- Phòng sản xuất kinh doanh: Có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch
1. Những kết quả đạt được
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM SỢI Ở
CÔNG TY DỆT- MAY HÀ NỘI
Công tác quản lý chất lượng có tầm quan trọng hàng đầu trong việc đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm . Công ty nào có hệ thống quản
lý chất lượng tốt thì sẽ đạt được những thành công đáng kể trong việc nâng
cao chất lượng sản phẩm . Vì vậy, để đánh giá chất lượng sản phẩm của
bất kỳ một công ty nào cũng cần phải xem xét đến hệ thống quản lý chất lượng của công ty, để tìm những ưu điểm đã đạt được cũng như những tồn
tại cần khắc phục đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm .
A- KHÁI QUÁT CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM Ở
CÔNG TY DỆT- MAY HÀ NỘI
Nhận thức được tầm quan trọng của chất lượng sản phẩm trong thời điểm hiện nay, là vũ khí cạnh tranh số một, là điều kiện quan trọng và quyết định đến sự tồn tại và phát triển của Công ty, nên lãnh đạo Công ty quyết
tâm xây dựng cho mình một hệ thống đảm bảo chất lượng sản phẩm phù hợp.
Với những nỗ lực của ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ công nhân viên
46 nhận chứng chỉ ISO 9002. Đây là một thành công lớn của Công ty, giúp
Công ty thuận lợi hơn trong đối ngoại, đảm bảo các yêu cầu theo đơn đặt
hàng của khách hàng. Mặt khác, với chứng chỉ ISO 9002 giúp Công ty xây
dựng cho mình một hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm chặt chẽ, từ đó
có thể nâng cao chất lượng sản phẩm , nâng cao năng suất, giảm chi phí và nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường.
1. Công tác triển khai áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9002 và nâng cao nhận thức về chất lượng sản phẩm .
Ngay khi nhận được chứng chỉ ISO 9002, ban lãnh đạo công ty đã bắt tay vào xây dựng bộ máy quản lý chất lượng và các hệ thống văn bản
chất lượng cần thiết để việc quản lý được tiến hành xuyên suốt và đạt hiệu
quả. Hiện nay các văn bản liên quan đã được xây dựng xong và Công ty luôn tiến hành sửa đổi liên tục cho phù hợp với điều kiện thực tế.
Hệ thống văn bản của Công ty gồm 3 tầng:
Tầng I: Sổ tay chất lượng (do Công ty quản lý)
Tầng II: Quy trình ( do Công ty quản lý)
Tầng III: Quy định (do các nhà máy, phòng ban quản lý)
Công ty tiến hành xây dựng triển khai khai chính sách chất lượng đến toàn công ty, huy động mọi thành viên trong Công ty tham gia quản lý
chất lượng sản phẩm . Chính sách chất lượng là tấm gương phản chiếu sự đổi mới nhận thức của ban lãnh đạo về chất lượng sản phẩm.
Chính sách chất lượng của Công ty :" Đảm bảo chất lượng sản
phẩm và những điều đã cam kết với khách hàng là nền tảng cho sự phát
triển lâu dài của Công ty ".
Song song với việc xây dựng, triển khai hệ thống văn bản chất lượng
Công ty còn tập trung vào đào tạo, huấn luyện chất lượng cho tất cả các thành viên trong Công ty, đặc biệt là công nhân sản xuất. Công ty đã tổ
47 chức liên tục các lớp học ngắn hạn về ISO cho công nhân sản xuất. Mặt khác, để đảm bảo chính sách chất lượng, mục tiêu chất lượng của Công ty được hiểu thấu đáo Công ty còn in hơn 3000 tờ gấp phát cho cán bộ công
nhân viên trong Công ty.
Công ty đã thành lập phòng ISO, cử đại diện lãnh đạo đi đào tạo, học
hỏi kinh nghiệm về hệ thống chất lượng. Công ty còn tập chung nâng cấp cơ sở hạ tầng,đầu tư dổi mới và nâng cấp hệ thống máy móc, trang thiết bị
cho các nhà máy, phòng ban.
