Đối tượng
Lợn nái mang thai
Lợn nái nuôi con 21
Lợn nái chờ phối
Lợn con theo mẹ
Lợn nái chửa được chuyển lên chuồng đẻ trước ngày đẻ dự kiến 7 - 10 ngày. Trước khi chuyển lợn lên chuồng đẻ, chuồng phải được dọn dẹp và rửa sạch sẽ. Lợn chuyển lên phải được ghi đầy đủ thông tin lên bảng ở đầu mỗi ô chuồng. Thức ăn của lợn chờ đẻ được cho ăn với tiêu chuẩn ăn 3 kg/ngày, chia làm 2 bữa sáng, chiều.
Lợn nái chửa trước ngày đẻ dự kiến 5 ngày, giảm tiêu chuẩn ăn xuống 0,5 kg/con/bữa. Khi lợn nái đẻ được 2 ngày tăng dần lượng thức ăn từ 0,5 – 5 kg/con/ngày chia làm hai bữa sáng, chiều mỗi bữa tăng lên 0,5 kg. Đối với nái nuôi con q gầy hoặc ni nhiều con có thể cho ăn tăng lượng thức ăn lên 6 kg/con/ngày.
- Điều chỉnh nhiệt độ trong chuồng từ 25 - 28 oC là thích hợp nhất.
- Cho lợn mẹ uống nước tự do.
3.4.2.3. Quy trình đỡ đẻ cho lợn
Kỹ thuật đỡ đẻ cho lợn con được em thực hiện như sau: - Sau khi lợn mẹ đẻ, lấy lợn con từ trong chuồng ra.
- Vuốt hết dịch vùng đầu và mặt. Vỗ nhẹ vào thân để kích thích hơ hấp.
- Vuốt hết màng bọc, nhớt ở phần thân và chân lợn. Dùng khăn lau khô
lợn, lợn con phải khô và sạch trước khi cắt dây rốn.
- Cầm lợn con và dây buộc rốn, thắt dây rốn ở vị trí cách cuống rốn 2,5 cm, dùng kéo cắt phần bên ngồi nút thắt một đoạn bằng ½ bên trong nút buộc khoảng 1,5 cm. Khử trùng dây rốn, vùng cuống rốn bằng cồn Iod.
- Cho lợn con vào lồng úm nhiệt độ từ 33 - 35 oC.
- Trước khi cho lợn con ra bú cần lau sạch vú lợn mẹ, lót thảm cho lợn con ra bú.
- Phải trực liên tục cho đến khi lợn nái đẻ xong hoàn toàn, nhau ra hết, lợn nái trở về trạng thái yên tĩnh và cho con bú.
3.4.2.4. Quy trình vệ sinh chuồng ni hàng ngày
- Hàng ngày, trước khi vào chuồng làm việc công nhân cũng như sinh
viên tất cả đều tắm khử trùng sạch sẽ mặc quần áo lao động, đi ủng rồi mới vào chuồng.
- Việc đầu tiên vào chuồng là thu dọn phân tránh lợn mẹ nằm đè lên phân.
- Tra thức ăn cho lợn mẹ ăn.
- Rắc vôi lối đi giữa, xung quanh chuồng.
- Thu phân vào bao và quét dọn sạch sẽ quanh chuồng. - Xịt gầm, rửa máng.