CƠ SỞ LÝ LUẬN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của công tác kiểm định chất lượng dạy nghề đối với phương pháp giảng dạy tại trường cao đẳng nghề kỹ thuật thiết bị y tế (Trang 29)

4. Phƣơng pháp nghiên cƣ́u

1.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.2.1. Kiểm định chất lƣợng

1.2.1.1. Khái niệm

Câu hỏi đặt ra là kiểm định chất lượng đào tạo là gì?, dƣới đây, chúng tôi

xin nêu ra một số định nghĩa hợp lý nhất về kiểm định chất lƣợng đào tạo:

- Kiểm định đƣợc xác định là “một quá trình xem xét chất lượng từ bên

ngoài, được giáo dục đại học sử dụng để khảo sát đánh giá các cơ sở giáo dục đại học và cao đẳng và các ngành đào tạo đại học nhằm đảm bảo và cải tiến chất lượng” (CHEA, 2003).

- Kiểm định chất lƣợng là “một quá trình đánh giá ngoài nhằm đưa ra

một quyết định công nhận một cơ sở giáo dục đại học hay một ngành đào tạo của cơ sở giáo dụcđại học đáp ứng các chuẩn mực qui định” (SEAMEO, 2003).

Kiểm định chất lƣợng mang lại cho cộng đồng, đặc biệt là ngƣời học sự đảm bảo chắc chắn rằng một trƣờng đã đƣợc chứng minh thoả mãn các yêu cầu và tiêu chí đáng tin cậy và có đủ cơ sở để tin rằng trƣờng này sẽ tiếp tục đạt các yêu cầu và tiêu chí đã đề ra.

Có nhiều cách định nghĩa thuật ngữ kiểm định chất lượng, nhƣng có hai

yếu tố luôn luôn đƣợc nhắc đến là đánh giá và công nhận. Kiểm định chất lượng

là sự xem xét, đánh giá độc lập và có hệ thống nhằm xác định xem các hoạt động và kết quả liên quan đến chất lƣợng có đáp ứng đƣợc các quy định đã đề ra và các quy định này có đƣợc thực hiện một các có hiệu quả và thích hợp để đạt đƣợc mục tiêu hay không.

Theo quy định của Luật Dạy nghề năm 2006 thì “Kiểm định chất lƣợng dạy nghề nhằm đánh giá, xác định mức độ thực hiện mục tiêu, chƣơng trình, nội dung dạy nghề đối với cơ sở dạy nghề” (khoản 1 Điều 73).

Theo quy định tại khoản 2 Điều 4 của Quy trình kiểm định chất lƣợng dạy nghề đƣợc ban hành kèm theo Quyết định số 08/2008/QĐ- BLĐTBXH ngày 25 tháng 3 năm 2008 của Bộ trƣởng Bộ Lao động – Thƣơng binh và Xã hội: Kiểm định chất lƣợng dạy nghề là hoạt động đánh giá của đoàn kiểm định chất lƣợng dạy nghề do Tổng cục Dạy nghề thành lập nhằm xác định điều kiện đảm bảo mức độ thực hiện mục tiêu, chƣơng trình, nội dung dạy nghề của cơ sở dạy nghề hoặc chƣơng trình dạy nghề, căn cứ vào hệ thóng tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm định chất lƣợng dạy nghề do Bộ trƣởng Bộ Lao động – Thƣơng binh và Xã hội ban hành.

Nhƣ vậy, kiểm định chất lƣợng các cơ sở dạy nghề là một hệ thống đánh giá, công nhận các cơ sở dạy nghề và các chƣơng trình dạy nghề đáp ứng các tiêu chí, tiêu chuẩn về chất lƣợng, tạo cho công chúng sự tin cậy. Kiểm định chất lƣợng có một số chức năng quan trọng, trong đó có sự khuyến khích mọi cố gắng của cả Nhà nƣớc, các thành phần kinh tế cùng quan tâm đến dạy nghề và các cơ sở dạy nghề để hƣớng tới hiệu quả đào tạo nghề đạt chất lƣợng và hiệu quả nhất.

