Các loại động cơ gạt nước trên xe du lịch

Một phần của tài liệu hệ thống điện ô tô (Trang 44)

Trên xe du lịch hiện nay đa số đấu mạch âm chờ (đấu mát sẵn cho motor gạt mưa), tuy nhiên vẫn có những xe đấu IC ngoài và đấu mạch dương chờ.

Loại âm chờ thường là có IC tích hợp sẵn để điều khiển chế độ INT (gạt gián đoạn).

Trong khi đó loại dương chờ thường là loại sử dụng IC nằm ngoài để điều khiển chế độ gạt gián đoạn INT. Đối với loại này khi bật chế độ INT ta sẽ đo được 2 chân ra[12]

Hình 3.3 Mạch điều khiển mô tơ gạt nước loại đấu âm chờ

3.1.4 Mạch điều khiển gạt nước gián đoạn

Hệ thống điều khiển các cần gạt nước phía trước sẽ gạt một lần khoảng từ 1.6 đến 10.7 giây khi bật công tắc cần gạt nước phía trước đến vị trí INT. Chu kỳ gạt có thể điều chỉnh được từ 1.6 đến 10.7 giây bằng cách chỉnh vòng xoay điều chỉnh chu kỳ gạt gián đoạn.

Hình 3.4: Sơ đồ mạch điều khiển gạt nước gián đoạn

Khi công tắc gạt nước được bật đến vị trí INT, dòng điện chạy từ tụ điện đã được nạp C1 qua các cực INT1 và INT2 của công tắc điều khiển gạt nước đến transistor Tr1. Khi Tr1 bật ON, dòng điện chạy từ cực +S của công tắc điều khiển gạt nước đến cực +1 của công tắc gạt nước, đến cực +1 của môtơ gạt nước, đến môtơ gạt mưa, và cuối cùng đi đến mát thân xe, làm cho môtơ gạt mưa hoạt động. Tại thời điểm này, dòng điện chạy từ tụ C1 đến cực INT1 của công tắc điều khiển gạt nước và sau đó đến cực INT2. Khi dòng điện chạy từ tụ C1 dừng, Tr1 sẽ ngắt để ngừng tiếp điểm rơle và ngừng môtơ gạt nước. Khi tiếp điểm của rơle tắt OFF, tụ C1 sẽ bắt đầu nạp điện trở lại và Tr1 vẫn tắt cho đến khi quá trình nạp kết thúc. Thời gian này tương ứng với thời gian gạt gián

đóng ON, làm cho môtơ hoạt động trở lại. Chu kỳ này này được gọi là hoạt động gián đoạn. Thời gian gạt gián đoạn có thể điều chỉnh được bằng cách dùng vòng điều chỉnh thời gian gạt gián đoạn (biến trở) để thay đổi thời gian nạp của tụ C1.[13]

3.2 Hệ thống nâng hạ kính cửa sổ3.2.1 Công dụng 3.2.1 Công dụng

Nâng hạ kính xe nhờ mô tơ điện một chiều

3.2.2 Đặc điểm

Sử dụng nam châm vĩnh cửu, mô tơ nhỏ, gọn, dễ lắp ráp, bố trí mô tơ quay dược cả hai chiều khi ta đổi chiều dòng điện. Có thể nâng cao hoặc hạ thấp kính tùy ý.

3.2.3 Cấu tạo

3.2.3.1 Mô tơ nâng hạ kính

Là một động cơ điện một chiều kích từ bằng nam châm điện vĩnh cửu (giống như mô tơ hệ thống gạt và phun nước).

Hình 3.5

3.2.3.2 Hệ thống điều khiển nâng hạ kính

Gồm có một công tắc điều khiển nâng hạ kính, bố trí tại cửa bên trái người lái xe và mổi cửa hành khách một công tắc.

- Công tắc chính (Main switch)

- Công tắc nâng hạ cửa tài xế (Driver’s switch ). - Công tắc nâng hạ cửa trước nơi hành khách (Front passenger’s switch). - Công tắc phía sau bên trái (Left rear switch). - Công tắc phía sau bên phải (Right rear swich).

