Nguyên nhân chủ quan

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) GIỮ gìn và PHÁT HUY bản sắc văn hóa dân tộc H’MÔNG TRÊN địa bàn HUYỆN kỳ sơn, TỈNH NGHỆ AN (Trang 35 - 38)

II. THỰC TRẠNG GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA

4. Nguyên nhân ảnh hưởng đến việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa

4.2. Nguyên nhân chủ quan

4.2.1. Về tổ chức, quản lý

Nhận thức của các cấp chính quyền và người dân H’mơng về mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc chưa đầy đủ, sâu sắc. Do nhiều nguyên nhân, đặc biệt là nguyên nhân kinh tế khu vực đồng bào các dân tộc thiểu số còn chậm phát triển, thấp hơn các khu vực khác dẫn đến nhận thức của chính quyền các cấp, đồng bào các dân tộc H’mơng có xu hướng nghiêng về các mục tiêu phát triển kinh tế. Cùng với nó là tác động mạnh mẽ của luồng gió phát triển kinh tế thị trường, công nghệ thông tin hiện đại đã làm cho nhận thức của dân tộc H’mông hướng tới sự phát triển kinh tế, tiếp nhận công nghệ hiện đại theo chiều hướng có cả tích cực và tiêu cực. Trong đó, chính quyền địa phương chưa nhận thức rõ bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc H’mơng ở Kỳ sơn góp phần tạo tiền đề cho phát triển kinh tế du lịch địa phương, tạo tính thống nhất trong phát triển du lịch của tỉnh Nghệ An. Điều đó phản ánh nhận thức của các cấp chính quyền về việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc chưa có định hướng nhận thức đầy đủ, sâu sắc về nó trong tổng thể các chỉ tiêu kinh tế - xã hội của quá trình xây dựng phát triển.

Cách thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc thiểu số còn nhiều lúng túng, thiếu đồng bộ, chưa mang tính lâu dài. Việc đầu tư cho bảo vệ, tìm kiếm tài liệu các giá trị văn hóa đặc trưng của dân tộc H’mơng ở huyện Kỳ sơn chưa được quan tâm. Điều này đòi hỏi các cơ quan quản lý, cơ quan chuyên môn, các tổ chức và đồng bào dân tộc thiểu số phải tìm tịi, lựa chọn cách thức giữ gìn đồng bộ, linh hoạt, sáng tạo và hiệu quả hơn. Năng lực giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc H’mơng của các cấp chính quyền địa phương ở Kỳ sơn còn thấp. Những năm qua địa phương chưa có biện pháp cụ thể nào để bảo vệ, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc H’mơng và mở rộng các nghệ nhân, trong khi các già làng xưa và các nghệ nhân ngày càng ít dần.

Hiện nay, nhiều cán bộ ở địa phương huyện Kỳ sơn chưa hiểu rõ về phong tục tập qn và tiếng nói của người H’mơng ở đây nên khó khăn trong việc nghiên cứu và phát huy bản sắc văn hóa của họ. Bên cạnh đó, trong các ban ngành của chính quyền huyện Kỳ sơn cũng có thành phần là người H’mông làm việc nhưng khơng thể hiện rõ bản sắc, văn hóa bằng các trang phục truyền thống của dân tộc mình mà đã bị thay thế bởi trang phục âu hóa, và họ chưa thật sự năng nổ nhiệt tình để khơi phục và giữ gìn cho chính bản sắc của dân tộc mình. Mặc dù họ có hiểu biết về phong tục tập quán của dân tộc mình nhưng chưa qua đào tạo kiến thức về dân tộc học, do đó sự phát huy về lợi thế, sự hiểu biết của mình vào việc nghiên cứu, phát huy các giá trị bản sắc văn hóa dân tộc H’mơng chưa cao. Như vậy, trong quá trình thực hiện cơng tác giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc H’mơng ở huyện Kỳ sơn có sự mâu thuẫn giữa cơng tác giữ gìn bản sắc văn hóa

truyền thống dân tộc H’mông với khả năng của các cán bộ làm cơng tác văn hóa và khâu tổ chức hoạt động của địa phương. Điều này địi hỏi chính quyền địa phương cần có biện pháp khắc phục để tránh tình trạng giá trị văn hóa của cộng đồng người H’mơng ở đây bị mai một nhanh chóng.

