Một số kiến nghị, đề xuất

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) GIẢI PHÁP GIÚP học SINH NGƯỜI dân tộc THIỂU số học tốt văn học dân GIAN TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ văn 10 ở các TRƯỜNG THPT MIỀN núi NGHỆ AN (Trang 56 - 77)

1. Với các cấp quản lí giáo dục

- Đối với phòng chuyên môn của Sở GD & ĐT:

+ Quan tâm hơn nữa việc triển khai các hoạt động nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên, đặc biệt là đội ngũ giáo viên dạy các trường miền núi. + Tạo thêm các hoạt động giao lưu chuyên môn để giáo viên dạy ở khu vực miền núi được tiếp cận, học hỏi những kĩ thuật, kinh nghiệm, phương pháp dạy học tích cực của giáo viên các trường chuẩn ở miền xuôi, vùng trung tâm.

- Đối với ban giám hiệu nhà trường:

+ Cần tạo thêm các hoạt động trải nghiệm cho học sinh để các em được khám phá, được thể hiện và có những bài học thú vị, hấp dẫn, bổ ích.

2. Với giáo viên

- Thường xuyên cập nhật, tham khảo các phương pháp dạy học tích cực để áp dụng cho từng tiết dạy, môn dạy của mình.

- Học hỏi, tích lũy kinh nghiệm để nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ cho bản thân.

- Dạy học cần bám sát đối tượng, linh hoạt trong quá trình giảng dạy để đạt hiệu quả tốt nhất trước những khó khăn, hạn chế của vùng miền và năng lực học sinh.

- Tích cực dự giờ, sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học - Mạnh dạn đưa ra các ý tưởng sáng tạo, thiết thực, có tính khả thi để tạo ra môi trường giáo dục gần gũi, thân thiện và hiệu quả.

3. Với học sinh

- Cần chủ động và tích cực hơn trong học tập.

- Đọc thêm tài liệu, khai thác tìm hiểu trên các trang mạng về nội dung, vấn đề của bài học để tích luỹ kiến thức, hiểu sâc sắc hơn vấn đề.

- Cần mạnh dạn hơn trong các hoạt động nhóm, hoạt động ngoại khoá, trải nghiệm.

- Biết liên hệ, tự hào bản sắc văn hoá phong tục của quê hương.

- Tự học và tự rèn luyện để nâng cao nhận thức, hình thành các kỹ năng sống cho bản thân.

Trên đây là một số kinh nghiệm sử dụng Giải pháp giúp học sinh người dân tộc thiểu số học tốt văn học dân gian trong chương trình Ngữ văn 10 ở các trường THPT miền núi Nghệ An” đã giúp tôi bước đầu đạt được những thành công

trong việc nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn tạo ra được sự hứng thú của học sinh đối với môn học. Đồng thời với các biện pháp mà tôi nêu ra đã phần nào đó giúp cho các đồng nghiệp giảng dạy môn Ngữ văn cảm thấy rất thiết thực khi tìm ra cách thức để tổ chức hoạt động dạy học môn Ngữ văn, đặc biệt tại các trường THPT miền núi, vùng khó khăn. Chính vì vậy tôi mong muốn các đồng nghiệp có thể tham khảo, vận dụng được sáng kiến kinh nghiệm này của tôi vào trong quá trình giảng dạy và mong nhận được nhiều ý kiến góp ý của Hội đồng khoa học các cấp, để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn và được áp dụng rộng rãi.

Tôi chân thành cảm ơn!

Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh nghiệm do tôi tự viết. Nếu làm sai

PHỤ LỤC Phụ lục 1

Cách thức thực hiện: Làm việc nhóm, học theo dự án Văn học dân gian với

tiếng dân tộc

- GV giới thiệu về phương pháp dạy - học theo dự án, HS chú ý lắng nghe và nêu các vấn đề chưa rõ để được giải đáp. GV hướng dẫn HS một số kỹ năng thực hiện dự án: tìm kiếm thu thập thông tin, quay viedo clip, chụp hình, ghi chép và tạo lập văn bản bằng file Word hoặc Powerpoint, video có thuyết trình và kèm theo bản word.

- GV đưa ra vấn đề chung: Văn học dân gian với tiếng dân tộc

- GV cùng với HS xây dựng các câu hỏi dựa trên sự định hướng của giáo viên cũng như hứng thú của HS:

* Chủ đề: Những hiểu biết của em về Văn học dân gian và phiên âm các

tác phẩm Văn học dân gian ra tiếng dân tộc của mình?