3.2.4 Sơ đồ mạch điện và nguyên lí hoạt động của hệ thống nâng hạ cửakính ô tô kính ô tô

Hình 3.6: Sơ đồ mạch diện nâng hạ cửa xe trên TOYOTA CRESSIDA Nguyên lý hoạt động:

Khi bật công tắc máy, dòng qua Power window relay, cung cấp nguồn cho cụm công tắc điều khiển nơi người lái (Power window master switch).

Nếu công tắc chính (Main switch) ở vị trí OFF thì người lái sẽ chủ động điều khiển tất cả các cửa.

Cửa số M1:

Bật công tắc sang vị trí down: lúc này (1) sẽ nối (2), môtơ sẽ quay kính hạ xuống.

Bật sang vị trí UP (1’) nối (3’) và (1) nối (3) dòng qua môtơ ngược ban đầu nên kính được nâng lên.

Tương tự, người lái có thể điều khiển nâng, hạ kính cho tất cả các cửa còn lại (công tắc S2 ,S3 và S4 ).

Khi công tắc chính được mở, người ngồi trong xe được phép sử dụng khoảng thông thoáng theo ý riêng (trường hợp xe không mở hệ thống điều hòa, đường không ô nhiễm, không ồn...).

Khi điều khiển quá giới hạn UP hoặc DOWN, vít lưỡng kim trong từng môtơ sẽ mở ra và việc điều khiển không hợp lý này được vô hiệu.[8]

3.3 Hệ thông điều khiển gương

Gương chiếu hậu là loại gương được gắn trên xe hơi nói chung và trên một số phương tiện giao thông khác. Thông thường, gương chiếu hậu được lắp ở hai bên thân xe và phần trên cùng của kính chắn gió. Nhiệm vụ gương chiếu hậu là một thiết bị an toàn thiết yếu của ôtô giúp người lái xe quan sát phía sau đảm bảo an toàn khi điều khiển phương tiện giao thông.

3.3.1 Yêu cầu

Hệ thống điều khiển gương điện có những yêu cầu sau: - Có kết cấu nhỏ gọn điều khiển dễ dàng ít phải chăm sóc bảo dưỡng sửa chữa - Có tầm nhìn rộng hạn chế những điểm mù.

- Điều khiển tự động

- Có khả năng tự gập hoặc gập bằng tay

3.3.2 Phân loại

3.3.2.1 Phân loại theo vị trí lắp đặt gương

Gồm 2 loại:

-Gương chiếu hậu lắp trên kính chắn gió

-Gương chiếu hậu hai bên thân xe (gương chiếu hậu ngoài)

3.3.2.2 Phân loại theo phương pháp điều khiển

Gương chiếu hậu điều khiển bằng tay: Hiện nay gương chiếu hậu điều khiển bằng tay vẫn được sử dụng rất phổ biến và rộng dãi chủ yếu sử dụng trên các xe tải, xe bus, xe đầu kéo và một số xe con đời cũ.

Gương chiếu hậu điều khiển điện:Việc ứng dụng gương chiếu hậu lắp bên ngoài xe đem đến cho người lái tầm quan sát tốt hơn. Tuy nhiên, trước kia, để điều chỉnh góc chiếu và gập gương lại khi đỗ xe, người lái đều phải thao tác bằng tay rất bất tiện. Gương chiếu hậu điều khiển điện ra đời đã khắc phục nhược điểm đó. Lái xe chỉ việc ngồi trong xe, điều khiển góc chiếu của gương và gập gương chỉ bằng một nút bấm. Một mạch điện được nối từ nút bấm tới môtơ, điều khiển gương theo nhiều hướng khác nhau.

3.3.2.3 Phân loại theo chức năng

Gồm:

Gương chống chói.

Gương chiếu hậu tích hợp màn hình.

Gương chiếu hậu tích hợp công nghệ di động Bluetooth. Gương chiếu hậu tích hợp GPS.

