3.1. Xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học và giáo dục
* Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch KT, ĐG hoạt động DH &GD phải phù hợp với tình hình và điều kiện cho phép của trường và có tính khả thi.
* Kế hoạch kiểm tra năm được ghi toàn bộ các đầu việc theo thứ tự thời gian từ tháng 9 năm trước đến tháng 8 năm sau
* Kế hoạch kiểm tra hàng tháng: dựa vào kiểm tra kế hoạch năm nhưng cần chi tiết công việc đối tượng, thời gian cụ thể
* Kế hoạch kiểm tra tuần: Dựa vào kế hoạch kiểm tra năm nhưng cần chi tiết công việc, đối tượng cá nhân (cá nhân đơn vị) được kiểm tra nội dung cụ thể, thời gian, lực lượng kiểm tra... một cách công khai ở văn phòng.
3.2. Xây dựng lực lượng kiểm tra
- Xây dựng lực lượng kiểm tra: Hiệu trưởng ra quyết định thành lập Ban kiểm tra gồm những thành viên có uy tín có nghiệp vụ chuyên môn sư phạm giỏi phân công cụ thể và xác định quyền hạn trách nhiệm của từng thành viên trong ban kiểm tra.
- Phân cấp trong kiểm tra - Xây dựng chế độ kiểm tra
- Cung cấp kịp thời những điều kiện vật chất tinh thần tâm lý cho hoạt động kiểm tra, khai thác và tận dụng mọi khả năng, sáng tạo của các thành viên trong ban kiểm tra.
3.3. Hiệu trưởng tiến hành kiểm tra3.3.1. Kiểm tra giáo viên 3.3.1. Kiểm tra giáo viên
a. Kiểm tra toàn diện một giáo viên
Việc kiểm tra đánh giá toàn diện một GV dựa vào 4 nội dung sau: - Trình độ chuyên môn nghiệp vụ (tay nghề).
- Thực hiện quy chế chuyên môn, ý thức trách nhiệm - Tham gia các hoạt động dạy học
- Tham gia các hoạt động giáo dục khác
Hiệu trưởng sử dụng các hình thức phương pháp kiểm tra linh hoạt, sáng tạo và tiến hành theo quy trình hợp lý. Hàng năm Hiệu trưởng phải kiểm tra được 1/3 tổng số GV của trường. Biên bản kiểm tâ toàn diện GV làm theo mẫu hướng dẫn của Bộ GD & ĐT.
b. Kiểm tra hoạt động giảng dạy trên lớp của GV
- Kiểm tra hồ sơ của GV: kế hoạch giảng dạy cá nhân cả năm, học kỳ, tháng, sáng kiến kinh nghiệm, chương trình giảng dạy giáo án việc chuẩn bị phương tiện, thiết bị dạy học thực hành...
- Kiểm tra giờ lên lớp của GV
. Kiểm tra hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, ngoài trường của giáo viên - Công tác GV chủ nhiệm lớp (kế hoạch, hoạt động, kết quả).
- GV tổ chức các hình thức HĐ GDNGLL (chính trị- xã hội, khoa học kỹ thuật, Văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao, vui chơi giải trí, lao động công ích, nhân đạo từ thiện...).
- Đánh giá kết quả
3.3.2. Hiệu trưởng kiểm tra hoạt động sư phạm của nhóm - tổ chuyên môn
Nội dung kiểm tra gồm:
- Kiểm tra công tác quản lý của tổ trưởng, nhóm trưởng chuyên môn: nhận thức, vai trò, tác động, uy tín, khả năng lãnh đạo chuyên môn...
- Kiểm tra hồ sơ chuyên môn: bản kế hoạch, biên bản, chất lượng dạy, các chuyên đề bồi dưỡng chuyên môn, sáng kiến kinh nghiệm.
- Kiểm tra nề nếp chuyên môn: Soạn bài, chấm bài, dự giờ, giảng mẫu... - Kiểm tra việc chỉ đạo phong trào học tập của HS: phụ đạo, ngoại khoá, thực hành, xây dựng phong cách học tập, bồi dưỡng học sinh giỏi...
- Kiểm tra chất lượng dạy - học tổ, nhóm chuyên môn, tác dụng, uy tín trong trường...
3.3.3. Hiệu trưởng kiểm tra học sinh
- Kiểm tra trình độ văn hoá - khoa học - kỹ thuật của HS (ý thức học tập, phương pháp học tập, khả năng tiếp thu tri thức, kỹ năng thực hành, kết quả học tập).
- Kiểm tra trình độ được giáo dục của HS về các mặt (đạo đức, lối sống, ý thức và kỷ luật lao động, ý thức bảo vệ sức khoẻ, vệ sinh, năng lực cảm thụ nghệ thuật, khả năng sáng tạo nghệ thuật...).
- Kiểm tra năng lực tự quản của HS trong hoạt động học tập và trong sinh hoạt.
b. Kiểm tra toàn diện một lớp HS
- Kiểm tra hoạt động học tập.
- Rèn luyện các mặt giáo dục toàn diện - Sinh hoạt tập thể lớp
- Việc xây dựng các tổ, cá nhân điển hình trong lớp.
3.3.4. Hiệu trưởng kiểm tra cơ sở vật chất, thiết bị dạy học
- Kiểm tra cơ sở vật chất trường bao gồm:
+ Nhà cửa, lớp học, bàn ghế, bảng... xác định giá trị sử dụng, tiêu chuẩn vệ sinh học đường.
+ Thư viện, phòng thí nghiệm, phòng truyền thống, phòng hướng nghiệp, xưởng trường, vườn trường ... đảm bảo tiêu chuẩn dạy học.
- Kiểm tra thiết bị dạy học
+ Các đồ dùng dạy học, tài liệu tham khảo. + Các phương tiện kỹ thuật dạy học khác...
Hiệu trưởng kiểm tra cách sử dụng bảo quản, bổ sung, tự làm thêm của thầy - trò.
Cần tổ chức lực lượng kiểm tra cơ sở vật chất thiết bị dạy học hợp lý, hồ sơ kiểm tra cần cụ thể, chi tiết và Hiệu trưởng định hướng cách xử lý sau khi kiểm tra.