Kết quả thực hiện quy trình đỡ đẻ cho lợn nái tại trại

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh trên đàn lợn nái sinh sản tại trại lợn bảy tuân, huyện chương mỹ, thành phố hà nội (Trang 49)

tham gia theo dõi xử lý các trường hợp đẻ khó của lợn nái tại trại cùng kỹ sư. Em đã thống kê lại những con đẻ bình thường, đẻ khó và được em trình bày ở bảng 4.9:

Bảng 4.9. Kết quả thực hiện quy trình đỡ lợn đẻ tại trại

Tháng theo dõi

6

7

Tổng

Qua bảng 4.9. Cho biết tổng số lượng lợn đẻ mỗi tháng, số con đẻ bình thường và số con đẻ phải can thiệp của trại. Tỉ lệ lợn nái đẻ phải can thiệp từ 2,17 - 2,56 %, trung bình là 0,39 %. Cao nhất là tháng 7, với tỷ lệ là 2,56 % và thấp nhất là tháng 6 với tỷ lệ 2,17 %. Lợn nái đẻ khó phải can thiệp là do lợn đẻ ở những lứa đầu, do lợn ăn nhiều vào kì cuối của thai kì làm thai quá to, do ngôi thai không thuận, do lợn mẹ ít được vận động và do sức khỏe của con mẹ không tốt. Số lợn nái đẻ phải can thiệp với tỉ lệ thấp là do trong quá trình chăm sóc đã thực hiện đúng qui trình về thức ăn cho lợn nái mang thai. Tỉ lệ đẻ khó cao nhất chỉ 2,56 % cho thấy sự chăm sóc thực hiện tốt quy trình kỹ thuật cho lợn nái sinh sản.

Trong đỡ đẻ em rút được kinh nghiệm là cần chuẩn bị tốt ô úm, vệ sinh sàn, vùng mông và âm hộ con nái trước khi đẻ. Khi lợn đẻ phải chú ý từng con

một để nhận biết con nào đẻ khó, con nào đẻ dễ, chú ý thời gian đẻ của mỗi con để biết nhanh hay chậm. Nếu con mẹ đẻ khó cần can thiệp sớm bằng cách dùng oxytocin để kích thích co bóp cơ trơn tử cung, xoa bầu vú. Nếu thai quá to, con mẹ rặn đẻ không được phải nhanh chóng can thiệp đưa con con ra ngoài để tránh ngạt, làm chết những con còn lại trong tử cung. Khi can thiệp phải chú ý khử trùng tay vệ sinh vùng mông, âm hộ, phải tiến hành nhẹ nhàng tránh gây đứt nhau, xây sát niêm mạc tử cung con nái. Những người trực tiếp đỡ đẻ và can thiệp đẻ khó phải cắt móng tay, nếu để móng tay dài có thể làm tổn thương lợn con mới sinh, khi can thiệp đẻ khó có thể làm xây sát niêm mạc tử cung lợn nái.

4.6. Kết quả thực hiện các thao tác trên lợn con tại cơ sở

Trong quá trình thực tập em đã được làm và thực hiện các thao tác cơ bản trên lợn con được thể hiện qua bảng 4.10:

Bảng 4.10. Kết quả thực hiện các thao tác trên lợn con

STT Tên công việc

1 Đỡ lợn đẻ

2 Mài nanh, cắt đuôi

Tiêm chế phẩm Fe -

3 Dextran - B12 phòng

bệnh thiếu máu

4 Cho uống thuốc phòng

trị cầu trùng

5 Thiến lợn đực

Qua bảng 4.10. Cho thấy những thao tác được thực hiện trên lợn con như mài nanh, cắt đuôi số lượng em đã được thực là 457 con đạt tỷ lệ 100 %. Tiêm

39

chế phẩm Fe - Dextran - B12 phòng bệnh thiếu máu là 457 con đạt tỷ lệ 100 %. Cho lợn con uống cầu trùng là 457 con cũng đạt tỷ lệ 100 %. Thiến lợn đực là 145 con số con an toàn là 141 con đạt tỷ lệ 97,24 %.

