Hệ thống chiếu sáng và đèn tín hiệu

Một phần của tài liệu hệ thống điện ô tô (Trang 27)

2.1 Hệ thống chiếu sáng

2.1.1 Kết cấu đèn đầu phản xạ

Kết cấu đèn phản xạ: loại phổ biến của đèn đầu có gương phản xạ với 2 kiểu thay bóng và đèn liền khối

Hình 2.1

2.1.2 Cấu tạo bóng đèn sợi đốt kiểu Châu Âu,Mỹ2.1.2.1 Kiểu Châu Âu 2.1.2.1 Kiểu Châu Âu

Dây tóc ánh sáng gần (đèn cốt) gồm có dạng thẳng được bố trí phía trước tiêu cự, hơi cao hơn trục quang học và song song trục quang học, bên dưới có miếng phản chiếu nhỏ ngăn không cho ccas chùm tia sáng phản chiếu làm lóa mắt người đi xe ngược chiều. Dây tóc ánh sáng gần có công suất nhỏ hơn dây tóc ánh sáng xa khoảng 30-40. Tấm phản chiếu nhỏ bị cắt phần bên trái một góc 15, nên phía phái được chiếu sáng rộng và xa hơn phía trái.

Hình dạng đền thuộc hệ Châu Âu thường có dạng tròn, hình chữ nhật hoặc hình có bốn cạnh. Các đèn này thườn có in số “ 2” trên kính. Đặc trưng của đèn kiểu Châu Âu là có thể thay đổi được loại bóng đèn và thay đổi cả các loại thấu kính khác nhau phù hợp với dường viền ngoài của xe.[8]

2.1.2.2 Kiểu Mỹ

Hình 2.3

Đối với hệ Mỹ, hai dây tóc ánh sáng xa và gần có hình dạng giống nhau và bố trí ngay tại tiêu cự của chóa. Dây tóc ánh sáng xa được đặt tại tiêu diểmd của chóa, dây tóc ánh sáng gần gần nằm lệch phía trên mặt phẳng trục quang học để cường độ chùm tia sáng phản chieeus xuống dưới mạnh hơn. Một số xe còn sử dụng hệ chiếu sáng bốn đèn pha. Khi btaaj ánh sáng pha cả bốn đèn sáng, khi bật cốt chỉ hai bóng.

Máy chiếu chùm tia là một thiết bị chiếu sáng sân khấu không có thấu kính với sự lan truyền chùm tia rất ít. Nó sử dụng hai gương phản xạ. Gương phản xạ sơ cấp là gương phản xạ hình parabol và gương phản xạ thứ cấp là gương phản xạ hình cầu. Chóa phản xạ hình parabol tổ chức ánh sáng thành các chùm sáng gần như song song và gương phản xạ hình cầu được đặt trước đèn để phản xạ ánh sáng từ đèn trở lại chóa đèn hình parabol, giúp giảm hiện tượng tràn. Kết quả là tạo ra một trục ánh sáng cường độ cao không thể dễ dàng điều khiển hoặc sửa đổi. Máy chiếu tia thường được sử dụng để tạo hiệu ứng điểm phát sóng. Máy chiếu chùm không còn được sử dụng ở mức độ như trước đây nữa, vì các thiết bị mới hơn và đèn PAR đã tạo ra những cách dễ dàng hơn để tạo ra hiệu ứng. Hiệu ứng tương tự có thể được tạo ra bằng cách sử dụng đồ đạc ETC Source Four PAR với thấu kính rõ ràng. Có thể thêm mũ trùm đầu / mũ trùm đầu để kiểm soát nước tràn.

2.1.4 Hệ thống đèn đầu Xenon

Đèn Xenon hay còn gọi là đèn HID (High Intensity Discharge) là một loại đèn cho ánh sáng cường độ cao hay còn gọi là đèn siêu sáng.

Cấu tạo của đèn Xenon gồm 2 điện cực đặt trong một ống thuỷ tinh thạch anh chứa khí Xenon và muối kim loại. Khi dòng điện đi qua, 2 điện cực sẽ phóng điện, tia lửa sinh ra kích thích những phân tử khí Xenon phóng thích năng lượng, bức xạ ánh sáng.