Danh mục các quy trình của Công ty Dệt- May Hà Nội
TT
Tên tài liệu Ngày
ban hành
Lần
ban hành QT kiểm soát tài liệu nội bộ 3/2/01 8
QT kiểm soát HSCL 3/2/01 3
QT xử lý sản phẩm không phù hợp
15/2/01 4
QT kỹ thuật thống kê 10/4/01 3 QT bốc xếp- lưu kho - bảo
quản
1/2/01 4
QT khắc phục và phòng ngừa 10/9/01 4 QT kiểm tra và thử nghiệm 10/9/01 4
QT kiểm soát thiết bị đo lường 15/2/01 4 QT nhận biết truy tìm nguồn
gốc sản phẩm
15/2/01 4
48 ngoài
QT kiểm soát quá trình sản
xuất
10/4/01 3
QT trạng thái kiểm travà thử
nghiệm
10/4/01 6
Nhìn chung, việc triển khai chương trình quản lý chất lượng sản
phẩm được Công ty thực hiện xong và có hiệu quả, phong trào chất lượng
lên cao tạo nên môi trường làm việc khoa học, cán bộ công nhân viên có ý thức, trách nhiệm hơn trong công việc của mình.
3. Công tác nghiên cứu, thiết kế chất lượng
Công ty thường xuyên tiến hành các hoạt động Marketing nhằm thu
nhận các thông tin cần thiết, làm căn cứ để thiết kế các loại sản phẩm có chỉ tiêu, đặc trưng cụ thể, có mức chất lượng phù hợp, thoả mãn tối đa nhu cầu
của khách hàng. Công ty coi trọng các thông tin phản hồi của khách hang. Kết quả xử lý các thông tin phản hồi giúp Công ty có những bổ sung, điều
chỉnh đúng dắn về chính sách chất lượng, cải tién các biện pháp quản lý
chất lượng.
Hiện nay Công ty Dệt- May Hà Nội chủ yếu sử dụng phương pháp
nghiên cứu tại bàn theo các tài liệu tiêu chuẩn chất lượng của Việt Nam và
nước ngoài, hệ thống thông tin trên internet...Phương pháp này giúp Công
ty có những thông tin khá chính xác, chi phí thực hiện phương pháp thấp.
Quá trình nghiên cứu của Công ty được tiến hành thường xuyên, liên tục , có hệ thống và do các cán bộ có chuyên môn cao thực hiện.Do đó,
Công ty cập nhật nhanh chóng, kịp thời được những biến đổi, những yêu cầu của thị trường, những yêu cầu của khách hàng, từ đó ổn định và nâng cao chất lượng sản phẩm .
49 Mặt khác, công tác thiết kế có tầm quan trọng rất lớn trong khâu đầu
tiên, thể hiên ý đồ mang tính chất quyết định trong chiến lược sản phẩm,
chính sách chất lượng của Công ty. Công ty luôn dảm bảo quá trình thiết kế đúng đắn, phù hợp với nhu cầu của thị trường để góp phần lớn vào thành quả hoạt động, vào khả năng cạnh tranh, chiếm lĩnh vị trí xứng đáng của
sản phẩm trên thương trường.
Thiết kế là khâu cụ thể hoá các yêu cầu của khách hàng thành các
quy định cụ thể về chất lượng, kỹ thuật của sản phẩm . Chất lượng thiết kế được Công ty đánh giá thông qua khả năng lượng hoá các yêu cầu về giá trị
sử dụng một cách tối ưu, tạo điều kiện cho việc chế tạo sản phẩm thoả mãn tối đa nhu cầu của khách hàng với chi phí hợp lý.
Để đảm bảo chất lượng thiết kế Công ty đã chia quá trình thiết kế thành các giai đoạn sau:
- Lập kế hoạch và dự án thiết kế
+ Xác định nhiệm vụ thiết kế trên cơ sở đơn dặt hàng
+ Xác định trình độ kỹ thuật của sản phẩm
+ Nghiên cứu đề xuất các giải pháp kỹ thuật
+ Đánh giá hiệu quả kinh tế kỹ thuật của sản phẩm
- Thiết kế kỹ thuật
Trên cơ sở nhiệm vụ thiết kế và các giải pháp kỹ thuật Công ty tiến
hành thiết kế tổng thể, thiết kế chi tiết, thiết kế hồ sơ lắp ráp, lập các bảng
dự toán nguyên vật liệu , thiết kế quy trình công nghệ sản phẩm , hướng dẫn
sử dụng, sửa chữa, quy định về bao bì, đóng gói...
- Kiểm tra chất lượng thiết kế
Công việc kiểm tra được Công ty tiến hành định kỳ trong suốt quá
trình thiết kế, để sớm phát hiện những sai sót và sự không hợp lý, tránh ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm .
50 Các thiết kế sau khi đã kiểm tra, đánh giá được triển khai xuống nhà máy bằng các biên bản cụ thể để tránh sai sót, nhầm lẫn. Do các thiết kế
của Công ty được xem xét kỹ lưỡng, tỉ mỉ nên khi đưa vào sản xuất sản
phẩm ít bị biến động.