Qua những công việc trên đã giúp em học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm trong quá trình chăm sóc lợn con cũng như nâng cao tay nghề và các kỹ thuật trên lợn con đồng thời giúp em mạnh dạn hơn, tự tin hơn vào khả năng của mình, hoàn thành tốt công việc được giao.

4.7. Quy trình chăm sóc lợn con theo mẹ

* Chăm sóc lợn con 1 - 2 ngày tuổi

- Bấm đuôi

+ Phòng lợn con cắn đuôi nhau khi nuôi thịt.

+ Dùng dụng cụ máy cắt đuôi, cắt cách vị trí mông lợn con 2 cm, cắt

xong khử trùng bằng cồn iod. - Mài nanh

+ Phòng tổn thương vú mẹ do lợn con tranh bú và tổn thương lợn con do cắn nhau giành bú.

+ Dùng máy mài nanh chuyên dụng, mài 2 răng nanh của hàm trên và hàm

dưới. Vị trí mài 1/3 phía trên của răng, tránh mài quá sâu gây tổn thương lợi.

- Bổ sung sắt, nhỏ cầu trùng cho lợn con: Lợn con được 3 ngày tuổi tiến hành tiêm chế phẩm Fe - Dextran - B12 với liều 2ml/con tương đương 200mg sắt/con và

nhỏ cầu trùng (Polycox Sol) liều 1ml/con tương đương với 20mg toltrazuril/con. - Thiến lợn đực:

+ Đối với lợn đực nuôi thịt ta cần thiến càng sớm càng tốt. Thông thường trong chăn nuôi người ta thường thiến lợn vào 7 - 10 ngày tuổi. Nhưng thực tế trại thực hiện thiến lợn đực vào ngày thứ 4 sau khi sinh.

+ Trước khi thiến lợn đực cần chuẩn bị dụng cụ thiến đầy đủ gồm: dao

40

+ Thao tác: Người thiến ngồi ghế cao và kẹp lợn con vào giữa 2 đùi sao cho đầu của lợn con hướng xuống dưới. Một tay nặn sao cho dịch hoàn nổi rõ, tay còn lại cầm dao rạch hai vết đứt vào chính giữa của mỗi bên dịch hoàn. Dùng 2 tay nặn dịch hoàn ra ngoài rồi lấy panh kẹp vào giật dịch hoàn ra, dùng khăn sạch lau vùng dịch hoàn và bôi cồn vào vị trí thiến.

* Chăm sóc lợn con 5 - 7 ngày tuổi

- Tập ăn

+ Mục đích tập ăn cho lợn con là hạn chế được stress khi thay đổi sữa mẹ sang thức ăn lúc cai sữa, cung cấp thêm dinh dưỡng khi lợn mẹ giảm lượng sữa và kích thích phát triển dịch tiêu hóa khi theo mẹ. Thức ăn tập ăn luôn luôn mới, không bị mất mùi và không để dư thừa quá 6 giờ. Thức ăn tập ăn phù hợp đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng không gây tiêu chảy và dị ứng cho lợn con theo mẹ.

+ Thời gian tập ăn cho lợn con theo mẹ khi lợn con được 5 ngày tuổi, số lần tập ăn 6 - 8 lần/ngày không để cám dư thừa quá 6 giờ sẽ làm giảm lượng ăn khi tập ăn. Phương pháp tập ăn hiệu quả cao là sau khi lợn con bú mẹ, tập tính lợn con sau khi bú mẹ xong phải đi phá phách xung quanh chuồng lúc này gặp thức ăn rồi nhai.

+ Thức ăn tập ăn là thức ăn 3800 lưu hành nội bộ của công ty TNHH DeHeus.

* Chăm sóc lợn con 15 - 17 ngày tuổi

- Thức ăn: đây là giai đoạn lợn con sắp cai sữa, lượng thức ăn cung cấp sẽ thay thế hoàn toàn nguồn sữa mẹ, lượng cám cần cung cấp khoảng 0,037 g/ con.

