệnh bằng phương pháp vệ sinh sát trùng tại trại Fauerholm I/S – Ringvej 47, 4750 Lundby, Denmark

Trong các biện pháp phòng chống dịch bệnh, việc vệ sinh, sát trùng nhằm đảm bảo chuồng trại luôn hợp vệ sinh, khô thoáng là một biện pháp hữu hiệu giúp ngăn ngừa mầm bệnh. Vì vậy, để góp phần bảo vệ đàn lợn nuôi tại trại chăn nuôi Fauerholm I/S, Ringvej 47, 4750 Lundby, Denmark, trong suốt 17 tháng thực tập chúng em thường xuyên tiến hành vệ sinh chuồng trại. Kết quả thực hiện được trình bày cụ thể ở bảng 4.4.

Bảng 4.4. Kết quả thực hiện công tác vệ sinh

STT Công việc

1 Vệ sinh chuồng trại

2 Rửa chuồng

3 Dọn lối đi, hành lang

4 Quét mạng nhện

Kết quả bảng 4.4. cho thấy: Trang trại ở Đan Mạch thực hiện các công tác vệ sinh chuồng trại ít, không thường xuyên trong khi ở Việt Nam các trang trại thực hiện vệ sinh, khử trùng chuồng nuôi rất nghiêm ngặt.

Khi em hỏi về vấn đề này, chủ trang trại chia sẻ rằng ở Đan Mạch không có nhiều dịch bệnh nên họ đã sử dụng các chế phẩm sinh học để giảm thiểu ô nhiễm chất thải và khử trùng trong chuồng nuôi, vì vậy công nhân chỉ cần dọn dẹp định kì để giữ môi trường sạch sẽ và chú tâm vào chăm sóc, nuôi dượng đàn lợn thì hiệu quả phòng bệnh vẫn đạt kết quả cao.

Trại chỉ tiến hành phòng bệnh bằng phương pháp vệ sinh sát trùng và không tiến hành phòng bệnh bằng phương pháp tiêm vắc xin cho đàn lợn nuôi. Lý giải về điều này, chủ trang trại và bác sĩ thú y phụ trách của trại cho rằng: đàn lợn nái của họ đang âm tính với các mầm bệnh; môi trường chăn nuôi của họ đang sạch bệnh, do đó họ không dùng bất cứ loại vắc xin nào. Vì việc, đưa vắc xin vào trại để phòng bệnh cho đàn lợn chưa hẳn sẽ an toàn cho đàn lợn, đặc biệt là với các loại vắc xin sống, khi hoạt lực của virut vẫn còn nếu phát tán ra ngoài môi trường có thể sẽ là mầm bệnh cho trại chăn nuôi của họ. Bên cạnh đó, vì đàn lợn đang âm tính với các bệnh nên sử dụng vắc xin sẽ lãng phí và làm tăng chi phí trong chăn nuôi. Đan Mạch đang hướng tới nền chăn nuôi không sử dụng vắc xin và thuốc.

Quy trình phòng bệnh bằng phương pháp vệ sinh sát trùng được thực hiện như sau:

* Quy trình vệ sinh hằng ngày

- Hàng ngày, trước khi vào chuồng làm việc kỹ sư, công nhân và sinh viên tất cả đều phải đi ủng, mặc đồ bảo hộ, sát trùng rồi mới vào chuồng.

- Vệ sinh máng ăn sạch sẽ.

- Cho lợn ăn, công việc cho ăn phần lớn phụ thuộc vào hệ thống máy móc có tính toán về khẩu phần ăn cho mỗi lợn nái và lợn con:

+ Đối với lợn nái ở chuồng đẻ và lợn nái ở chuồng chờ phối và có thai giai đoạn 4 tuần đầu, trước khi cho ăn 2 tiếng, thức ăn đã được hệ thống trộn

theo tỷ lệ và đưa đến từng hộp thức ăn ở mỗi ô chuồng của lợn nái, đến giờ cho ăn, chỉ cần đẩy gạt là thức ăn sẽ chảy xuống máng cho lợn nái.

+ Đối với lợn nái ở chuồng bầu, việc cho ăn được kiểm soát bằng con chip điện tử có thể theo dõi bằng máy tính.

+ Đối với lợn con cai sữa, thức ăn cũng được hệ thống định kỳ đổ đầy vào hệ thống máng tự động, cung cấp đầy đủ thức ăn nước uống vòi tự động cho lợn con.

- Cào phân vào nơi quy định.

- Kiểm tra sau khi cho lợn nái ăn để biết tình hình ăn của lợn nái, nếu lợn bỏ ăn hoặc ăn ít thì phải tìm ra nguyên nhân và có biện pháp xử lý kịp thời.

- Kiểm tra đàn lợn con, phát hiện và có biện pháp xử lý kịp thời đối với những con có biểu hiện bệnh, còi cọc, bỏ ăn.

- Định kỳ tiến hành rửa chuồng, quét dọn lối đi lại giữa các chuồng, quét mạng nhện, …

* Vệ sinh chuồng đẻ

- Hằng ngày tiến hành cào phân vào nơi quy định, rải rơm khô cho lợn nái để cung cấp chất xơ, hỗ trợ tiêu hóa, giảm stress.