1.2.1.2. Mục tiêu của kiểm định chất lượng dạy nghề

Kiểm định chất lƣợng dạy nghề hƣớng đến hai mục tiêu cơ bản là:

- Xác nhận các cơ sở dạy nghề có đủ các điều kiện đảm bảo chất lƣợng đào tạo nhằm khẳng định với cộng đồng giáo dục và công chúng rằng cơ sở dạy nghề đó đào tạo nghề có chất lƣợng và đạt hiệu quả cao.

- Khuyến khích việc nâng cao chất lƣợng của từng cơ sở dạy nghề, từng chƣơng trình dạy nghề thông qua việc xem xét và tự đánh giá thƣờng xuyên.

1.2.1.3. Vai trò của kiểm định chất lượng dạy nghề

Hoạt động kiểm định chất lƣợng dạy nghề là một hoạt động có vai trò và ý nghĩa to lớn đối với xã hội, với ngƣời có nhu cầu học nghề, cơ sở dạy nghề, cơ sở sử dụng lao động và cơ quan quản lý nhà nƣớc về dạy nghề. Cụ thể hơn, kiểm định chất lƣợng dạy nghề có vai trò quan trọng trên các phƣơng diện sau:

a) Đối với xã hội, hoạt động kiểm định thƣờng mang tính xã hội rất cao, thể hiện ở chỗ:

- Đó là sự đảm bảo trƣớc xã hội về chất lƣợng “sản phẩm” của cơ sở dạy nghề hoặc của chƣơng trình dạy nghề.

- Xác nhận chất lƣợng và hiệu quả đào tạo của cơ sở dạy nghề.

- Là cơ sở cho việc tuyển dụng, xem xét tƣ cách hành nghề của những ngƣời học nghề.

- Là cơ sở cho việc trao đổi và di chuyển lao động giữa các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ sử dụng lao động trong và ngoài nƣớc.

- Thông qua quá trình kiểm định, các cơ sở dạy nghề luôn chủ động và có ý thức trong việc không ngừng nâng cao chất lƣợng đào tạo nghề của mình, nâng cao hiệu quả của đầu tƣ cho đào tạo nghề.

b) Đối với ngƣời học, mục đích của các dịch vụ cho ngƣời học là nhằm đáp ứng những đòi hỏi, sự ham muốn và phát huy các khả năng tiềm tàng của

ngƣời học đối với các chƣơng trình dạy nghề. Dịch vụ nhân sự cho ngƣời học phải xây dựng các chƣơng trình định hƣớng và lập hệ thống hồ sơ nhân sự phù hợp gồm: dịch vụ tƣ vấn cá nhân; chƣơng trình định hƣớng cho học sinh – sinh viên; dịch vụ lƣu trữ các hồ sơ của ngƣời học; dịch vụ tài chính cho ngƣời học; dịch vụ ăn và ở; dịch vụ giới thiệu việc làm,…

Vì thế, kiểm định chất lƣợng sẽ đảm bảo độ tin cậy đối với cơ sở dạy nghề hay một chƣơng trình dạy nghề mà ngƣời học đó đang theo học, họ có thể yên tâm vì nhu cầu học tập của họ đƣợc đáp ứng một cách tốt nhất, giúp cho ngƣời học chuyển đổi việc học tập giữa các trƣờng hoặc đƣợc công nhận khi họ có nhu cầu bồi dƣỡng, nâng cao trình độ. Điều quan trọng hơn là nếu đƣợc học ở những cơ sở dạy nghề có uy tín và những chƣơng trình dạy nghề phù hợp đã đƣợc khẳng định qua kiểm định chất lƣợng thì ngƣời học sẽ dễ tìm đƣợc việc hoặc tự tạo việc làm khi ra trƣờng, là tiền đề giúp cho ngƣời học đƣợc công nhận trong việc hành nghề.