4. Công tác quản lý chất lượng sản phẩm trong quá trình sản xuất
Quá trình sản xuất là một trong những khâu có tính quyết định đối
với việc dảm bảo chất lượng sản phẩm . Vì vậy, khi lập phương án sản xuất
Công ty luôn tạo điều kiện cho hoạt động quản lý chất lượng được tiến hành thuận lợi theo một quy trình nhất định.
Mục đích quản lý quá trình sản xuất của Công ty không phải là loại
bỏ những sản phẩm xấu, kém chất lượng vừa sản xuất xong mà phải ngăn
chặn không cho những sản phẩm xấu xuất hiện trong quá trình sản xuất;
mặt khác việc ngăn chặn những sản phẩm xấu không chỉ dựa vào bộ phận
kiểm tra chất lượng (KCS), hoặc xem phương pháp kiểm tra chất lượng là
phương pháp chủ yếu để loại bỏ những phế phẩm, thứ phẩm...
Xác định được tầm quan trọng của khâu sản xuất, nên Công ty đã chọn phương pháp quản lý từ bước đầu tiên của quá trình sản xuất sản
phẩm. Đối tượng quản lý là toàn bộ các yếu tố đầu vào trước khi đưa vào
gia công chế biến, các sản phẩm đầu ra trước khi nhập kho, đặc biệt là quá trình điều khiển các thông số vận hành. Tại mỗi giai đoạn Công ty đều đề ra
những yêu cầu và nội dung quản lý chất lượng nhất định.
Khi nhận được lệnh sản xuất công ty tiến hành thiết kế quy trình sản
xuất, trong quá trình sản xuất luôn thực hiện đúng theo quy trình nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm.
Đặc điểm của sản xuất sợi là qua nhiều công đoạn liên tiếp. Để đảm
bảo chất lượng sản phẩm , trong quá trình sản xuất bộ phận kỹ thuật kết
51 phát hiện những nguyên nhân gây biến động chất lượng và kịp thời điều
chỉnh.
Dựa vào các chỉ tiêu chất lượng chuẩn của sản phẩm mà bộ phận
phận kỹ thuật nhập thân vào quá trình sản xuất, khống chế chất lượng từng công đoạn theo đúng thiết kế. Nhân viên thí nghiệm theo quy định kiểm tra
thực hiện kiểm tra từng chỉ tiêu chất lượng , khi phát hiện sẽ có biện pháp
diều chỉnh, sửa chữa máy móc, thay thế thiết bị để không làm ảnh hưởng
xấu đến chất lượng sản phẩm .
Nhìn chung tình hình quản lý chất lượng trong quá trình sản xuất được Công ty thực hiện chặt chẽ và khoa học, giúp đảm bảo và nâng cao sản phẩm , giảm phế phẩm, thứ phẩm , giảm chi phí.
Tuy nhiên, quản lý chất lượng sản phẩm trong sản xuất của Công ty chưa đạt được hiệu quả cao nhất. Mặc dù Công ty đã đổi mới nhận
thức, luôn cho rằng quản lý chất lượng sản phẩm không chỉ là trách nhiệm
của các nhà quản lý, mà là trách nhiệm của mọi thành viên trong Công ty,
nhưng do vô tình hay hữu ý , vẫn còn tình trạng công nhân làm ẩu, chạy
theo số lượng sản phẩm . Mặt khác, Công ty chưa chưa có biện pháp
khuyến khích, hướng dẫn công nhân tự kiểm tra chất lượng sản phẩm của
mình trong quá trình sản xuất.
Kiểm tra vẫn dựa vào bộ phận nằm ngoài sản xuất là chính, điều này gây sức ép lớn đối với tinh thần công nhân. Công nhân làm việc thụ động, có thái độ căng thẳng đối với bộ phận kiểm tra (đặc biệt là nhân viên thí nghiệm ), chưa tự giác, chưa có quyết tâm trong việc đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm .
52 Với phương châm "làm đúng ngay từ đầu", quyết tâm tạo lập môi trường sản phẩm không khuyết tật, công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm được Công ty chú trọng hàng đầu.
Cơ sở kiểm tra chất lượng của Công ty là dùng phương pháp thống kê để ra quyết định. Hiện nay, Công ty đang sử dụng cả hai phương pháp
kiểm tra thống kê là :
Kiểm tra quá trình : được thực hiện trong tất cả các công đoạn đang
sản xuất.
Lấy mẫu chấp nhận : thực hiện trong khâu nguyên liệu và sản phẩm
cuối cùng.