3.3.3 Cấu tạo

- Gương chiếu hậu: Gương chiếu hậu hai bên thân xe được lắp đặt ở bên ngoài nên có thể trợ giúp cho người lái có được cái nhìn tốt hơn ở phía sau xe. Bên cạnh đó, gương chiếu hậu thân xe còn cho phép điều chỉnh linh hoạt để có được góc nhìn tốt nhất, phù hợp với chiều cao và vị trí của người lái. - Rơle điều khiển 14 chân: Rơle điều khiển dùng để điều khiển gương chiếu hậu gập ra, gập vào.

- Công tắc phụ, và công tắc chỉnh tròng: Hai công tắc này được lắp trên cánh cửa xe bên người lái. Giúp người lái điều chỉnh gương một cách thuận tiện nhất.

Hình 3.7

- Mô tơ điện: Mô tơ điện được lắp bên trong xe cũng là loại mô tơ điện dùng nam châm vĩnh cửu.

Hình 3.8

3.3.4 Sơ đồ mạch điện và nguyên lý hoạt động3.3.4.1 Sơ đồ mạch điện 3.3.4.1 Sơ đồ mạch điện

Hình 3.9

Hình 3.10: Sơ đồ nguyên lí hoạt động của hệ thống gương chiếu hậu ô tô Nguyên lí hoạt động:

-Gương trái :

+Lên: Dòng điện từ acquy đi đến cầu chì rồi đến khóa Relay và đến chân B của công tắc điều khiển và sau đó đến công tắc ban 5 và đến Motor của gương chiếu hậu bên trái và cuối cùng về Mass làm Motor hoạt động.

Kết quả là gương bên trái đuợc nâng lên.

+Xuống: Dòng từ acquy đi đến cầu chì đến Khóa Relay và đến chân B của công tắc điều khiển rồi đến công tắc ban 1 tiếp đến là đến Motor của guơng chiếu hậu bên trái và cuối cùng về Mass làm Motor hoạt động.

+Phải: Dòng điện từ ac quy đi đến cầu chì và đến khóa Relay, sau đó đến chân B rồi đến công tắc ban 1 rồi lại đến Motor của gương chiếu hậu bên trái và đến Mass để làm Motor hoạt động.

Kết quả là gương bên trái quay sang phải.

+Trái: Dòng từ acquy đến khóa Relay rồi đến chân B tiếp theo đến công tắc ban 3 và cuối cùng đến Motor của gương chiếu hậu bên trái và đến Mass làm Motor gương chiếu hậu bên trái hoạt động.

-Gương phải:

Lên :Dòng từ acquy cầu chì rồi đến khóa Relay rồi đến chân B tiếp theo đến công tắc ban 9 và cuối cùng đến Motor của gương chiếu hậu bên phải và Mass để làm Motor gương chiếu hậu bên phải hoạt động.

Kết quả là gương bên phải đuợc hạ xuống.

Các chế độ điều khiển gương sẽ hoạt động tương tự như vậy. Vì thế, ta có thể điều khiển được vị trí gương để giúp có tầm nhìn phù hợp hơn.

3.4 Hệ thống điều khiển vị trí ghế lái3.4.1 Công dụng 3.4.1 Công dụng

Hệ thống điều khiển ghế lái dùng để nâng, hạ và di chuyển ghế trượt lên xuống, tạo sự thoải mái cho người lái và hành khách.

3.4.2 Cấu tạo

Hình 3.11: Vị trí các mô tơ điều khiển ghế lái Sơ đồ mạch điện:

Hình 3.12 Sơ đồ mạch điện hoạt động nâng hạ ghế lái Công tắc điều khiển sự hoạt động của ghế:

Hình 3.14 Bảng hoạt động của các công tắc ở các vị trí

3.4.3 Nguyên lý hoạt động

Công tắc Slide Switch:

- Vị trí FORWARD 1 nối 9 và 4 nối 10 ghế chuyển động về phía trước. - Vị trí OFF: 1 nối 10 và 4 nối 10 ghế dừng lại. - Vị trí BACKWARD: 1 nối 10 và 4 nối 9 ghế chuyển động về phía sau.

