Cơ cấu nợ theo thành phần kinh tế

Một phần của tài liệu 1280 quản trị rủi ro tín dụng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh thanh hóa luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 57 - 61)

sản xuất trong lĩnh vực nông lâm, ngu diêm, nghiệp; các trang trại; các hộ sản xuất kinh doanh dịch vụ phục vụ nông nghiệp. Các đối tuợng khách hàng này chiếm đa số trong tổng du nợ của Chi nhánh. Các chuơng trình cho vay chính là: Sản xuất lúa cao sản, vùng mía nguyên liệu; chăn nuôi tập trung theo trang trại, gia trại; cơ giới hoá sản xuất nông nghiệp; phát triển làng nghề; cho hộ gia đình vay để đóng góp xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế xây dựng nông thôn mới.

Cho vay đời sống luôn tăng trưởng ổn định và kiểm soát ở mức dưới 10% tổng dư nợ, đối tượng cho vay được tập trung đầu tư chủ yếu cho các đối tượng sau: Xây dựng và sửa chữa nhà; mua phương tiện đi lại; mua phương tiện sinh hoạt và các đối tượng phục vụ tiêu dùng khác. Đối tượng cho vay chủ yếu là cán bộ công chức hưởng lương từ ngân sách; hạn chế cho vay cán bộ, công nhân các doanh nghiệp do nguồn thu không ổn định;

Trong những năm qua, Chi nhánh giảm dần dư nợ đối với doanh nghiệp Nhà nước do hoạt động kém hiệu quả của thành phần kinh tế này trong thời điểm hội nhập. Thực hiện luân chuyển vốn linh hoạt, đáp ứng kịp thời đầy đủ nhu cầu vốn hợp lý cho các doanh nghiệp đủ điều kiện vay vốn. Xác định cơ cấu dư nợ cho doanh nghiệp hợp lý trong điều kiện hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thấp; hạn chế tăng trưởng dư nợ các ngành sản xuất kinh doanh gặp khó khăn, đặc biệt là ngành xây dựng, giao thông, thuỷ lợi, vận tải biển.

Định hướng của Chi nhánh là tăng dần khách hàng là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, đây là thành phần kinh tế hoạt động khá năng động và hiệu quả.

Năm 2014, hoạt động tín dụng của Chi nhánh đạt 16.419 tỷ đồng, trong đó chiếm tỷ trọng chủ yếu là hộ gia đình, cá nhân (đạt 12.274 tỷ động, chiếm tỷ trọng 74,8%), doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm tỷ trọng 24,8% (4.138 tỷ đồng). Trong khi đó dư nợ khối doanh nghiệp nhà nước là 7 tỷ đồng chỉ còn chiếm 0,04%.

2.1.3.3. Sản phẩm dịch vụ khác

B an đầu sản phẩm của Chi nhánh rất đơn điệu và ít, đến nay, Chi nhánh đã có đầy đủ các sản phẩm ngân hàng như: chuyển tiền trong nước, thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại hối, dịch vụ kho quỹ, sản phẩm thẻ và các dịch vụ kèm theo sản phẩm thẻ... Một số sản phẩm dịch vụ tiêu biểu như:

> Hoạt động thanh toán quốc tế

Hoạt động Thanh toán quốc tế được chính thức hoạt động tại Chi nhánh từ năm 1998 và chỉ là một bộ phận thuộc Phòng Kế hoạch Kinh doanh với hoạt động chỉ khiêm tốn đơn thuần là mua bán ngoại tệ với khách hàng.

Từ năm 2004 đến nay Phòng Kinh doanh Ngoại hối được thành lập với đầy đủ các hoạt động thanh toán quốc tế như thanh toán xuất nhập khẩu qua các các hình thức L/C, D/P, TT ... đồng thời hoạt động kinh doanh ngoại tệ ngày một phát triển mạnh mẽ, không chỉ đơn thuần chỉ mua bán đồng USD mà còn kinh doanh nhiều loại ngoại tệ khác như đồng Euro, Yên nhật, dollars Úc, dollars Singapore..