Thống nhất nội dung công việc sau khi đã thảo luận tại lớp và thực hiện 3 chia nhóm (thông thường ở các trường THPT miền núi Nghệ An chủ yếu là người dân tộc Hmông, Thái, Khơ mú và HS người dân tộc khác chiếm tỉ lệ rất ít nên sẽ chia đều các HS này ở 3 nhóm):

Nhóm Nội dung

1

HS người dân tộc Hmông

Những hiểu biết của em về Văn học dân gian (khái niệm, các thể loại, đặc trưng) và phiên âm các tác phẩm Văn học dân gian ra tiếng Hmông. 2

HS người dân tộc Thái

Những hiểu biết của em về Văn học dân gian (khái niệm, các thể loại, đặc trưng) và phiên âm các tác phẩm Văn học dân gian ra tiếng Thái. 3

HS người dân tộc Khơ mú

Những hiểu biết của em về Văn học dân gian (khái niệm, các thể loại, đặc trưng) và phiên âm các tác phẩm Văn học dân gian ra tiếng Khơ mú.

Lưu ý: Cộng điểm sáng tạo cho các nhóm về nội dung liên quan đến bài học.

* Các nhóm phân công nhóm trưởng và công việc cho từng thành viên trong nhóm.

- Mẫu phân công nhóm:

Lớp: 10…

Nhóm……….. Nhóm trưởng: ...

TTT Họ và tên Nội dung công việc được giao

- GV hướng dẫn cụ thể cách thức làm việc và những tiêu chí đánh giá cụ thể đối với từng cá nhân, từng nhóm.

Các nhóm xây dựng kế hoạch làm việc

* Xây dựng đề cương:

– Các nhóm dưới sự hướng dẫn của GV sẽ cùng xây dựng phác thảo đề cương các vấn đề cần giải quyết đối với từng chủ đề. HS cùng nhóm thảo luận, thống nhất đề cương. HS nêu những thắc mắc và các vấn đề chưa rõ để cùng giải quyết.

Sau khi các nhóm đã thống nhất kế hoạch giao nhiệm vụ cụ thể cho mỗi thành viên, GV yêu cầu HS làm việc ở nhà, thu thập các thông tin, tư liệu, tranh ảnh minh hoặc đi thực tế đến các địa điểm cần thuyết minh, quay phim, chụp ảnh. Từ đó tập hợp các dữ liệu để hoàn thiện sản phẩm chuẩn bị cho tiết học sau để báo cáo kết quả bằng sản phẩm trình chiếu có thuyết trình.

Hoạt động 3: Thực hiện dự án (HS tiến hành làm việc ở nhà)

Các nhóm và các cá nhân làm việc trong thời gian 1 tuần theo sự phân công của nhóm.

Thời gian Nội dung công việc

Ngày 1, 2 Cá nhân thu thập thông tin cho vấn đề được phân công trả lời

Ngày 3, 4 Cá nhân sử dụng thông tin đã có để hoàn thành vấn đề được phân công Ngày 5 Họp nhóm, cá nhân trình bày kết quả làm việc, nhóm góp ý.

Ngày 6, 7 Nhóm thống nhất nội dung

- Vận dụng lí thuyết về văn học dân gian, kiến thức phỏng vấn và trả lời phỏng vấn xây dựng một kịch bản của chương trình truyền hình.

- Thu thập tài liệu, thông tin thông qua thực tế cuộc sống, sách vở, qua mạng Internet…

- Tổng hợp kết quả: các thành viên hoàn thành thu thập tài liệu, trình bày trước nhóm, nhóm góp ý, bổ sung.

- Xử lí toàn bộ thông tin thu thập được: các thành viên khớp các phần thông tin thành bản tổng hợp, sử dụng các thông tin để giải quyết các vấn đề trong chủ đề. - Nhóm thảo luận để thống nhất các vấn đề thành báo cáo hoàn chỉnh và đưa thông tin lên các slide, tạo thành video clip để trình chiếu có thuyết trình ở tiết học sau.

- Các nhóm về nhà hoàn thành các chủ đề được giao, nhóm trưởng nộp sản phẩm của nhóm đúng thời gian quy định.

Thuyết trình các chủ đề theo dự án

(Thực hiện ở tiết tự chọn)

- Mục tiêu: Sau khi học sinh làm việc theo nhóm, tìm kiếm, thu thập thông

tin, tổng hợp, viết báo cáo (dạng video, bản word, powerpoint), các nhóm trình bày sản phẩm của mình.

- Phương pháp: Trực quan, thuyết trình, làm việc nhóm theo dự án. - Phương tiện dạy học: máy chiếu, video.