- Tiêm thêm vitamin ADE liều 2 ml/con, tiêm bắp.

- Trong thời gian này những con bị hecni thì được tiến hành mổ: + Chuẩn bị lợn: lợn được cố định, đầu dốc xuống dưới.

+ Dụng cụ: dao mổ, chỉ, kim, thuốc kháng sinh, cồn sát trùng.... + Thực hiện: bị hecni bên nào thì tiến hành mổ bên đấy, rạch 1 đường khoảng 1,5 cm ở vị trí giữa núm vú thứ nhất và núm vú thứ 2 từ dưới lên lệch về

phía ngoài khoảng 1 cm dùng ngón tay cái móc bọc hecni ra vòng dây chỉ buộc thắt nút rồi lấy tay nắn nhẹ đưa trở vào xoang bụng, dùng 2 ngón tay đặt vào lỗ hecni ngăn không cho ruột trở ra ngoài bao hec ni, tiến hành khâu lại. Bôi thuốc khử trùng vào chỗ khâu và tiêm 1 mg/kg P Amox LA 10% cho lợn con.

* Chăm sóc lợn con 21 ngày tuổi

- Tiến hành cai sữa và cai sữa phải dựa trên các điều kiện: lợn con cai sữa phải có sức khỏe tốt, lợn con cai sữa phải biết ăn, lợn con cai sữa đạt trọng lượng thấp nhất 5 kg/con và trung bình 7 kg/con.

- Lợn con có cân nặng đủ tiêu chuẩn, không mắc bệnh, khỏe mạnh sẽ được chọn.

4.7.1. Kết quả trực tiếp tiêm vắc - xin phòng bệnh cho lợn con từ sơ sinhđến lúc cai sữa tại trại lợn Bảy Tuân đến lúc cai sữa tại trại lợn Bảy Tuân

Trong thời gian thực tập, em được trực tiếp tham gia vào công việc tiêm phòng bệnh bằng vắc-xin cho đàn lợn con từ sơ sinh đến lúc cai sữa dưới sự giám sát của kỹ thuật trại, kết quả được thể hiện ở bảng 4.11:

Bảng 4.11. Kết quả tiêm vắc - xin cho lợn con từ sơ sinh đến cai sữa tại trại

Thời điểm phòng 7 ngày tuổi 14 ngày tuổi

Bảng 4.11 cho thấy kết quả tiêm phòng vắc - xin rất an toàn và đạt kết quả cao. Trại chỉ tiêm phòng hai loại vắc - xin là Circo FLEX phòng được hội chứng còi cọc ở lợn con và Myco FLEX phòng Mycoplasma hay còn được gọi là bệnh suyễn lợn (viêm phổi địa phương). Vì dịch tễ của từng vùng nên số ngày tiêm vắc - xin có thể thay đổi tiêm trước hoặc sau một đến vài ngày.

4.7.2. Kết quả thực hiện các biện pháp chẩn đoán, điều trị bệnh cho lợncon từ sơ sinh đến lúc cai sữa tại trại lợn Bảy Tuân con từ sơ sinh đến lúc cai sữa tại trại lợn Bảy Tuân

Trong thời gian thực tập em được tham gia chẩn đoán, điều trị một số bệnh trên đàn lợn con, kết quả được thể hiện ở bảng 4.12 và bảng 4.13 bên dưới:

Bảng 4.12. Kết quả chẩn đoán bệnh trên đàn lợn con

Hội

chứng bệnh

Hội chứng tiêu chảy

Qua bảng 4.12 cho thấy số lượng lợn con mắc hội chứng tiêu chảy đạt tỷ lệ là 5,72 %. Nguyên nhân đàn lợn con bị tiêu chảy nhiều do thời tiết thay đổi thất thường nhiệt độ chuồng nuôi không đảm bảo đủ ấm dẫn đến lợn con bị tiêu chảy nhiều.