- Tiến hành vệ sinh chung: chuồng lợn nái sau khi lợn nái được chuyển về chuồng chờ phối và chuyển lợn con sang chuồng cai sữa sẽ được vệ sinh, rửa sạch bằng vòi phun nước áp lực cao phun bọt và cách ly 1 tuần trước khi cho lợn nái mới lên đẻ. Chuồng sau khi được vệ sinh sẽ được rải bột sát trùng, làm ấm chuồng và đưa lợn lên.

* Vệ sinh chuồng bầu

- Định kỳ cào phân vào nơi quy định (3 lần/tuần) để phân rơi xuống gầm chứa phân ở phía dưới sàn chuồng sau đó vệ sinh gầm chứa phân bằng hệ thống dọn dẹp gầm, thoát phân và nước thải.

- Định kỳ rải rơm khô cho lợn nái chửa (3 lần/tuần) để lợn cung cấp chất xơ, hỗ trợ tiêu hóa, giúp lợn nái giảm stress và giảm tình trạng cắn nhau.

- Kiểm tra nhiệt độ chuồng thường xuyên bằng máy đo nhiệt độ và độ ẩm để có hướng xử lý điều chỉnh nhiệt độ thích hợp trong chuồng nuôi kịp thời.

* Vệ sinh chuồng cai sữa

- Quét dọn đường đi, quạt gió, bóng điện và các thiết bị thường xuyên được lau chùi.

- Đối với lợn con từ 15 kg trở lên, hằng ngày tiến hành rải rơm khô cho lợn con giúp giảm tình trạng cắn đuôi nhau và cung cấp chất xơ, hỗ trợ tiêu hóa cho lợn con.

- Kiểm tra nhiệt độ chuồng thường xuyên bằng máy đo nhiệt độ và độ ẩm để có hướng xử lý điều chỉnh nhiệt độ thích hợp trong chuồng nuôi kịp thời

- Sau mỗi lần bán lợn, tiến hành vệ sinh ô chuồng và xịt sạch và sát trùng trước khi chuyển đàn lợn mới vào.

4.4. Kết quả chẩn đoán và điều trị bệnh cho đàn lợn nái và đàn lợn con tại trại Fauerholm I/S – Ringvej 47, 4750 Lundby, Denmark tại trại Fauerholm I/S – Ringvej 47, 4750 Lundby, Denmark

4.4.1. Kết quả chẩn đoán bệnh cho đàn lợn nái và đàn lợn con

Trong thời gian thực tập tại trại em đã được tham gia vào các công tác chẩn đoán cho đàn lợn nái và đàn lợn con cùng quản lý và bác sĩ thú y. Qua đó em đã được trau dồi thêm kiến thức, kinh nghiệm về chẩn đoán một số bệnh thường gặp. Xác định nguyên nhân gây ra bệnh và cách khắc phục, điều trị bệnh. Kết quả thực hiện được thể hiện ở bảng 4.5.

Bảng 4.5. Tình hình mắc bệnh trên đàn lợn nái và đàn lợn con tại trại

Loại lợn

Lợn nái

Qua bảng 4.5. cho thấy: Trong các bệnh gặp phải ở lợn nái thì tỷ lệ lợn mắc viêm khớp là cao nhất là 7,90%; sau đó là viêm tử cung 2,99%; thấp nhất là viêm vú và sót nhau. Các bệnh về sinh sản của lợn nái chiếm tỷ lệ thấp (0,57 – 2,99%).

Đối với lợn con, các bệnh thường gặp là hội chứng hô hấp, hội chứng tiêu chảy và các bệnh về cơ - xương. Tuy nhiên, tỷ lệ mắc phải cũng không cao.

Tỷ lệ mắc bệnh ở các trang trại ở Đan Mạch thường rất thấp, do Đan Mạch có lợi thế về khí hậu, thời tiết lạnh, khô, hạn chế được sự phát triển của nhiều loại mầm bệnh, bên cạnh đó, các trang trại chăn nuôi cũng thực hiện vệ sinh, khử độc chuồng trại rất tốt, cung cấp thức ăn đảm bảo cả số lượng và chất lượng và nước uống đầy đủ. Các trang trại cũng cách xa nhau, do đó khả năng lây bệnh cũng thấp.

4.4.2. Kết quả điều trị bệnh trên đàn lợn nái và lợn con

Trong 17 tháng thực tập, em đã tham gia điều trị một số bệnh thường gặp ở lợn nái và lợn con. Kết quả thực hiện được thể hiện ở bảng 4.6.

Bảng 4.6. Kết quả điều trị bệnh trên đàn lợn nái và đàn lợn con

Loại lợn

Qua bảng 4.6. cho thấy: Tỷ lệ khỏi bệnh sau điều trị ở lợn nuôi tại trại là khá cao.

Ở lợn nái, tỷ lệ khỏi bệnh viêm vú và sót nhau là 100%, tỷ lệ khỏi bệnh viêm tử cung và viêm khớp là trên 90. Tỷ lệ điều trị khỏi bệnh khá cao là do chúng em đã kịp thời phát hiện và điều trị cho lợn. Bên cạnh đó, mỗ i

tháng đều có bác sĩ thú y định kì đến kiểm tra, tư vấn những vấn đề vệ sinh và trị bệnh trong trại nên trại đã kịp thời phát hiện và điều trị đúng cách cho đàn lợn.

Đối với đàn lợn con thì tỷ lệ khỏi bệnh là khá cao. Các bệnh về xương -

Một phần của tài liệu Áp dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng, trị một số bệnh cho lợn nái sinh sản tại trại fauerholm i s, ringvej 47, 4750 lundby, denmark (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(70 trang)
w