Bước 1: Trên cơ sở hướng dẫn HS thực hiện dự án từ tiết trước, GV hướng

dẫn cụ thể cách thức làm việc và những tiêu chí đánh giá cụ thể đối với từng cá nhân, từng nhóm:

- Các nhóm tự đánh giá ý thức, năng lực làm việc, hợp tác nhóm của từng thành viên trong nhóm.

- Các nhóm và giáo viên cùng đánh giá hiệu quả hoạt động nhóm của từng nhóm thông qua các hoạt động hàng ngày.

- Các nhóm và giáo viên cùng đánh giá chất lượng của sản phẩm của từng nhóm thông qua báo cáo sản phẩm.

- Kết quả tổng hợp của từng cá nhân gồm:

+ Kết quả tự đánh giá từng thành viên trong nhóm (do thư ký của từng nhóm tổng hợp).

+ Kết quả sản phẩm của từng nhóm.

– GV chú ý các nhóm cần có sự trao đổi trong quá trình làm việc vì một số vấn đề cần sử dụng kiến thức từ nhóm khác để giải quyết; đặc biệt giữa các nhóm được phân công phản biện lẫn nhau.

– Học sinh thuyết trình trực tiếp, các nhóm lắng nghe và bổ sung nhận xét. Phân công thư kí ghi kết quả tổng hợp.

– Tổng hợp kết quả: các thành viên hoàn thành thu thập tài liệu, trình bày trước nhóm. Nhóm góp ý, bổ sung.

– Xử lí toàn bộ thông tin thu thập được: các thành viên khớp các phần thông tin thành bản tổng hợp, sử dụng các thông tin để giải quyết các vấn đề trong chủ đề. – Nhóm thảo luận để thống nhất các vấn đề thành báo cáo hoàn chỉnh (trên các slide trình chiếu), kịch bản hoàn chỉnh và tập diễn xuất.

Bước 2: HS báo cáo kết quả

– Các nhóm bốc thăm thứ tự và sau đó lên trình bày sản phẩm của mình trong thời gian 5 đến 7 phút.

– Các nhóm phản biện và các nhóm khác góp ý, bổ sung.

Bước 3: Đánh giá, chốt vấn đề:

– GV tổ chức cho HS tự đánh giá, đánh giá lẫn nhau trong nhóm và các nhóm đánh giá nhau. GV kết hợp cho điểm những học sinh có tinh thần làm việc tích cực và kết quả làm việc tốt.

+ Đánh giá trong nhóm: Các thành viên thảo luận đánh giá từng thành viên trong nhóm. Thư kí ghi lại kết quả.

+ Đánh giá các nhóm: Các nhóm trưởng thảo luận đánh giá công việc của nhóm. Thư kí ghi lại kết quả.

– GV tổng kết, đánh giá về phương pháp tiến hành, tinh thần làm việc và kết quả của nhóm. Thư kí ghi lại kết quả.

– GV tổng kết, đánh giá về phương pháp tiến hành, tinh thần làm việc và kết quả của từng nhóm.

- GV nhận xét, đánh giá, cho điểm từng nhóm, lưu vào hồ sơ dạy học và có thể sử dụng kết quả này cho bài kiểm tra thường xuyên số 1.

* Hoạt động mở rộng, nâng cao: (HS làm ở nhà) Sưu tầm những bài ca dao,

Phụ lục 2

Chi tiết cách thức Tổ chức các hoạt động trải nghiệm văn học dân gian gắn với văn hoá địa phương

Để thực hiện hoạt động trải nghiệm văn học dân gian trong chương trình Ngữ văn 10 cho học sinh ở các trường THPT miền núi Nghệ An cần có kế hoạch chi tiết, đầy đủ, đây là yếu tố quyết định thắng lợi của hoạt động. Để có hoạt động trải nghiệm bám sát mục tiêu giáo dục làm cho học sinh thực sự thích thú và có tính khả thi, chúng tôi tiến hành thiết kế theo các bước như sau:

Bước 1. Hình thành ý tưởng, đặt tên cho hoạt động

Có nhiều hoạt động trải nghiệm phong phú mà học sinh THPT có thể tham gia nhằm hình thành và phát triển năng lực tự chủ trong tìm hiểu tri thức, đặc biệt là đối tượng học sinh người dân tộc thiểu số. Vì thế để dạy tốt phần văn học dân gian Ngữ văn 10 chúng ta cần tổ chức các hoạt động trải nghiệm như: hoạt động ngoại khóa, các trò chơi, câu lạc bộ… Và việc làm đầu tiên của hoạt động trải nghiệm là hình thành ý tưởng. Ý tưởng phải hay, hấp dẫn thì chắc chắn sẽ tạo nên hứng thú tham gia của đông đảo học sinh. Ý tưởng đó phải phù hợp với mục đích để học sinh học ở các trường THPT miền núi Nghệ An học tốt văn học dân gian và có tính khả thi. Việc hình thành ý tưởng và đưa ra ý tưởng độc đáo, thiết thực sẽ quyết định sự thành công của hoạt động.