Đèn Xenon cần một dòng điện lớn khoảng 23.000 V để khởi động nên đèn cần thêm bộ chấn lưu (Ballast) giúp kích sáng nhanh, sau đó là ổn định điện cho đèn.

Ưu điểm của đèn pha Xenon là tạo ra ánh sáng mạnh gấp 2 – 3 lần đèn Halogen. Nhiệt độ màu từ 4.300 – 5.500 độ K cho ra ánh sáng trắng, gần với ánh sáng mặt trời. Vì vậy, với các xe sử dụng loại đèn này tầm nhìn của người lái luôn được cải thiện tốt. Bên cạnh đó, đèn pha xenon chỉ cần công suất khoảng 35 W để hoạt động, và có tuổi thọ vào khoảng 2000 giờ.

Hình 2.4: đèn xenon

Tuy nhiên, chi phí sản xuất cũng như bảo dưỡng đèn Xenon khá cao khi được cấu tạo từ nhiều bộ phận như thấu kính hội tụ, bóng xenon và ballast ổn định điện áp. Đây chính là lý do làm hạn chế sự xuất hiện của bóng đèn pha Xenon trên nhiều dòng xe. Bên cạnh đó, đèn pha Xenon có thời gian phát sáng khá chậm, khi vừa bật đèn, ánh sáng sẽ có màu xanh, sau đó sẽ mất khoảng 3 – 5 giây để đèn chuyển sang màu trắng và đạt cường độ sáng cao nhất. Độ chói của loại đèn này cũng dễ cản trở xe đi ngược chiều.

2.1.5 Bi Xenon

Bi Xenon cũng có cấu tạo tương tự Bi LED nhưng nguồn sáng sẽ là đèn Xenon thay vì đèn LED. Một bộ đèn bi cầu Xenon sẽ có sẵn choá mini phía sau, tim đèn Xenon, thấu kính Projector phía trước và một bộ chuyển đổ pha/cos (nếu dùng chung). Khi có Projector, luồng sáng từ đèn Xenon sẽ tập trung, hạn chế gây chói loá cho người đi xe đối diện.

Bóng đèn xenon được hoạt động như sau:

Nhờ vào hồ quang của muối kim loại, đèn xenon phát sinh ra hiệu ứng phóng điện giữa hai điện cực dưới tác dụng của cao áp. Tên gọi xenon là do trong bóng đèn có chứa khí xenon. Khí này giúp thời gian đạt cường độ sáng tối đa của bóng đèn ngắn nhất.

Hình 2.5 Bi - Bộ cos/ pha

Bi có nghĩa là lưỡng. Đồng nghĩa với khả năng chuyển đổi pha & cos với nhau bằng một màn chắn nằm trong Projector. Trong đó, thấu kính hình tròn được gọi là projector. Khi chuyển đổi giữa 2 chế độ pha cos, màn chắn này sẽ nâng lên hoặc hạ xuống. Điều này nhằm thay đổi độ cao chùm sáng chiếu ra.

2.1.6 Đèn pha Led

Đèn LED (viết tắt từ Light Emitting Diode) là loại đèn được phát triển dựa trên công nghệ chất bán dẫn. Đây là loại đèn rất được ưa chuộng hiện nay. Với nhiều ưu điểm về hiệu suất và thẩm mỹ, các nhà sản xuất ô tô phổ thông đang dần có xu hướng sử dụng đèn LED thay thế cho đèn Halogen.

Hình 2.6

Cấu tạo đèn pha ô tô truyền thống cấu tạo chính bao gồm: nguồn sáng (tim đèn) và choá đèn. Khi đèn sáng ánh sáng sẽ phản chiếu qua choá đèn giúp tập trung ánh sáng, tản sáng đều và tăng độ sáng. Với đèn pha thêm bi cầu Projector cấu tạo bao gồm: nguồn sáng, choá mini, bộ chuyển pha/cos (nếu có), bi cầu Projector.

