Nguyên nhân khách quan

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) GIỮ gìn và PHÁT HUY bản sắc văn hóa dân tộc H’MÔNG TRÊN địa bàn HUYỆN kỳ sơn, TỈNH NGHỆ AN (Trang 34 - 35)

II. THỰC TRẠNG GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA

4. Nguyên nhân ảnh hưởng đến việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa

4.1. Nguyên nhân khách quan

Kỳ sơn là một huyện giáp biên giới tỉnh Nghệ An, dân tộc H’mông ở đây gắn bó mật thiết với thiên nhiên. Nhưng từ khi có sự du nhập văn hóa của các dân tộc khác, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường hiện nay thì đã làm thay đổi môi trường sống và lối sống của người H’mông ở đây. Nền kinh tế thị trường tạo sự giao lưu mạnh hơn giữa miền xuôi và miền ngược, nên tạo điều kiện cho người H’mông tiếp cận nhanh với lối sống và dễ dàng giao lưu trao đổi buôn bán. Đồng thời, cùng với sự phát triển mạnh của các phương tiện thông tin đại chúng mà vơ tình truyền bá các văn hóa phương Tây, văn hóa phương Đơng, các nước láng giềng vào cộng đồng H’mông ở đây, đặc biệt là các thế hệ trẻ. Ngoài ra, với sự truyền bá đạo Thiên Chúa và đạo Tin Lành của các thế lực đã làm thay đổi niềm tin của người H’mông. Các đạo khi truyền bá vào cộng đồng dân tộc ở huyện Kỳ sơn cũng không cực đoan nhưng dần dần cũng chối bỏ các luật tục, sinh hoạt văn hóa, lễ hội truyền thống của cộng đồng người H’mông ở đây.

Ngày nay với xu hướng tồn cầu hóa ngày càng mở rộng tạo ra nhiều cơ hội cho tỉnh Nghệ An nói chung và huyện Kỳ sơn nói riêng có thể tiếp thu cơng nghệ khoa học kĩ thuật hiện đại và là cơ hội để chúng ta có thể giới thiệu nét văn hóa đặc sắc của Kỳ sơn với bạn bè thế giới. Cùng với tác động của nền kinh tế thị trường thì tồn cầu hóa làm đảo lộn các giá trị văn hóa của dân tộc H’mơng ở địa phương,

làm giá trị bản sắc của dân tộc H’mông bị lãng quên dần, thay vào đó là các nền văn hóa nước ngồi du nhập vào.

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) GIỮ gìn và PHÁT HUY bản sắc văn hóa dân tộc H’MÔNG TRÊN địa bàn HUYỆN kỳ sơn, TỈNH NGHỆ AN (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)