Sau khi hình thành và xác định được ý tưởng chúng ta sẽ tiến hành đặt tên cho hoạt động. Đây là một việc làm cần thiết, vì tên hoạt động tự nó đã nói lên được chủ đề, mục tiêu, nội dung, hình thức của hoạt động. Tên của hoạt động cũng tạo ra được sự hấp dẫn, lôi cuốn, tạo ra được trạng thái tâm lí đầy hứng khởi và tích cực cho học sinh. Vì vậy cần có sự tìm tòi, suy nghĩ để đặt tên cho hoạt động sao cho phù hợp và hấp dẫn.

Việc đặt tên cho hoạt động cần phải đảm bảo các yêu cầu sau: - Rõ ràng, chính xác, ngắn gọn

- Phản ánh được chủ đề và nội dung hoạt động - Tạo được ấn tượng ban đầu cho học sinh

Lưu ý: Tên của hoạt động đã được gợi ý trong bản kế hoạch hoạt động trải nghiệm, nhưng có thể tùy thuộc vào khả năng và điều kiện cụ thể của từng trường, từng lớp để lựa chọn tên khác cho hoạt động.

Bước 2. Xác định nội dung, mục tiêu, hình thức

Thông qua các hoạt động trải nghiệm, nhằm giúp các em học sinh ở các trường THPT miền núi nghệ An học tốt hơn phần văn học dân gian trong chương trình Ngữ văn 10. Mục tiêu của hoạt động là dự kiến trước kết quả của hoạt động. Các mục tiêu hoạt động cần phải được xác định rõ ràng, cụ thể và phù hợp; phản ánh được các mức độ cao thấp của yêu cầu đạt được về tri thức, kĩ năng, thái độ và định hướng

giá trị.

Mục tiêu có thể đạt được hay không phụ thuộc vào việc xác định đầy đủ và hợp lí những nội dung, hình thức của hoạt động. Trước hết, cần căn cứ vào chủ đề, các mục tiêu đã xác định, các điều kiện hoàn cảnh cụ thể của từng trường, từng lớp và khả năng của học sinh để xác định nội dung phù hợp cho hoạt động.

- Nếu xác định đúng các mục tiêu sẽ có các tác dụng sau:

+ Định hướng cho hoạt động, là cơ sở để lựa chọn nội dung và điều chỉnh hoạt động. Căn cứ để đánh giá các hoạt động.

+ Kích thích tính tích cực hoạt động của thầy và trò. - Khi xác định mục tiêu, cần phải trả lời các câu hỏi sau:

+ Hoạt động này có thể hình thành cho học sinh những kiến thức ở mức độ nào? (Khối lượng và chất lượng đạt được của kiến thức?)

+ Học sinh vận dụng được ở mức độ nào về tri thức văn học dân gian trong chương trình Ngữ văn 10 khi tham gia hoạt động?

+ Những thái độ, giá trị nào có thể được hình thành hay thay đổi ở học sinh sau hoạt động?

Bước 3. Xác định thời gian, không gian

Các buổi trải nghiệm vào các tiết chào cờ đầu tuần, hoặc các ngày thứ 7, chủ nhật. Thời lượng cho buổi trải nghiệm tuỳ thuộc vào nội dung trải nghiệm.

Chuẩn bị không gian trải nghiệm: dùng sân khấu của nhà trường và sân trường.

Bước 4. Chuẩn bị hoạt động

Trong bước này, cả giáo viên và học sinh cùng tham gia công tác chuẩn bị. Để chuẩn bị tốt cho hoạt động, giáo viên cần làm tốt những công việc sau đây:

- Nắm vững các nội dung và hình thức hoạt động đã được xác định và dự kiến tiến trình hoạt động.

- Dự kiến những phương tiện, điều kiện cần thiết để hoạt động có thể được thực hiện một cách có hiệu quả. Các phương tiện và điều kiện cụ thể là:

+ Các tài liệu cần thiết liên quan đến các chủ đề, phục vụ cho các hình thức hoạt động.

+ Các phương tiện hoạt động như phương tiện âm thanh, nhạc cụ, đạo cụ,

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) GIẢI PHÁP GIÚP học SINH NGƯỜI dân tộc THIỂU số học tốt văn học dân GIAN TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ văn 10 ở các TRƯỜNG THPT MIỀN núi NGHỆ AN (Trang 56 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)