.7 Kết quả khảo sát tần suất người tiêu dùng sử dụng sản phẩm trà đóng chai

Một phần của tài liệu Đồ án phát triển sản phẩm (Trang 45)

Hình 2.8 Kết quả khảo sát lý cho câu hỏi Bạn đã bao giờ sử dụng LÁ VỐI chưa?

Qua biểu đồ trên cho ta thấy tỷ lệ người “đã sử dụng” tương đối cao 73,5% có thể thấy mức độ phổ biến, sự quan tâm của người tiêu dùng đến loại nguyên liệu này khá lớn có thể do được bạn bè, người thân giới thiệu và biết đến công dụng của nó.

Câu 6. Bạn đã sử dụng sản phẩm có chứa MẬT ONG chưa?

Hình 2.9 Kết quả khảo sát lý cho câu hỏi bạn đã sử dụng sản phẩm có chứa MẬT ONG chưa?

Vì mật ong là nguyên liệu khá quen thuộc với người dân Việt Nam nên 93,4% mọi người đều “đã sử dụng” qua, từ đó cho thấy đây là một nguyên liệu tiềm năng để kết hợp cho ra các sản phẩm mới.

Công dụng Đồng Không đồng ý Không ý kiến

Ngăn ngừa ung thư Giúp giảm cân

Chữa ho khan, ho có đàm

Hình 2.10 Kết quả khảo sát lý cho câu hỏi tại sao bạn sử dụng sản phẩm chứa mật ong ?

Ta có thể thấy ở cột thứ ba, đối với những người đã từng sử dụng qua mật ong đều biết và tin tưởng vào các công dụng của loại nguyên liệu này đều này sẽ là một điểm sáng trong kế hoạch đưa sản phẩm trà đóng chai bổ sung vị mật ong ra thị trường, vì thế câu hỏi đặt ra “làm thế nào để tăng lượng người biết đến” chính là mục tiêu chính nếu sản phẩm được tung ra thị trường.

Hình 2.11 Kết quả khảo sát lý cho câu hỏi bạn đã sử dụng sản phẩm có chứa CỦ GỪNG chưa?

Vì củ gừng là nguyên liệu khá quen thuộc với người dân Việt Nam nên 95,4% mọi người đều “đã sử dụng” qua, từ đó cho thấy đây là một nguyên liệu tiềm năng để kết hợp cho ra các sản phẩm mới

Câu 9. Tại sao bạn lại sử dụng sản phẩm có chứa CỦ GỪNG?

Công dụng Đồng ý Không

đồng ý

Không ý kiến

Giảm đau xương khớp và đau cơ

Ngăn ngừa ung thư

Giúp điều trị chứng nôn và buồn nôn

Hình 2.12 Kết quả khảo sát lý cho câu hỏi tại sao bạn sử dụng sản phẩm chứa gừng ?

Ta có thể thấy ở cột thứ ba, đối với những người đã từng sử dụng qua củ gừng đều biết và tin tưởng vào các công dụng của loại nguyên liệu này đều này sẽ là một điểm sáng trong kế hoạch đưa sản phẩm trà đóng chai bổ sung hương vị củ gừng ra thị trường, vì thế câu hỏi đặt ra “làm thế nào để tăng lượng người biết đến” chính là mục tiêu chính nếu sản phẩm được tung ra thị trường.

Câu 10. Bạn đã sử dụng sản phẩm có chứa CHANH DÂY chưa?

Hình 2.13 Kết quả khảo sát lý cho câu hỏi bạn đã sử dụng sản phẩm chứa CHANH DÂY chưa ?

Với kết quả từ biểu độ có 99,3% số người chọn “đã sử dụng” các sản phẩm từ chanh dây, ta có thể thấy loại nguyên liệu này khá phổ biến đối với người tiêu dùng ở Việt Nam.

Câu 11. Tại sao bạn lại sử dụng sản phẩm có chứa CHANH DÂY?

Công dụng Đồng Không đồng ý Không ý kiến

dịch

Tốt cho tiêu hoá Hỗ trợ giảm cân

Hình 2.14 Kết quả khảo sát lý cho câu hỏi tại sao bạn sử dụng sản phẩm chứa chanh dây ?

Qua những ý kiến của người tiêu dùng về sản phẩm chứa chanh dây, ta có thể thấy được sự đồng ý từ người dùng về công dụng cũng như tính chất của chanh dây.