c) Đối với bản thân các cơ sở dạy nghề, kiểm định chất lƣợng có vai trò nhƣ là động lực bên trong với sự hỗ trợ, khuyến khích từ bên ngoài giúp cơ sở dạy nghề có điều kiện đánh giá lại mình một cách toàn diện, đầy đủ thông qua việc xem xét và xây dựng báo cáo tự đánh giá, nâng cao năng lực hoạt động của mình để tiến tới xây dựng một cơ sở dạy nghề có chất lƣợng cao. Hay nói cách khác, thông qua kiểm định chất lƣợng, thƣơng hiệu, uy tín của một cơ sở dạy nghề sẽ đƣợc xã hội biết đến và thừa nhận.

d) Đối với cơ quan quản lý các cấp, kiểm định chất lƣợng đƣợc coi là một công cụ đảm bảo đánh giá một cách khách quan về cơ sở dạy nghề hoặc một chƣơng trình dạy nghề, phát hiện nhân tố mới trong các cơ sở dạy nghề đã thực hiện tốt các giải pháp cải tiến, tự hoàn thiện mình để nâng cao chất lƣợng đào tạo. Việc các cơ quan kiểm định áp dụng các “tiêu chuẩn kiểm định chất lƣợng” sẽ tránh đƣợc những tác động bên ngoài có hại tới uy tín của cơ sở dạy nghề.

Hơn nữa, nếu kiểm định chất lƣợng nói chung và tự kiểm tra, tự đánh giá nói riêng đƣợc tiến hành tốt sẽ thúc đẩy các cơ sở dạy nghề cải tiến nâng cao chất lƣợng.

e) Đối với ngƣời sử dụng lao động, học sinh tốt nghiệp từ các chƣơng trình dạy nghề đã đƣợc kiểm định chất lƣợng, từ các cơ sở dạy nghề đã đƣợc cấp giấy chứng nhận “chất lƣợng” sẽ giúp họ yên tâm hơn.

Dạy nghề là một hoạt động dịch vụ. Chất lƣợng hoạt động dịch vụ này không nằm ngoài những vấn đề chung về chất lƣợng và quản lý chất lƣợng. Bởi vậy, kiểm định chất lƣợng dạy nghề thông qua việc đánh giá và chứng nhận các cơ sở dạy nghề đạt “chất lƣợng” là việc làm cần thiết để hoạt động dạy nghề đi vào nề nếp, nâng cao chất lƣợng đáp ứng yêu cầu đào tạo nghề, thông qua đó đáp ứng nhu cầu thị trƣờng lao động.

1.2.2. Phƣơng pháp dạy nghề

PPGD là một thành tố hết sức quan trọng của quá trình dạy học. Khi đã xác định đƣợc mục đích, nội dung, chƣơng trình giảng dạy thì PPGD của GV sẽ quyết định chất lƣợng quá trình dạy học.

Thuật ngữ “phƣơng pháp” bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp “Metodos”, có nghĩa là con đƣờng, cách thức vận động của một sự vật, hiện tƣợng. Phƣơng pháp giảng dạy hay phƣơng pháp dạy học thƣờng đƣợc hiểu là cách thức tiến hành các hoạt động của ngƣời dạy và ngƣời học nhằm thực hiện một nội dung dạy học đã đƣợc xác định.

Định nghĩa về PPGD đƣợc diễn đạt theo những cách khác nhau. Theo tác giả Phan Trọng Ngọ (2005), PPGD là những con đƣờng, cách thức tiến hành hoạt động dạy học. Tác giả Phạm Viết Vƣợng (2000) đã đƣa ra định nghĩa một cách chi tiết: phƣơng pháp là con đƣờng, là cách thức mà chủ thể sử dụng để tác động nhằm chiếm lĩnh hoặc biến đổi đối tƣợng theo mục đích đã định.

PPGD là những con đƣờng, cách thức hoạt động phối hợp của GV và học sinh nhằm thực hiện một nội dung dạy học đã đƣợc xác định và chủ thể của hoạt động học là học sinh, chủ thể tích cực trong nhận thức, rèn luyện và tu dƣỡng bản thân. Cụ thể nhƣ sau:

1.2.2.1. Dạy lý thuyết nghề

Thƣờng sử dụng những phƣơng pháp nhƣ dạy phổ thông: - Phƣơng pháp thuyết trình: thầy nói – trò ghi;

- Phƣơng pháp đàm thoại: thầy hỏi – trò đáp; - Phƣơng pháp trực quan: thầy chỉ - trò xem.