Đèn LED cấu tạo từ nhiều chip LED. Mỗi chip LED là một Diod (điốt) bán dẫn, cấu tạo gồm khối bán dẫn loại N ghép với khối bán dẫn loại P, nối với 2 chân ra Cathode và Anode, cho phép dòng điện đi qua một chiều.

Ưu điểm của đèn pha LED là có độ màu đạt mức 5.000 – 6.300 độ K cho ánh sáng trắng. Độ sáng có thể đạt gần 10.000 Lumen, thông số này gấp đôi so với đèn Xenon.

Đèn LED còn có ưu điểm phát sáng nhanh, không tiêu tốn nhiều năng lượng để kích hoạt. Chúng có thể giúp tăng thời gian phản ứng của những lái xe khác lên 30%. Tuổi thọ của đèn LED có thể lên đến 15.000 giờ.

Tuy nhiên, hạn chế của loại đèn này là tỏa nhiệt rất lớn dễ làm tăng nhiệt độ của chip bán dẫn ảnh hưởng đến các chi tiết lân cận. Vì vậy, đèn LED thường

được chế tạo kèm theo hệ thống làm mát, khiến chi phí, giá thành bị đẩy lên cao. Ngoài ra, so với đèn Xenon và đèn Halogen thì giá thành của đèn Led khá cao.

2.1.7 Đèn Daytime

Đèn led daylight hay còn gọi là đèn chạy ban ngày (Daytime running lamp hay DRL) là dãy đèn LED gắn phía trước đầu xe. Có thể nằm ở cụm đèn pha chiếu sáng hoặc phía trên đèn sương mù. Phát ra ánh sáng trắng, vàng, hoặc hổ phách giúp các phương tiện khác dễ dàng nhận biết trong điều kiện ánh sáng ban ngày.[9]

2.1.8 Một số mạch điều khiển đèn đầu,mạch đèn sương mù,đèn trần, đèncửa,.. cửa,..

Hình 2.8: mạch tự động mỡ đèn đầu.

Hình 2.10: mạch tự động mỡ đèn dùng IC 555

Hình 2.12 Mạch đèn trần[10]

2.1.9 Đèn soi gầm

Đèn gầm ô tô hay còn được gọi là đèn sương mù. Đúng như tên gọi của nó, đèn gầm làm nhiệm vụ tăng khả năng nhận biết cho các phương tiện giao thông ở phía trước và phía sau trong điều kiện thời tiết không tốt như trời tối trời mưa, trời nhiều sương làm giảm khả năng quan sát của người lái xe. Đèn gầm ô tô hay còn gọi là đèn sương mù, đèn đi mưa, có nhiệt độ K vào khoảng 2.500K. Tại độ K này, ánh sáng chiếu xuyên qua sương mù và mưa lớn, giúp tăng tầm quan sát tốt hơn.

2.2 Hệ thống tín hiệu

2.2.1 Các mạch đèn báo rẽ và Hazad, mạch đèn nhanh

Hình 2.13: sơ đồ rơle báo rẽ kiểu điện tử Mạch báo rẽ kiễu vi mạch:

Hình 2.14: sơ đồ bộ chớp của TOYOTA

Hình 2.16: sơ đồ đèn phanh

2.2.2 Đèn số lùi

Đèn báo lùi còn được gọi là đèn ô tô báo hiệu số lùi. Hệ thống đèn này được sử dụng để cảnh báo các phương tiện và người xung quanh ô tô rằng xe chuẩn bị lùi lại. Theo tiêu chuẩn, đèn báo lùi trên ô tô thường được quy định màu trắng

Hình 2.17 Sơ đồ mạch đèn số lùi[11]

2.2.3 Đèn kích thước/đậu xe

Đèn kích thước được lắp sau xe, trước xe, bên hông xe, trên nắp cabin để chỉ báo chiều rộng, chiều dài và chiều cao xe. Các đèn khích thước thường dùng kính khuyếch tán màu đỏ có công suất mõi bóng là 10W.