Câu 12. Nếu trên thị trường xuất hiện các sản phẩm nước trà Vối đóng chai kết hợp với các nguyên liệu trên thì mức độ ưu tiên của bạn đến sản phẩm như thế nào? (mức 1 là mức yêu thích nhất)

Hình 2.15 Kết quả khảo sát mức độ ưu tiên của ngừoi tiêu dùng đối với các sản phẩm

Đối với ý tưởng “Nước trà Vối vị mật ong – chanh dây”, mặc dù ở mức độ 1 cũng được chọn tương đối nhưng tỷ lệ lựa chọn ở các mức độ 2 và 3 cao hơn hẳn, có thể là do nguyên liệu mật ong và chanh dây không còn xa lạ với người tiêu dùng khiến họ phân vân muốn dùng thử nhưng lại lo ngại về mức độ phù hợp của các nguyên liệu khi phối trộn; cũng như về tính chất, mùi vị của sản phẩm đem lại.

Đối với ý tưởng “Nước trà Vối vị gừng – chanh dây” số lượng người chọn mức 2 với ý tưởng này chiểm tỉ lệ cao nhất, nếu căn cứ theo số lượng người đã từng sử dụng qua chanh dây và củ gừng, họ điều rất tin tưởng vào công dụng của nguyên liệu nhưng tại sao ý tưởng “Nước trà Vối vị gừng – chanh dây” lại bị đánh giá ở mức 2 điều này có thể do người tiêu dùng cảm thấy sự kết hợp giữa củ gừng và chanh dây không phù hợp với nước trà Vối để tạo ra một dòng sản phẩm có công năng nổi trội.

Đối với ý tưởng “Nước trà Vối vị gừng - mật ong”, ta có thể thấy số liệu phân hóa rất rõ ràng, mức 1 vượt trội hơn nhiều so với 2 mức độ còn lại và so với hai ý tưởng sản phẩm khác cũng chiếm ưu thế hơn rất nhiều. Điều này có thể do người tiêu dùng đã sử dụng, hiểu biết rõ công dụng của củ gừng khi kết hợp với mật ong; đồng thời có thể họ thấy được sự phù hợp của lá Vối, củ gừng và mật ong về phương diện góp phần bảo vệ sức khỏe.

Câu 13. Nếu trên thị trường xuất hiện sản phẩm nước trà Vối đóng chai như bạn đã chọn ở câu 12 bạn có sẵn sàng dùng thử không?

Hình 2.16 Kết quả khảo sát ngừoi tiêu dùng có muốn sử dụng sản phẩm trà Vối đóng chai hay không?

Với tỉ lệ chọn “ủng hộ” và “sử dụng và giới thiệu sản phẩm” gần như là tuyệt đối, đây chính là một lời hứa hẹn đầy triển vọng đối với sản phẩm khi ra mắt, cho thấy được sự yêu thích cũng như khuyến khích của người tiêu dùng đối với ý tưởng sản phẩm mà họ đã chọn ở trên nói chung và ý tưởng sản phẩm “Nước trà Vối vị gừng - mật ong” nói riêng.

Câu 14. Bạn muốn độ ngọt của nước trà Vối kết hợp cùng nguyên liệu bạn đã chọn ở câu 12 như thế nào?

Hình 2.17 Kết quả khảo sát lý cho mong muốn của người tiêu dùng đối với độ ngọt của sản phẩm

Phần lớn mọi người đều muốn sản phẩm “ít đường” 55,4% hoặc “ngọt vừa” 41,9%, vì đây là sản phẩn không những giúp hỗ trợ sức khỏe mà còn là sản phẩm có công dụng giảm cân nên mọi người đều muốn hạn chế những thành phần có thể gây tăng cân trong sản phẩm. Nên nhóm sẽ phải cân nhắc về độ ngọt của sản phẩm để có thể đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.

Câu 15. Bạn muốn sản phẩm được bảo quản trong loại bao bì nào?

Hình 2.18 Kết quả khảo sát lý mong muốn của người tiêu dùng đối với bao bì của sản phẩm

Sản phẩm nước trà đóng chai đã quá quen thuộc với mọi người dân trên đất nước Việt Nam với quy cách đóng gói và bảo quản sản phẩm trong chai nhựa, nên phần lớn mọi người đều chọn sử dụng “bao bì nhựa” (65,3%); vừa tiện dụng, vừa có thể bảo quản sản phẩm để dùng tiếp nếu không dụng hết trong một lần.