Nếu nói theo nguồn gốc tri thức thì có các phƣơng pháp: diễn đạt bằng lời (thuyết trình, đàm thoại, nêu vấn đề); phƣơng pháp trực quan (giới thiệu, quan sát thí nghiệm).

Các phƣơng pháp này phần lớn chỉ có tác dụng bên ngoài chứ chƣa kích thích đƣợc tính tích cực bên trong của ngƣời học. Để điều khiển hoạt động nhận thức, hoạt động thực hành và phát huy năng lực độc lập sáng tạo của HS có thể sử dụng phƣơng pháp dạy học nêu vấn đề [19].

1.2.2.2. Dạy thực hành sản xuất

Việc dạy thực hành sản xuất thì phức tạp hơn nhiều. Đặc điểm này đƣợc qui định bởi tính biến động và đa dạng của quá trình sản xuất. Mục đích chủ yếu của dạy thực hành sản xuất là hình thành cho HS kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp, phát triển tƣ duy và năng lực sáng tạo kỹ thuật.

Trong dạy thực hành, để hình thành kỹ năng, kỹ xảo cho HS, ngƣời GV cần hƣớng dẫn theo 3 giai đoạn sau: hƣớng dẫn mở đầu, hƣớng dẫn thƣờng xuyên, hƣớng dẫn kết thúc. Luyện tập là phƣơng pháp cơ bản của dạy sản xuất và của bất kỳ công việc thực hành nào, không chỉ vì chúng chiếm hầu hết thời gian học tập mà trƣớc hết vì các phƣơng pháp khác đều phụ thuộc vào việc tiến hành các bài luyện tập.

Lao động sƣ phạm kỹ thuật của ngƣời GV dạy nghề có đặc điểm nổi bật: vừa là lao động trí óc, vừa là lao động chân tay, vừa cần có chất xám, vừa cần có bàn tay vàng. Đây chính là đặc điểm phân biệt rõ GV dạy nghề với GV các bậc học khác.

1.2.3. Phƣơng pháp giảng dạy chuyên ngành kỹ thuật

1.2.3.1. Đặc trưng

Theo tác giả Leconnard Nadler định nghĩa: “Đào tạo nghề là học đƣợc những điều nhằm cải thiện việc thực hiện những công việc hiện tại”.

Theo tác giả Roger - James định nghĩa: “Đào tạo nghề là cách thức giúp ngƣời ta làm đƣợc những điều mà họ không thể làm đƣợc trƣớc khi họ đƣợc học”.

Theo tác giả Max- Forter, đào tạo nghề phải đáp ứng đƣơc 4 điều kiện: - Gọi ra những giải pháp ở ngƣời học;

- Tạo ra sự thay đổi trong hành vi; - Đạt đƣợc những mục tiêu chuyên biệt.

Dạy học định hƣớng năng lực thực hiện

Mô hình về năng lực nghề nghiệp của ngƣời học sau khi đào tạo đáp ứng đƣợc yêu cầu xã hội

Năng lực chuyên môn: là khả năng và sự sẵn sàng thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn có hiệu quả cao trên cơ sở của việc sử dụng kiến thức và kỹ năng, kinh nghiệm chuyên môn nghề nghiệp.

- Năng lực phƣơng pháp: là khả năng và sự sẵn sàng sử dụng các cách thức và thủ thuật thích hợp nhằm giải quyết nhiệm vụ hay một vấn đề chuyên môn nhất định.

- Năng lực xã hội: là khả năng và sự sẵn sàng của cá nhân trong giao tiếp, qua đó có thái độ và hành vi phù hợp với chuẩn mực xã hội.