Công tắc Front Vertical Switch:

- Vị trí UP: 2 nối 9 và 3 nối 5 ghế lái được nâng lên. - Vị trí OFF: 2 nối 5 và 3 nối 5 ghế lái dừng lại.

- Vị trí DOWN: 2 nối 5 và 3 nối 9 ghế lái được hạ xuống.

Công tắc Rear Vertical Switch:

- Vị trí UP: 6 nối 9 và 7 nối 8 ghế sau được nâng lên. - Vị triOFF: 6 nối 8 và 7 nối 8 ghế sau dừng lại. - Vị trí DOWN: 6 nối 8 và 7 nối 9 ghế sau được hạ xuống

Công tắc Reclining Switch:

- Vị trí FORWARD: 5 nối 9 và 5 nối 10 ghế bật về phía trước. - Vị trí OFF: 1 nối 10 và 4 nối 10 ghế dừng lại.[8]

3.5 Hệ thông điều khiển chốt khóa cửa

3.5.1. Công dụng

Hệ thống khóa cửa bằng điện (Power Door Locks) đảm bảo an toàn cho người sử dụng khi xe khi khóa cửa.

3.5.2 Các chức năng

Hệ thống khóa và mở tất cả các cửa khi các công tắc khóa cửa hoạt động. – Việc mở và khóa được điều khiển bằng “Công tắc điều khiển khóa cửa”

– Chức năng khóa và mở bằng chìa.

– Chức năng mở hai bước.

Trong chức năng mở bằng chìa có hoạt động mở một bước, chỉ cửa có cắm chìa mới mở được. Hoạt động mở hai bước làm các cửa khác cũng được mở. – Chức năng chống quên chìa trong xe (không khóa cửa được bằng điều khiển từ xa trong khi vẫn có chìa cắm trong ổ khóa điện). – Chức năng an toàn (khi rút chìa ra khỏi ổ khóa điện và cửa được khóa hoặc dùng chìa hoặc dùng điều khiển từ xa, không thể mở được cửa bằng công tắc

điều khiển khóa cửa).

– Chức năng điều khiển cửa sổ điện sau khi đã tắt khóa điện (sau khi cửa người lái và cửa hành khách đóng và khóa điện tắt, cửa sổ điện vẫn có thể hoạt động thêm trong khoảng 60 giây nữa). Hệ thống khóa cửa sử dụng hoặc nam châm điện hoặc môtơ làm cơ cấu chấp hành. Ngày nay cơ cấu chấp hành kiểu môtơ được sử dụng phổ biến nhất.

3.5.3 Cấu tạo các bộ phận

Hệ thống khóa cửa bao gồm các chi tiết sau đây:

Hình 3.15

Hình 3.16

Công tắc điều khiển khóa cửa cho phép khóa và mở tất cả các cửa đồng thời chỉ một lần ấn. Nhìn chung, công tắc điều khiển khóa cửa được gắn ở tấm ốp trong ở cửa phía người lái, nhưng ở một số kiểu xe, thị trường, nó cũng được gắn ở tấm ốp trong ở cửa phía hành khách.

3.5.3.2 Mô tơ khóa cửa

Hình 3.17

Môtơ khóa cửa là cơ cấu chấp hành để khóa cửa. Môtơ khóa cửa hoạt động, chuyển động quay được truyền qua bánh răng chủ động, bánh răng lồng không, trục vít đến bánh răng khóa, làm cửa khóa hay mở. Sau khi khóa hay mở cửa xong, bánh răng khóa được lò xo hồi vị đưa về vị trí trung gian. Việc này ngăn không cho môtơ hoạt động khi sử dụng núm khóa cửa và cải thiện

Đổi chiều dòng điện đến môtơ làm đổi chiều quay của môtơ. Nó làm môtơ khóa hay mở cửa.