4.2.2. Về trình độ dân trí

Trong một xã hội có nền kinh tế còn kém phát triển, hoạt động sản xuất truyền thống được đồng bào dân tộc H’mông truyền từ đời này sang đời khác, thế hệ này sang thế hệ khác. Ngay từ thuở nhỏ trẻ em người H’mông đã phải theo cha mẹ, ông bà lên nương làm rẫy, lớn lên chút nữa thì lên rừng đốn củi… Cuộc sống của người H’mông là một chuỗi ngày lao động chân tay mệt nhọc. Chính vì điều đó, làm cho họ có thói quen lười suy nghĩ, ít tư duy, khơng chịu tìm tịi và bằng lòng với cuộc sống hiện tại.

Ngày nay, Đảng và Nhà nước ta đã có những chủ trương, chính sách, đường lối đúng đắn nhằm phát triển kinh tế - xã hội cho đồng bào DTTS ở vùng sâu, vùng xa. Các cấp chính quyền địa phương đã có sự đầu tư xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng, nhờ vậy hệ thống đường sá, y tế, nước sạch, trường học hệ thống điện …được cải thiện. Ngồi ra cịn mở rộng các chính sách vay vốn làm ăn kinh tế cho người H’mơng, chính sách giao đất, giao rừng, thực hiện phổ cập giáo dục, xói đói giảm nghèo, hỗ trợ đặc biệt cho con em người dân tộc H’mông được cắp sách đến trường ….đã góp phần nâng cao rõ rệt đời sống người dân ở đây, tỉ lệ hộ nghèo đã giảm hẳn. Nhưng trên thực tế, do sức ỳ của thói quen và nếp sóng lâu đời, tình trạng con em người H’mông ở huyện Kỳ sơn còn ngại đến trường, ngại học vẫn còn phổ biến.

Có thể nói vấn đề trình độ dân trí của người H’mơng ở huyện Kỳ sơn cịn thấp, là một vấn đề lớn cho sự phát triển của địa phương. Với điều kiện kinh tế - xã hội của huyện còn nhiều khó khăn, trình độ dân trí khơng đồng đều, thanh niên không được đào tạo chuyên mơn lành nghề nên khó khăn trong việc huy động nguồn lực vật chất của chính quyền, từ đó ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của địa phương, góp phần gây trở ngại cho cơng tác giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc H’mông trên trên bàn huyện Kỳ sơn.

Như vậy, mỗi một dân tộc đều có một bản sắc văn hóa riêng của dân tộc mình. Cái bản sắc giá trị truyền thống của cộng đồng người H’mông ở huyện Kỳ sơn được truyền từ đời này sang đời khác, thế hệ này sang thế hệ khác, đó là giá trị về luật tục, trang phục, chữ viết, kiến trúc nhà ở, mối quan hệ xã hội cộng đồng, lễ hội truyền thống…. Nhưng hiện nay dưới tác động của nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan như: dưới tác động của xu thế tồn cầu hóa ảnh hưởng đến q trình CNH – HĐH đất nước, do chính sách đường lối của Đảng và Nhà nước có tầm ảnh hưởng lớn đến nhân dân trong sự phát triển kinh tế - xã hội, do ý thức và trình độ nhận thức của người dân đặc biệt là cộng đồng người H’mông ở huyện Kỳ sơn… Với nhiều nguyên nhân tác động trong thời đại mới đã làm thay đổi giá trị văn hóa của đồng bào dân tộc H’mơng ở Kỳ sơn về nhiều lĩnh vực, mọi mặt của

đời sống xã hội. Chính sự thay đổi đó mang lại nhiều tích cực và tiêu cực đối với cộng đồng người H’mơng nói riêng và của tồn xã hội nói chung. Chúng tơi đang công tác giảng dạy tại địa phương cảm thấy mình phải có một trách nhiệm tun truyền những mặt tích cực và loại bỏ dần những giá trị tiêu cực cho phù hợp với xu hướng phát triển, góp phần làm cho xã hội ngày càng văn minh, giàu đẹp. Đồng thời hướng cho các em ngay khi ngồi trên ghế nhà trường, cũng là lực lượng trí thức tuyên truyền hữu hiệu nhất cần phải giữ gìn những giá trị cơ bản nhất của dân tộc mình để góp phần xây dựng một cộng đồng văn hóa đặc sắc của dân tộc ở tỉnh Nghệ An nói riêng và của cộng đồng các dân tộc Việt Nam nói chung. Để đạt được những giá trị đáng kể trong cơng tác giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc thì chúng ta cần có sự phối kết hợp nhịp nhàng và khoa học giữa các cơ quan ban ngành, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước cùng với sự nhận thức, hỗ trợ của người dân.

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) GIỮ gìn và PHÁT HUY bản sắc văn hóa dân tộc H’MÔNG TRÊN địa bàn HUYỆN kỳ sơn, TỈNH NGHỆ AN (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)