Nhƣ vậy, trong đào tạo nghề cần trang bị cho ngƣời học tri thức, kỹ năng về hoạt động trí óc và tâm vận, những tri thức, kỹ năng về phƣơng pháp, tri thức về thái độ để đáp ứng đƣợc năng lực nghề nghiệp.

1.2.3.2. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu môn học kỹ thuật

TT ĐĐ của đối tƣợng NC môn học KT Nội dung PPGD phù hợp 1 Tính đa chức năng, đa phƣơng án Mỗi sản phẩm kỹ thuật đƣợc chế tạo có thể thực hiện các chức năng khác nhau, do đó - Chỉ rõ phạm vi ứng dụng, cách khai thác những chức năng của mỗi sản phẩm kỹ thuật. Năng lực chuyên môn Năng lực phƣơng pháp Năng lực xã hội NL nghề

TT ĐĐ của đối tƣợng NC môn học KT Nội dung PPGD phù hợp chúng có tính chất đa chức năng.

- Đề xuất các giải pháp kỹ thuật và giúp ngƣời học biết lựa chọn công nghệ hợp lý trong mỗi điều kiện cụ thể.

2 Tính tiêu

chuẩn hóa

Tính tiêu chuẩn hóa trong môn học kỹ thuật đƣợc thể hiện bằng những tiêu chuẩn ngôn ngữ kỹ thuật (bản vẽ kỹ thuật), những thông số quy định của máy móc, thiết bị kỹ thuật, những quy định tính công nghệ trong sản xuất, sử dụng bảo dƣỡng sản phẩm.

- Giáo dục học sinh coi trọng và tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật, quy trình, quy trình thao tác thực hành.

- Dạy cho học sinh hiểu và biết tra cứu, vận dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật.

- Hƣớng dẫn học sinh sử dụng, vận hành máy móc, thiết bị kỹ thuật đúng quy trình, quy phạm…

3 Tính kinh tế

Hiệu quả kinh tế là mục đích hàng đầu của việc áp dụng kỹ thuật – công nghệ vào sản xuất và đời sống. Hiều quả này phụ thuộc chủ yếu vào số lƣợng, chất lƣợng sản phẩm, giá thành sản xuất sản phẩm và công tác tổ chức tiêu thụ.

- Giúp cho các em biết dự đoán và hạch toán kinh tế về vật tƣ, nguyên liệu, sức lao động, tiêu tốn thời gian…

- Cải tiến kỹ thuật, cải tiến công nghệ để hạ giá thành sản phẩm - Sử dụng có hiệu quả trang thiết bị, máy móc…

- Có ý thức tiết kiệm trong lao đọng kỹ thuật.

1.2.3.3. Đặc điểm của nội dung môn học kỹ thuật

TT Đặc điểm của nội dung

môn học kỹ thuật PPGD phù hợp

1 Tính cụ thể và trừu

tƣợng

- Tìm ra sự xuất phát tƣơng đối của mỗi khâu nhận thức: từ cái cụ thể (trực quan) hay cái trừu tƣợng (lý thuyết) để vận dụng con đƣờng quy nạp hay diễn dịch trong dạy học các nội dung kỹ thuật.

- Xác định đúng đắn vai trò của trực quan, coi nó nhƣ điều kiện và phƣơng tiện chuyển dịch biện chứng từ cái cụ thể sang cái trừu tƣợng và ngƣợc lại.

2 Tính thực tiễn

- Huy động những kinh nghiệm sẵn có ở học sinh rồi khái quát thành hiểu bết chung (quy nạp).

- Từ những nguyên lý, lý thuyết chung dẫn ra những ứng dụng cụ thể trong thực tế (diễn dịch).

3 Tính tích hợp

- Chỉ rõ cơ sở khoa học của những hiện tƣợng kỹ thuật, giải pháp kỹ thuật,… đồng thời phân tích đƣợc những khả năng áp dụng chúng vào trong những trƣờng hợp tƣơng tự.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của công tác kiểm định chất lượng dạy nghề đối với phương pháp giảng dạy tại trường cao đẳng nghề kỹ thuật thiết bị y tế (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)