43

Bảng 4.13. Kết quả điều trị bệnh cho lợn con Chỉ tiêu Hội chứng bệnh Hội chứng tiêu chảy

Bảng 4.13. Cho thấy số lượng lợn mắc hội chứng tiêu chảy là 44 kết quả điều trị lợn bị tiêu chảy là 86,36 %. Số con điều trị khỏi là 38, nguyên nhân do thời tiết thay đổi khâu chăm sóc kém không đảm bảo chất lượng. Một phần cũng do chất lượng con giống kém nái mẹ đa phần là lứa thứ 5 và lứa thứ 6. Theo kết quả điều trị của Mông Văn Tuấn (2019) [18], điều trị 105 con tại cơ sở này từ tháng 2 – tháng 5/2019 cho biết số con khỏi bệnh là 85 con, tỷ lệ khỏi đạt 85%, so với kết quả này tỷ lệ khỏi đã tăng lên 1,36%. Sở dĩ tỷ lệ khỏi tăng lên cho thấy công tác chẩn đoán chính xác, phát hiện và điều trị kịp thời, thuốc kháng sinh Enrotril-50 được sử dụng tại trại thời điểm hiện tại đã cho hiệu quả cao.

PHẦN 5

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

5.1. Kết luận

Qua 6 tháng thực tập tại trang trại em đã học tập và rút ra được nhiều kinh nghiệm, kỹ năng xử lý tình huống cũng như kỹ năng giao tiếp hàng ngày, hơn nữa em còn đúc kết được nhiều kinh nghiệm quý báu cho bản thân về kiến thức cũng như kỹ năng chuyên môn, cụ thể như sau:

+ Cần vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, khô ráo, thoáng mát, xử lý mùi hôi trong chuồng

+ Sử dụng vắc xin để phòng bệnh cho đàn lợn + Tiêu độc khử trùng định kỳ 2 lần/tuần

+ Điều chỉnh nhiệt độ trong chuồng thích hợp cho lợn nái + Chăm sóc chu đáo tận tình và có tình yêu thương con vật - Em được tham gia chăm sóc, nuôi dưỡng cho 342 con lợn nái, trong đó

có 105 con nái hậu bị và 237 con nái sinh sản, trong quá trình chăm sóc em đã rút ra được nhiều kinh nghiệm về chế độ dinh dưỡng cũng như cách chăm sóc cho lợn nái. Được tham gia phối giống cho lợn nái, tỷ lệ lợn được phối giống thành công đạt 97,12%.

- Theo dõi tỉ lệ lợn nái mắc bệnh như: viêm tử cung chiếm 4,03 %. Được tham gia chẩn đoán, điều trị bệnh trên đàn lợn nái, tỉ lệ an toàn với

bệnh viêm tử cung đạt 80,00 %. Tham gia tiêm phòng vắc - xin cho đàn lợn nái với tỉ lệ an toàn đạt 100 %.

- Được tham gia vào quá trình đỡ đẻ cho 85 con lợn nái trong đó có 83 con đẻ thường và 2 con đẻ khó phải can thiệp.

- Được tham gia thực hiện các thao tác trên lợn con như: đỡ lợn đẻ, mài nanh, cắt đuôi, tiêm sắt, tiêm kháng sinh và thiến lợn đực với tỉ lệ an toàn cao (97,24 % - 100 %), tiêm phòng vắc - xin đạt tỉ lệ an toàn 100%.

45

- Được tham gia chẩn đoán, điều trị bệnh trên đàn lợn con như: hội chứng tiêu chảy với kết quả điều trị như sau:

+ Hội chứng tiêu chảy điều trị 44 con, khỏi bệnh 38 con, tỉ lệ khỏi là 86,36 %.

5.2. Đề nghị

Qua thời gian thực tập tại trại, em có một số đề nghị như sau:

- Trại lợn cần thực hiện tốt hơn nữa quy trình vệ sinh phòng bệnh và quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc đàn lợn để giảm tỷ lệ lợn mắc bệnh.

- Thực hiện tốt công tác vệ sinh, khử trùng trong chuồng và xung quanh chuồng, vệ sinh chuồng trại sạch sẽ để tránh lây lan mầm bệnh.

