II. Giải pháp giúp học sinh người dân tộc thiểu số học tốt văn học dân gian
3. Tổ chức các hoạt động trải nghiệm văn học dân gian gắn với văn hoá
3.2. Kế hoạch và cách thức tổ chức các hoạt động trải nghiệm văn học dân
gắn với văn hoá địa phương
Để thực hiện hoạt động trải nghiệm văn học dân gian trong chương trình Ngữ văn 10 cho học sinh ở các trường THPT miền núi Nghệ An cần có kế hoạch chi tiết, đầy đủ, đây là yếu tố quyết định thắng lợi của hoạt động. Để có hoạt động trải nghiệm bám sát mục tiêu giáo dục làm cho học sinh thực sự thích thú và có tính khả thi, chúng tôi tiến hành thiết kế theo các bước như sau:
Bước 1: Hình thành ý tưởng, đặt tên cho hoạt động Bước 2: Xác định nội dung, mục tiêu, hình thức Bước 3: Xác định thời gian, không gian
Bước 4: Chuẩn bị hoạt động
Bước 5: Lập kế hoạch chi tiết hệ thống hóa các hoạt động cụ thể Bước 6: Kiểm tra, điều chỉnh và hoàn thiện chương trình hoạt động Bước 7: Tiến hành các hoạt động nội dung trải nghiệm theo kế hoạch.
(Chi tiết cách thức thực hiện, triển khai từng bước ở phần phụ lục 2)
NỘI DUNG
1. Tên ngoại khoá: Văn học dân gian với văn hoá địa phương 2. Hình thức tổ chức: Thi giữa các đội
- Đội thi: Gồm 3 đội thi, mỗi đội 10 học sinh, được ghép từ các lớp trong khối
10. Các đội cùng tham gia tranh tài qua 3 phần thi. Tổng số điểm của các vòng thi là cơ sở để đánh giá, xếp loại giữa các đội.
- Các học sinh còn lại: Tham gia cổ vũ cho các đội và tham dự Phần thi dành cho khán giả.
3. Nội dung các phần thi
Phần 1: Trả lời nhanh hiểu biết kiến thức Văn học dân gian
Có 3 gói câu hỏi cho 3 đội, các đội lên bắt thăm và lần lượt trả lời. Thời gian cho mỗi gói câu hỏi là 5 phút, có 10 câu. Mỗi câu trả lời đúng được 10 điểm.
*Gói câu hỏi số 1
Câu hỏi Đáp án
1.VHDG được sáng tác và lưu truyền chủ yếu bằng hình thức nào?
2. Thể loại nào được xem là “Bài học đầu tiên của
cuộc đời trẻ thơ”?
3. Nhiều chi tiết quan trọng trong truyện cổ tích mang tính gì?
4. Trong truyện “Tấm Cám” mỗi khi gặp khó khăn, đau khổ Tấm đều làm gì?
5. Âm hưởng nổi bật thường thấy của thể loại sử thi là gì?
6. Qua đoạn trích Chiến thắng Mtao Mxây, có thể
thấy Đăm Săn thuộc kiểu nhân vật gì? 7. Tục ngữ là những bài học về điều gì?
8. Chủ đề của Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy là gì?
9. Đây là cái gì?
Xương sườn xương sống, nuốt trộng người ta Đi ra, đi vô, người ta không chết
10. Từ nào còn thiếu trong câu ca dao sau
Đường vô xứ Nghệ quanh quanh Non xanh nước biếc như… hoạ đồ
1. Truyền miệng 2. Hát ru
3. Kỳ ảo
4. Ôm mặt khóc/khóc 5. Hào hùng/hùng tráng
6. Anh hùng sử thi và anh hùng chiến trận
7. Đối nhân, xử thế
8. Dựng nước và giữ nước 9. Cái nhà
10. Tranh
*Gói câu hỏi số 2
Câu hỏi Đáp án
1. Câu đố sau sử dụng thủ pháp nghệ thuật nào?
“Khi đi cưa ngọn, khi về cũng cưa ngọn”
2. “Tiễn dặn người yêu” là truyện thơ của dân tộc nào?
3. Hình ảnh “ngọc trai - giếng nước” trong
“Truyện An Dương Vương và Mị Châu Trọng Thủy” có ý nghĩa gì?
