Động thái tăng trưởng đường kính tán của 2 giống bưởi

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng của giống bưởi đỏ tân lạc tại huyện yên bình, tỉnh yên bái (Trang 49 - 50)

(ĐVT: cm) Tháng Giống CT 1 (ĐC) CT 2 LSD.05 CV(%) P

Qua bảng số liệu 4.11 cho thấy đường kính tán của 2 giống bưởi tăng nhanh sau các đợt lộc thành thục, chiều cây cao hơn, tán rộng hơn. Cụ thể:

Từ tháng 7 đến tháng 9 đường kính tán tăng chậm hơn so với tháng 10, 11 và 12. Nguyên nhân vào các đợt lộc được cung cấp phân bón giúp cây sinh trưởng nhanh mạnh hơn. Đường kính tán giống bưởi Đại Minh từ tháng 7 (30,67 cm) tới tháng 12 (51,28 cm) tăng thêm 20,61 cm, trung bình mỗi tháng đường kính tán tăng thêm 3,44 cm. Đường kính tán giống bưởi đỏ Tân Lạc từ tháng 7 (33,55 cm) tới tháng 12 ( 57,57 cm) tăng thêm 24,02 cm , trung bình mỗi tháng đường kính tán tăng thêm 4,00 cm.

Như vậy tốc độ tăng trưởng đường kính tán từ tháng 7 tới tháng 12 của giống bưởi đỏ Tân Lạc so với giống bưởi Đại Minh có đường kính tán tương đương nhau.

4.1.5. Đặc điểm phân cành của 2 giống bưởi

Khả năng phân cành phụ thuộc nhiều vào đặc điểm của giống. Nhìn chung, cây ăn quả thân gỗ có hiện tượng tự rụng ngọn và phân cành mạnh. Tuy vậy khả năng phân cành cũng phụ thuộc rất nhiều vào kĩ thuật thâm canh chăm sóc. Nếu để cây phát triển tự nhiên thì cây phân cành càng mạnh, số

38

cành trên cây nhiều, đường kính cành các cấp lớn, là cơ sở để đạt năng suất cao. Tuy nhiên, trong kĩ thuật chăm sóc ta khơng nên để cây phân cành tự nhiên mà phải cắt bỏ những cành không hợp thế và tỉa bớt cành nếu chúng quá nhiều, để cành phân bố đều và sử dụng được ánh sáng có hiệu quả nhất, đồng thời dáng thế cây phải vững chắc.

Qua theo dõi thí nghiệm, chúng tơi thu được số liệu ở bảng 4.12.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng của giống bưởi đỏ tân lạc tại huyện yên bình, tỉnh yên bái (Trang 49 - 50)