- Về cơ sở vật chất của trang trại cần được sửa chữa và cải tiến nhều hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng việt

1. Trần Ngọc Bích, Nguyễn Thị Cẩm Loan, Nguyễn Phúc Khánh (2016),

“Khảo sát tình hình viêm nhiễm đường sinh dục lợn nái sau khi sinh và hiệu

quả điều trị của một số loại kháng sinh”, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thú

y, tập XXIII (số 5), tr.51 - 56.

2.Nguyễn Xuân Bình (2000), Phòng trị bệnh heo nái - heo con - heo

thịt, Nxb Nông Nghiệp Hà Nội, tr 29 - 35.

3.Phạm Hữu Doanh, Lưu Kỷ (2003), Kỹ thuật nuôi lợn nái mắn đẻ sai

con, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

4.Đoàn Kim Dung, Lê Thị Tài (2002), Phòng và trị bệnh lợn nái để sản

xuất lợn thịt siêu nạc xuất khẩu, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

5.Trần Tiến Dũng, Dương Đình Long, Nguyễn Văn Thanh (2002), Sinh

sản gia súc, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

6.Nguyễn Bá Hiên, Huỳnh Thị Mỹ Lệ, Lê Văn Lãnh, Đỗ Ngọc Mỹ (2012), Giáo trình Bệnh truyền nhiễm thú y, Nxb Đại học Nông Nghiệp Hà Nội, tr. 289 - 380.

7.Trần Đức Hạnh (2013), Nghiên cứu vai trò gây bệnh của Escherichia

coli, Salmonella và Clostridium perfringens gây tiêu chảy ở lợn nái tại 3 tỉnh phía Bắc và biện pháp phòng trị, Luận án tiến sĩ Nông nghiệp,

Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Thái Nguyên.

8.Phạm Sỹ Lăng, Phan Địch Lân, Trương Văn Dung (2002), Bệnh phổ

biến ở lợn và biện pháp phòng trị, tập II, Nxb Nông nghiệp, tr. 44 - 52.

9.Phạm Sỹ Lăng, Nguyễn Bá Hiên, Nguyễn Văn Diên, Trần Đức Hạnh, Hạ Thúy Hạnh, Nguyễn Hữu Hưng, Huỳnh Thị Mỹ Lệ, Lê Văn Năm, Phạm Ngọc Thạch, Nguyễn Văn Thọ (2014), Bệnh của lợn tại Việt

Nam, Nxb Hà Nội, tr. 118.

47

11. Nguyễn Đức Lưu, Nguyễn Hữu Vũ (2004), Một số bệnh quan

trọng ở lợn, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

12. Lê Hồng Mận (2002), Chăn nuôi lợn nái sinh sản ở nông hộ, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

13. Lê Văn Năm (1999), Phòng và trị bệnh ở lợn, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

14. Trần Văn Phùng, Từ Quang Hiển, Trần Thanh Vân, Hà Thị Hảo (2004),

Giáo trình chăn nuôi lợn, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội.

15. Nguyễn Ngọc Phục (2005), Công tác vệ sinh thú y trong chăn nuôi

lợn,

Nxb lao động xã hội, Hà Nội.

16. Nguyễn Văn Thanh (2007), “Kết quả khảo sát tình hình mắc

bệnh viêm tử cung trên lợn nái ngoại nuôi tại một số trang trại tại vùng đồng bằng Bắc Bộ”, Tạp chí Khoa học kỹ thuật thú y, tập XIV (số 3),

tr.38 - 43.

17. Ngô Nhật Thắng (2006), Hướng dẫn chăn nuôi và phòng trị bệnh cho

lợn,

Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội.

18. Lê Văn Tạo, Khương Bích Ngọc, Nguyễn Thị Vui, Đoàn Băng Tâm (1993), “Nghiên cứu chế tạo vắc xin E. coli uống phòng bệnh phân trắng lợn

con”, Tạp chí Nông nghiệp Thực phẩm, số 9, tr. 324 - 325.

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh trên đàn lợn nái sinh sản tại trại lợn bảy tuân, huyện chương mỹ, thành phố hà nội (Trang 49)