Công tác kiểm tra của Công ty gồm tất cả các loại hình hoạt động như: thử nghiệm và đo đạc, cần thiết để xác định xem có đạt tiêu chuẩn
không. Phần lớn những công việc kiểm tra của Công ty do nhân viên thí nghiệm có trình độ thực hiện.
Mỗi mặt hàng đều được Công ty phân tích xác định mức độ cần thiết
phải kiểm tra và đề ra được trình tự kiểm tra thích đáng cho nó. Các nhân
viên kiểm tra được trang bị những thiết bị kiểm tra thích hợp và được hướng dẫn cách xử lý các sản phẩm không phù hợp.
Trong công tác kiểm tra, Công ty đã thiết lập và duy trì một hệ thống
ghi chép chính xác. Các kết quả kiểm tra được ghi chép đầy đủ vào các biểu
mẫu quy định. Với cách này, các kết quả được thống nhất và việc truy tìm nguyên nhân dễ dàng, khắc phục tình trạng nhanh chóng.
Các vấn đề quan trọng Công ty thực hiện kiểm tra là:
Kiểm tra chất lượng vật tư.
Khi nguyên vật liệu bông, xơ mua về. Sau khi đã được hải quan, cơ
53 quan để kiểm tra ngoại quan, số lượng, chủng loại của lô hàng so với hợp đồng. Lấy mẫu kiểm tra các chỉ tiêu cơ, lí nếu đạt thì mới cho nhập kho.
Nguyên vật liệu khi nhập vào nhà máy để sản xuất sẽ được tổ chất lượng kiểm tra lại một lần nữa để đảm bảo đúng về số lượng và chất lượng.
Kiểm tra trong khi sản xuất
Trong quá trình sản xuất Công ty thực hiện hai loại hình kiểm tra.
Kiểm tra của công nhân trực tiếp sản xuất, kiểm tra của bộ phận gián tiếp
sản xuất như : nhân viên thí nghiệm, cán bộ kỹ thuật, cán bộ chất lượng . Công ty quy định cách kiểm tra cụ thể cho từng công đoạn, nhân viên kiểm
tra phải thực hiện theo đúng quy định đó. Khi kiểm tra, công nhân thí
nghiệm sẽ thực hiện lấy mẫu theo quy định từ các thùng bán thành phẩm đang sản xuất trên các máy. Các kết quả thu được của từng chỉ tiêu được so
sánh với bảng chỉ tiêu chuẩn, ghi vào biểu mẫu theo quy định. Nếu phát
hiện sai sót sẽ báo với bộ phận có trách nhiệm hiệu chỉnh hoặc sửa chữa
máy.Mỗi chỉ tiêu được kiểm tra theo một chu kì nhất định ,đảm bảo phát
hiên các sai sót kịp thời xử lý.
Bảng : Chu kỳ kiểm tra và thí ngiệm sợi
T T Chỉ tiêu Chu kỳ
1 Chi số cúi chải Cotton 2 lần/ ngày/ máy 2 Chi số cúi chải PE,OE 1 lần/ ngày/ máy 3 Kết tạp chải cotton 1 lần/ 2 tuần/ máy
4 Chi số cúi ghép sơ bộ II 3 lần/ ca/ ngày 5 Chi số cúi ghép sơ bọ I, trộn 2 lần/ ca/ máy
6 Chi số cúi ghép I, trộn máy 1 lần/ ca/ này 7 Định hướng cuộn cúi 1 lần/ tuần/ máy
54 9 Chi số cúi chải kỹ 1 lần/ tháng/ máy
10 Tỷ lệ bông rơi máy chải kỹ 1 lần/ tuần/ máy
( Nguồn: Tổ chất lượng nhà máy sợi)
Kiểm tra sản phẩm cuối cùng
Mục đích của kiểm tra sản phẩm cuối cùng là không để những sản
phẩm kém chất lượng lọt ra ngoài thị trường và tói tay người tiêu dùng..Sản phẩm cuối cùng, do nhân viên KCS của công ty kiểm tra
Sản phẩm sau khi sản xuất được sếp theo lô. Mỗi lô có cùng chi số,
cùng một ngày sản xuất được đóng trong bao túi có cùng ký mã kiện.. Nhân
viên KCS lấy mẫu kiểm tra một lần nữa các chỉ tiêu và phân cấp theo quy định sau đó nhập kho..
Bảng: Nội dung kiểm tra trong quá trình kéo sợi
Đối tượng kiểm
tra
Chỉ tiêu kiểm tra Thiết bị, dụng cụ KT