4. Từ nào còn thiếu trong câu sau:
1. Nói lái 2. Thái
3. Biểu trưng cho một mối oan tình được hóa giải
4. May
5. Trầu têm cánh phượng 6. Dủ dỉ là con dù dì
Thương trò ….... áo cho trò
Thiếu bâu, thiếu vạt, thiếu hò, thiếu vai.
5. Nhờ vào vật gì mà nhà vua nhận ra cô con gái của bà lão bán nước đó là Tấm?
6. Trong truyện cười “Tam đại con gà” chữ “Kê” thầy đồ đọc thành chữ gì?
7. Trong “Truyện An Dương Vương Và Mị Châu-
Trọng Thuỷ” vì sao thành được gọi là Loa
Thành?
8. Đoạn trích “Chiến thắng Mtao Mxây”, Đăm Săn được ai giúp đỡ, bày cách cho đánh thắng Mtao Mxây? 9. Đây là con gì? Tính tình đáo để Phá phách rất ghê Chỉ chuyên một nghề Truyền mang dịch hạch
10. Những câu sau đây ca dao hay tục ngữ?
Học trò đèn sách hôm mai Ngày sau thi đỗ nên trai mới hào
Làm nên quan thấp, quan cao Làm nên vọng tía võng đào nghênh ngang
7. Vì thành rộng, xoắn như hình trôn ốc
8. Ông trời 9. Con chuột 10. Ca dao
*Gói câu hỏi 3
Câu hỏi Đáp án
1. Trong truyện “Tấm Cám” nhân vật Tấm đã hoá mấy kiếp để trở lại làm hoàng hậu?
2. Tên 2 bà vợ của Đăm Săn là gì?
3. Truyện cười “Nhưng nó chỉ bằng hai mày” phản ánh vấn đề gì trong xã hội?
4. Tên thật của vua An Dương Vương là gì? 5. Trong bài ca dao thách cưới “Cưới nàng anh
toan dẫn voi…” cô gái đã thách cưới vật gì?
1. 4 kiếp: chim vàng anh, cây xoan đào, khung cửi, quả thị 2. Hơ Nhị và Hơ Bhị
3. Phê phán thói hư tật xấu, tham nhũng của quan lại
4. Thục Phán 5. Khoai lang
6. Trong truyện cười: Tam đại con gà, tác giả dân gian muốn phê phán điều gì?
7. Thể loại truyện dân gian nào ra đời sớm nhất trong lịch sử loài người?
8. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn
Xấu ………..đẹp ……còn hơn đẹp người.
9. Có chân mà chẳng biết đi
Quanh năm suốt tháng đứng ì một nơi
Là cái gì?
10. Lời nói không mất tiền mua Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau
Là tục ngữ hay ca dao? khoe chữ 7. Thần thoại 8. người, nết 9. Cái giường 10. Tục ngữ
Phần 2: Thi năng khiếu Diễn xướng Văn học dân gian
Mỗi đội sẽ thể hiện năng khiếu của đội mình như: hát, múa, diễn kịch (chuyển thể từ các tác phẩm từ văn học dân gian) trong thời gian 5 đến 7 phút. Ban Giám khảo sẽ chấm điểm cho mỗi phần thi. Điểm tối đa cho phần thi này là 40 điểm, quá 1 phút bị trừ 5 điểm. (Xen kẽ giữa các phần thi là các câu hỏi cho khán giả để ban giám khảo có thời gian chuẩn bị).
+ Các tiết mục múa, hát như:
Cây đa quán dốc Bống bống bang bang Truyện kể Thánh Gióng Non nước hữu tình
+ Kịch: (cụ thể chi tiết ở phần phụ lục) Nhưng phải bằng hai mày
Tam đại con gà
Tấm Cám (Màn cuối)
Phần 3: Phần hiểu biết và liên hệ văn hoá, phong tục của địa phương
+ Một số câu hỏi liên quan đến văn hoá địa phương: Phiên âm một số câu tục ngữ ra tiếng Hmông, Thái Khơ mú và đọc lên cho mọi người cùng nghe? (Nên đưa những câu tục ngữ giáo dục nhân cách, lối sống cho học sinh).
+ Mỗi đội sẽ đọc các bài ca dao hoặc tục ngữ của người dân tộc Hmông, Thái, Khơ mú mà các em sưu tầm. Thời gian cho mỗi đội là 3 phút, mỗi bài ca dao hoặc một câu tục ngữ được 10 điểm (hs phải có kế hoạch sưu tầm trước cuộc thi).