2.2.4 Mạch còi hiệu Buzzer

Hình 2.18 Mạch còi Buzzer

Hình 2.19: Rơle còi

Hình 2.20: Sơ đồ rơle kiểu báo điện tử

3.1 Hệ thống gạt nước, các loại động cơ gạt nước

Hệ thông gạt nước là một hệ thông đảm bảo cho người lái nhìn được rõ ràng bằng cách gạt nước trên kính trước và kính sau khi trời mưa, hệ thông còn có thể làm sạch bụi bẩn trên kính chắn gió, nhờ thiết bị rửa kính.

3.1.1 Cấu tao hệ thống gạt nước

Hệ thống gạt nước – rửa kính bao gồm các bộ phận sau: 1. Cần gạt nước/lưỡi gạt nước

2. Motor và cơ cấu dẫn động gạt nước 3. Vòi phun của bộ rửa kính

4. Bình chứa nước rửa kính ( có chứa motor rửa kính ) 5. Công tắc gạt nước – rửa kính

Hình 3.1

3.1.2 Các loại động cơ gạt nước trên xe du lịch3.1.3 Các bảng đấu dây điều khiển mô tơ gạt nước 3.1.3 Các bảng đấu dây điều khiển mô tơ gạt nước

Trên xe du lịch hiện nay đa số đấu mạch âm chờ (đấu mát sẵn cho motor gạt mưa), tuy nhiên vẫn có những xe đấu IC ngoài và đấu mạch dương chờ.

Loại âm chờ thường là có IC tích hợp sẵn để điều khiển chế độ INT (gạt gián đoạn).

Trong khi đó loại dương chờ thường là loại sử dụng IC nằm ngoài để điều khiển chế độ gạt gián đoạn INT. Đối với loại này khi bật chế độ INT ta sẽ đo được 2 chân ra[12]

Hình 3.3 Mạch điều khiển mô tơ gạt nước loại đấu âm chờ

3.1.4 Mạch điều khiển gạt nước gián đoạn

Hệ thống điều khiển các cần gạt nước phía trước sẽ gạt một lần khoảng từ 1.6 đến 10.7 giây khi bật công tắc cần gạt nước phía trước đến vị trí INT. Chu kỳ gạt có thể điều chỉnh được từ 1.6 đến 10.7 giây bằng cách chỉnh vòng xoay điều chỉnh chu kỳ gạt gián đoạn.

Hình 3.4: Sơ đồ mạch điều khiển gạt nước gián đoạn

Khi công tắc gạt nước được bật đến vị trí INT, dòng điện chạy từ tụ điện đã được nạp C1 qua các cực INT1 và INT2 của công tắc điều khiển gạt nước đến transistor Tr1. Khi Tr1 bật ON, dòng điện chạy từ cực +S của công tắc điều khiển gạt nước đến cực +1 của công tắc gạt nước, đến cực +1 của môtơ gạt nước, đến môtơ gạt mưa, và cuối cùng đi đến mát thân xe, làm cho môtơ gạt mưa hoạt động. Tại thời điểm này, dòng điện chạy từ tụ C1 đến cực INT1 của công tắc điều khiển gạt nước và sau đó đến cực INT2. Khi dòng điện chạy từ tụ C1 dừng, Tr1 sẽ ngắt để ngừng tiếp điểm rơle và ngừng môtơ gạt nước. Khi tiếp điểm của rơle tắt OFF, tụ C1 sẽ bắt đầu nạp điện trở lại và Tr1 vẫn tắt cho đến khi quá trình nạp kết thúc. Thời gian này tương ứng với thời gian gạt gián

đóng ON, làm cho môtơ hoạt động trở lại. Chu kỳ này này được gọi là hoạt động gián đoạn. Thời gian gạt gián đoạn có thể điều chỉnh được bằng cách dùng vòng điều chỉnh thời gian gạt gián đoạn (biến trở) để thay đổi thời gian nạp của tụ C1.[13]

3.2 Hệ thống nâng hạ kính cửa sổ3.2.1 Công dụng 3.2.1 Công dụng

Nâng hạ kính xe nhờ mô tơ điện một chiều

3.2.2 Đặc điểm

Sử dụng nam châm vĩnh cửu, mô tơ nhỏ, gọn, dễ lắp ráp, bố trí mô tơ quay dược cả hai chiều khi ta đổi chiều dòng điện. Có thể nâng cao hoặc hạ thấp kính tùy ý.