> Sản phẩm dịch vụ ngân quỹ

Sản phẩm dịch vụ ngân quỹ được phát triển và đưa vào kinh doanh từ năm 1997, mới đầu chủ yếu là đơn giản là thu chi tiền cho một số doanh nghiệp quốc doanh. Tuy nhiên với xu thế phát triển kinh tế mạnh mẽ, Chi nhánh cũng đã không ngừng phát triển và đa dạng hóa loại sản phẩm dịch vụ này. Đến nay, ngoài việc thu chi cho khách hàng, Chi nhánh còn thực hiện thêm cả việc phát lương tại các Doanh nghiệp, thu hộ tiền mặt..

> Sản phẩm dịch vụ thẻ

Đây là nhóm sản phẩm dịch vụ ra đời chậm nhất nhưng cũng là nhóm sản phẩm có xu thế phát triển mạnh mẽ nhất và đồng thời là nhóm sản phẩm và Chi nhánh đánh giá là mũi nhọn cho định hướng phát triển trong tương lai.

Sản phẩm dịch vụ thẻ được hình thành và phát triển tại Chi nhánh từ năm 2003 với chỉ có 4 máy ATM trên toàn địa bàn tỉnh và ban đầu chỉ có sản phẩm duy nhất là thẻ ATM.

TT Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 I Thu nhập 1.711 1.90 1 2.179 I Thu nhập từ hoạt động tín dụng 1.61Õ 1.78 9 2.Õ46 2 Thu nhập phí từ hoạt động dịch vụ 61 68“ 84

Thu nhập từ HĐ kinh doanh ngoại hối 3 4 5

Ngoài ra sản phẩm thẻ không chỉ đơn thuần chỉ mỗi thẻ ATM mà còn có thêm thẻ Tín dụng, thẻ Ghi nợ quốc tế, thẻ ghi có. và hàng loạt các sản phẩm liên quan đến thẻ là Mobil banking, Vntoplup....

Tuy nhiên, Agribank Tỉnh Thanh Hóa mới đạt được sự tăng trưởng về quy mô (nguồn vốn, dư nợ, vốn tự có...); Tỷ lệ thu dịch vụ còn quá thấp (dưới 10%); hệ số an toàn vốn còn thấp (chưa đạt đúng tỷ lệ theo tiêu chuẩn quốc tế), tỷ suất sinh lời (ROA, ROE) chưa cao. Chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu cạnh tranh, hệ thống quản trị RRTD còn yếu...

2.1.3.4. Kết quả hoạt động kinh doanh

Giai đoạn 2010 - 2014, Agribank Tỉnh Thanh Hóa đạt được sự tăng trưởng vượt bậc cả về nguồn vốn, tín dụng, tổng tài sản, màng lưới hoạt động cũng như cơ sở khách hàng và đội ngũ cán bộ nhân viên. Về cơ bản các chỉ tiêu kế hoạch đặt ra giai đoạn 2010 - 2014 đều hoàn thành và hoàn thành vượt mức. Nhờ vậy, Agribank Tỉnh Thanh Hóa đã đạt được mục tiêu trở thành một trong những NHTM hàng đầu tại địa bàn Tỉnh Thanh Hóa và là ngân hàng giữ vị thế chủ đạo, chủ lực trong thị trường tài chính nông nghiệp, nông thôn, có đóng góp quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng và ổn định nền kinh tế xã hội.

Ngoài việc tăng trưởng mạnh về nguồn vốn, tín dụng, giai đoạn 2010 - 2014, Agribank Tỉnh Thanh Hóa còn tạo được bước đột phá trong đầu tư công nghệ ngân hàng, phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng tiên tiến, hiện đại và đẩy mạnh quan hệ hợp tác quốc tế; khẳng định vị thế, thương hiệu của Agribank.

Một phần của tài liệu 1280 quản trị rủi ro tín dụng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh thanh hóa luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 57 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(128 trang)
w