+ Thi các trò chơi dân gian gắn với phong tục tập quán của địa phương các huyện miền núi vùng cao Nghệ An như: ném còn, đánh pao, nhảy sạp, đẩy gậy…
+ Thi nấu các món ăn truyền thống: nấu các món món ăn truyền thống của dân tộc và địa phương.
Phần thi dành cho khán giả
Phần thi dành cho khán giả sẽ được tổ chức bằng cách trả lời câu hỏi từ ban tổ chức chương trình, có thể là các câu hỏi về tri thức văn học dân gian hoặc các câu hỏi về phong tục tập quán của địa phương học sinh, mỗi câu trả lời đúng sẽ nhận được một phần quà nhỏ từ BTC.
(Kế hoạch triển khai chi tiết ở phần phụ lục 4, hình ảnh minh hoạ phụ lục 3)
3.3. Kết quả thực hiện
Nhìn lại quá trình trải nghiệm thực tế và theo dõi kết quả của việc áp dụng Tổ
chức các hoạt động trải nghiệm văn học dân gian gắn với văn hoá địa phương giúp học sinh dân tộc thiểu số cảm nhận thật sâu cái hay, cái đẹp, cái tình, cái lí trong những câu chuyện cổ tích, những câu chuyện thần thoại, truyền thuyết, truyện cười, những bài ca dao quen thuộc mà có lẽ các em đã được nghe kể từ khi còn chưa đi học. Qua các phần thi, những tiết mục trình diễn các em thực sự được sống trong một không gian diễn xướng văn học dân gian đầy cổ xưa. Đây là một sân chơi bổ ích, lành mạnh giúp bồi đắp, nuôi dưỡng cho các em học sinh niềm say mê văn học, say mê những giá trị văn hóa cổ truyền và khám phá những sắc màu văn hóa dân tộc. Hướng các em đến với những cảm nhận đúng đắn về hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm, khám phá những giá trị đích thực của tác phẩm VHDG...
Hoạt động trải nghiệm là con đường để học tập thực sự gắn liền với thực tiễn, vừa học kiến thức vừa được rèn luyện và phát triển các kĩ năng, năng lực của bản thân. Chính vì thế học sinh rất hào hứng trả lời các câu hỏi và nhiệt tình tham gia trải nghiệm các trò chơi của chương trình. Đặc biệt học sinh đồng bào dân tộc DTTS hòa đồng và thân thiện, vượt qua được rào cản mặc cảm, tự ti, ngại giao tiếp. Các
em biết cách lắng nghe, mạnh dạn làm quen, quan tâm đến cảm xúc của người khác, nói năng mạch lạc, trôi chảy, biết nhìn nhận và giải quyết các vấn đề trong cuộc sống và nhất là có thái độ sống vui vẻ, lạc quan. Đồng thời, khi tham gia các hoạt động trải nghiệm văn học dân gian gắn với văn hoá địa phương là cơ hội cho học sinh
người DTTS được giao lưu, học hỏi, trau dồi kỹ năng thuyết trình, kỹ năng quan sát và bày tỏ ý kiến nhận thức của bản thân. Chính vì thế khi giảng dạy phần Văn học dân gian trong chương trình Ngữ văn 10 cho đối tượng học sinh người DTTS ở các trường THPT miền núi Nghệ An nên Tổ chức các hoạt động trải nghiệm văn học
dân gian gắn với văn hoá địa phương giúp học các em có những trải nghiệm thú vị,
thêm yêu, tự hào và bảo tồn phát huy những nét đẹp của văn hóa dân tộc.
Thông thông qua chương trình hoạt động trải nghiệm Văn học dân gian với
gian để trả lời các câu hỏi, liên hệ kiến thức đã học với thực tiễn cuộc sống, tích luỹ kiến thức và phát triển năng lực của bản thân. Hơn nữa đối với các trường THPT miền núi Nghệ An học sinh chủ yếu là người dân tộc thiểu số nên các em sẽ được trải nghiệm sự mới mẻ, sự đa dạng hình thức học tập và giúp các em nói tiếng phổ thông rõ ràng hơn, thêm mạnh dạn, tự tin phát biểu ý kiến trước đám đông… Đồng thời qua hoạt động trải nghiệm ấy các em nhận thức được giá trị phong tục tập quán, văn hóa của quê hương; tự hào và giữ gìn, phát huy những nét đẹp truyền thống ấy.