Chương 3 : Hệ thống thiết bị phụ
3.1 Hệ thống gạt nước, các loại động cơ gạt nước
Hệ thông gạt nước là một hệ thông đảm bảo cho người lái nhìn được rõ ràng bằng cách gạt nước trên kính trước và kính sau khi trời mưa, hệ thông còn có thể làm sạch bụi bẩn trên kính chắn gió, nhờ thiết bị rửa kính.
3.1.1 Cấu tao hệ thống gạt nước
Hệ thống gạt nước – rửa kính bao gồm các bộ phận sau: 1. Cần gạt nước/lưỡi gạt nước
2. Motor và cơ cấu dẫn động gạt nước 3. Vòi phun của bộ rửa kính
4. Bình chứa nước rửa kính ( có chứa motor rửa kính ) 5. Công tắc gạt nước – rửa kính
Hình 3.1
3.1.2 Các loại động cơ gạt nước trên xe du lịch3.1.3 Các bảng đấu dây điều khiển mô tơ gạt nước 3.1.3 Các bảng đấu dây điều khiển mô tơ gạt nước
Trên xe du lịch hiện nay đa số đấu mạch âm chờ (đấu mát sẵn cho motor gạt mưa), tuy nhiên vẫn có những xe đấu IC ngoài và đấu mạch dương chờ.
Loại âm chờ thường là có IC tích hợp sẵn để điều khiển chế độ INT (gạt gián đoạn).
Trong khi đó loại dương chờ thường là loại sử dụng IC nằm ngoài để điều khiển chế độ gạt gián đoạn INT. Đối với loại này khi bật chế độ INT ta sẽ đo được 2 chân ra[12]
Hình 3.3 Mạch điều khiển mô tơ gạt nước loại đấu âm chờ
3.1.4 Mạch điều khiển gạt nước gián đoạn
Hệ thống điều khiển các cần gạt nước phía trước sẽ gạt một lần khoảng từ 1.6 đến 10.7 giây khi bật công tắc cần gạt nước phía trước đến vị trí INT. Chu kỳ gạt có thể điều chỉnh được từ 1.6 đến 10.7 giây bằng cách chỉnh vòng xoay điều chỉnh chu kỳ gạt gián đoạn.
Hình 3.4: Sơ đồ mạch điều khiển gạt nước gián đoạn
Khi công tắc gạt nước được bật đến vị trí INT, dòng điện chạy từ tụ điện đã được nạp C1 qua các cực INT1 và INT2 của công tắc điều khiển gạt nước đến transistor Tr1. Khi Tr1 bật ON, dòng điện chạy từ cực +S của công tắc điều khiển gạt nước đến cực +1 của công tắc gạt nước, đến cực +1 của môtơ gạt nước, đến môtơ gạt mưa, và cuối cùng đi đến mát thân xe, làm cho môtơ gạt mưa hoạt động. Tại thời điểm này, dòng điện chạy từ tụ C1 đến cực INT1 của công tắc điều khiển gạt nước và sau đó đến cực INT2. Khi dòng điện chạy từ tụ C1 dừng, Tr1 sẽ ngắt để ngừng tiếp điểm rơle và ngừng môtơ gạt nước. Khi tiếp điểm của rơle tắt OFF, tụ C1 sẽ bắt đầu nạp điện trở lại và Tr1 vẫn tắt cho đến khi quá trình nạp kết thúc. Thời gian này tương ứng với thời gian gạt gián
đóng ON, làm cho môtơ hoạt động trở lại. Chu kỳ này này được gọi là hoạt động gián đoạn. Thời gian gạt gián đoạn có thể điều chỉnh được bằng cách dùng vòng điều chỉnh thời gian gạt gián đoạn (biến trở) để thay đổi thời gian nạp của tụ C1.[13]