3.5.3.3 Công tắc điều khiển chìa

Công tắc điều khiển chìa được gắn bên trong cụm khóa cửa. Nó gửi tín hiệu khóa đến rơle điều khiển khóa cửa, khi ổ khóa được điều khiển từ bên ngoài.

3.5.3.4 Công tắc vị trí khóa cửa

Công tắc vị trí khóa cửa được gắn bên trong vị trí khóa cửa. Công tắc này phát hiện trạng thái khóa cửa. Công tắc vị trí bao gồm một tấm tiếp điểm và đế công tắc. Khi bánh răng khóa ở phía mở, công tắc bật.

3.5.3.5 Công tắc báo không cắm chìa khóa vào công tắc máy

Công tắc này gắn ở giá đỡ trên trục lái chính. Nó phát hiện chìa đã được cắm vào ổ khóa điện hay chưa. Nó bật khi chìa đang cắm và tắt khi rút chìa.

3.5.3.6 Công tắc cửa

Chức năng: Chống quên chìa, an toàn và điều khiển cửa sổ điện sau khi tắt khóa).

Công tắc này phát hiện cửa mở hay không. Nó bật khi cửa mở và tắt khi cửa đóng.

3.5.3.7 Công tắc điều khiển khóa cửa

Rơle điểu khiển khóa cửa bao gồm hai rơle và một IC. Hai rơle này điều khiển dòng điện đến các môtơ khóa cửa. IC điều khiển hai rơle này theo tín hiệu từ các công tắc khác nhau.[8]

Ở đây chúng ta mô tả hoạt động khóa và mở khóa của của các khóa cửa và từng chức năng của hệ thống khóa cửa. Cấu tạo của giắc nối rơle điều khiển khóa cửa và cách đánh số chân có thể khác nhau tùy theo loại xe.

3.5.4.1 Hoạt động khóa của khóa cửa

Khi cửa bị khóa do tín hiệu từ các công tắc khác nhau, Tr1 bên trong rơle điều khiển khóa cửa được IC bật. Khi Tr1 bật, dòng điện qua cuộn dây rơle số 1

làm bật rơle số 1.

Khi rơle số 1 bật, dòng điện chạy qua môtơ khóa cửa như chỉ ra ở sơ đồ mạch điện dưới, khóa tất cả các cửa.

Hình 3.18 Sơ đồ hoạt động khóa của khóa cửa

3.5.4.2 Hoạt động mở khóa cửa

Khi các khóa được mở, Tr2 được bật bởi IC, khi Tr2 bật, rơle số 2 bật và dòng điện chạy qua các mô tơ khóa cửa như sơ đồ mạch điện dưới, làm mở tất cả các khóa cửa.

Hình 3.19 Sơ đồ hoạt động mở của khóa cửa

3.5.4.3 Khóa cửa bằng công tắc điều khiển khóa cửa

Khi công tắc điều khiển dịch đến Lock, chân 10 của rơle điều khiển khoá cửa được nối mass qua công tắc điều khiển khoá cửa làm Tr1 bật trong khoảng 0,2 giây. Nó làm cho tất cả các cửa bị khoá.

3.5.4.4 Mở khoá bằng bằng công tắc điều khiển khoá cửa

Khi công tắc điều khiển khoá cửa dịch đến phía Unlock, chân 11 của rơle điều khiển khoá cửa được nối mass qua công tắc điều khiển khoá cửa, bật Tr2 trong khoảng 0,2 giây, nó làm cho tất cả các khoá cửa mở.

3.5.4.5Chức năng khoá cửa bằng chìa

Khi chìa khoá cửa quay sang phía Lock, chân 12 của rơle điều khiển khoá cửa được nối mass qua công tắc điều khiển chìa, làm bật Tr1 trong 0,2 giây. Nó làm tất cả các cửa khoá.

3.5.4.6 Chức năng khoá cửa bằng chìa

Phụ thuộc vào thị trường, cửa phía người lái có thể bao gồm chức năng mở

Một phần của tài liệu hệ thống điện ô tô (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(84 trang)
w