3.2.3 Cấu tạo

3.2.3.1 Mô tơ nâng hạ kính

Là một động cơ điện một chiều kích từ bằng nam châm điện vĩnh cửu (giống như mô tơ hệ thống gạt và phun nước).

Hình 3.5

3.2.3.2 Hệ thống điều khiển nâng hạ kính

Gồm có một công tắc điều khiển nâng hạ kính, bố trí tại cửa bên trái người lái xe và mổi cửa hành khách một công tắc.

- Công tắc chính (Main switch)

- Công tắc nâng hạ cửa tài xế (Driver’s switch ). - Công tắc nâng hạ cửa trước nơi hành khách (Front passenger’s switch). - Công tắc phía sau bên trái (Left rear switch). - Công tắc phía sau bên phải (Right rear swich).

3.2.4 Sơ đồ mạch điện và nguyên lí hoạt động của hệ thống nâng hạ cửakính ô tô kính ô tô

Hình 3.6: Sơ đồ mạch diện nâng hạ cửa xe trên TOYOTA CRESSIDA Nguyên lý hoạt động:

Khi bật công tắc máy, dòng qua Power window relay, cung cấp nguồn cho cụm công tắc điều khiển nơi người lái (Power window master switch).

Nếu công tắc chính (Main switch) ở vị trí OFF thì người lái sẽ chủ động điều khiển tất cả các cửa.

Cửa số M1:

Bật công tắc sang vị trí down: lúc này (1) sẽ nối (2), môtơ sẽ quay kính hạ xuống.

Bật sang vị trí UP (1’) nối (3’) và (1) nối (3) dòng qua môtơ ngược ban đầu nên kính được nâng lên.

Tương tự, người lái có thể điều khiển nâng, hạ kính cho tất cả các cửa còn lại (công tắc S2 ,S3 và S4 ).

Khi công tắc chính được mở, người ngồi trong xe được phép sử dụng khoảng thông thoáng theo ý riêng (trường hợp xe không mở hệ thống điều hòa, đường không ô nhiễm, không ồn...).

Khi điều khiển quá giới hạn UP hoặc DOWN, vít lưỡng kim trong từng môtơ sẽ mở ra và việc điều khiển không hợp lý này được vô hiệu.[8]

3.3 Hệ thông điều khiển gương

Gương chiếu hậu là loại gương được gắn trên xe hơi nói chung và trên một số phương tiện giao thông khác. Thông thường, gương chiếu hậu được lắp ở hai bên thân xe và phần trên cùng của kính chắn gió. Nhiệm vụ gương chiếu hậu là một thiết bị an toàn thiết yếu của ôtô giúp người lái xe quan sát phía sau đảm bảo an toàn khi điều khiển phương tiện giao thông.

3.3.1 Yêu cầu

Hệ thống điều khiển gương điện có những yêu cầu sau: - Có kết cấu nhỏ gọn điều khiển dễ dàng ít phải chăm sóc bảo dưỡng sửa chữa - Có tầm nhìn rộng hạn chế những điểm mù.

- Điều khiển tự động

- Có khả năng tự gập hoặc gập bằng tay

3.3.2 Phân loại

3.3.2.1 Phân loại theo vị trí lắp đặt gương

Gồm 2 loại:

-Gương chiếu hậu lắp trên kính chắn gió

-Gương chiếu hậu hai bên thân xe (gương chiếu hậu ngoài)

3.3.2.2 Phân loại theo phương pháp điều khiển

Gương chiếu hậu điều khiển bằng tay: Hiện nay gương chiếu hậu điều khiển bằng tay vẫn được sử dụng rất phổ biến và rộng dãi chủ yếu sử dụng trên các xe tải, xe bus, xe đầu kéo và một số xe con đời cũ.

Gương chiếu hậu điều khiển điện:Việc ứng dụng gương chiếu hậu lắp bên

Một phần của tài liệu hệ thống điện ô tô (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(84 trang)
w