thông tin ngược về tình hình công việc, giúp nhà trường chấp hành chính sách pháp luật về giáo dục, thực hiện các nhiệm vụ giáo dục. Hiệu trưởng trên cơ sở phát huy ưu điểm, khắc phục những hạn chế để cải thiện hoạt động quản lý, nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo trong nhà trường.
1.5.2. Nhiệm vụ
Hiệu trưởng có trách nhiệm sử dụng bộ máy quản lý, cán bộ giáo viên để kiểm tra công việc, mối liên hệ của mọi thành viên trong trường và những điều kiện, phương tiện phục vụ cho dạy học và giáo dục; xét và giải quyết các khiếu nại, tố cáo các vấn đề thuộc trách nhiệm quản lý của mình.
Hiệu trưởng có nhiệm vụ kiểm tra thường xuyên, định kỳ theo kế hoạch chặt chẽ. Đặc biệt kiểm tra công việc của GV hàng tuần. Mỗi năm có thể kiểm tra toàn diện 1/3 GV, số GV còn lại đều được kiểm tra từng mặt hay chuyên đề.
Phối hợp với tổ chức Đảng, đoàn thể trong trường, Hiệu trưởng tự kiểm tra công tác quản lý, phát huy và thực hiện dân chủ hoá trong quản lý, thực hiện tốt quy chế chuyên môn, giải quyết kịp thời các khiếu nại, tố cáo trong trường.
Khi kiểm tra phải có kết luận, biên bản kiểm tra và lưu trữ hồ sơ kiểm tra.
2. Nguyên tắc chỉ đạo hoạt động kiểm tra, đánh giá trong dạy học và giáodục dục
- Nguyên tắc pháp chế
- Nguyên tắc đảm bảo tính kế hoạch - Nguyên tắc đảm bảo tính khách quan - Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả - Nguyên tắc đảm bảo tính giáo dục
Các nguyên tắc trên có liên quan, bổ sung, hỗ trợ nhau. Tuỳ từng mục đích, đối tượng, nội dung và tình huống kiểm tra cụ thể mà hiệu trưởng vận dụng các nguyên tắc hoặc sự phối hợp tối ưu giữa chúng một cách linh hoạt, sáng tạo.