Hình 2.19 Kết quả khảo sát lý mong muốn của người tiêu dùng đối với thể tích thực của sản phẩm

Sản phẩm nước trà đóng chai trên thị trường hiện nay thường có dung tích 330ml. Nên trong kết quả khảo sát phần lớn mọi người đều chọn sử dụng nước trà đóng chai với dung tích 330ml (67,1%); vì với dung tích này đã đáp ứng được nhu cầu sử dụng của khách hàng, họ ít chọn dung tích lớn có thể do lo ngại nếu không sử dụng hết sản phẩm trong một lần sau khi mở nắp sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm.

Câu 17. Bạn muốn độ đậm của sản phẩm nước trà đóng chai như thế nào?

Hình 2.20 Kết quả khảo sát lý mong muốn của người tiêu dùng đối với độ đậm của sản phẩm

Trà pha quá đậm đặc hay quá loãng đều không ngon. Nếu trà quá đậm đặc đồng nghĩa với

hàm lượng tanin rất cao. Khi thường xuyên nạp tanin với lượng lớn sẽ dẫn tới thiếu vitamin B, làm co thắt niêm mạc dạ dày, gây kết tủa protein, ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa. Trà đậm đặc rất giàu caffeine còn gây đau đầu và mất ngủ. Nếu trà quá loãng khi uống sẽ không cảm nhận được hương vị của trà. Cùng với kết quả khảo sát cho thấy người tiêu dùng cũng mong muốn độ đậm của trà “đậm vừa” (77,3%) nên nhóm sẽ cân nhắc về độ đậm của trà cho phù hợp để đáp ứng được mong muốn của người tiêu dùng.

Kết luận: Sau khi thu thập thông tin khảo sát của 150 người tiêu dùng ta thu thập được

thông tin định hướng cho sản phẩm như sau: Sản xuất sản phẩm nước trà Vối vị gừng, mật ong đóng chai, có độ ngọt vừa phải, bao bì nhựa với thế tích 330ml.

2.2. Khảo sát 2: Khảo sát đối thủ cạnh tranh 2.2.1. Mục đích

Trước khi tung một sản phẩm mới ra thị trường, việc tìm hiểu để nắm bắt thông tin về các đối thủ cạnh tranh là một việc không thể thiếu. Công việc này có ý nghĩa rất quan trọng ngay từ

những ngày đầu phát triển dự án. Và việc khảo sát đối thủ cạnh tranh sẽ không thể thành công khi thiếu sự hợp tác của người tiêu dùng. Bởi họ là người trực tiếp sử dụng, họ có thể dễ dàng nên lên được những ưu điểm cũng như nhược điểm của sản phẩm. Từ đó nhóm dự án có thể rút ra được những kinh nghiệm quý báu để rồi nỗ lực trong công cuộc phát triển sản phẩm của mình sao cho sản phẩm có thể cạnh tranh được với đối thủ trên thị trường. Nhưng đồng thời ta cũng không được mắc lại những lỗi sai mà đối thủ đã có.

2.2.2. Phương pháp thực hiện khảo sát

2.2.3. Phương pháp sử dụng: Nhóm tiến hành nghiên cứu các công ty có sản phẩm tương tự như sản phẩm của dự án và thu thập thông tin.

2.2.4. Phương pháp xử lí: Thu thập và tổng hợp thành bảng, khảo sát mức độ phổ biến/ ưa thích của sản phẩm.

2.2.5. Kết quả

Câu 1. Các thương hiệu nước trà đóng chai anh/chị hay dùng là?

Hình 2.21 Kết quả khảo sát lý thương hiệu nước trà đóng chai người tiêu dùng hay sử dụng

Mục đích khảo sát : Thu thập thông tin các sản phẩm nước trái cây lên men khác trên thị trường của đối thủ.

- Nghiên cứu, khảo sát, phân tích: Các sản phẩm của đối thủ đang được ưa chuộng trên thị trường và được bày bán ở các chuỗi siêu thị, cửa hàng tiện lợi, đại lý bán lẻ…

41 1 Trà thanh nhiệt Dr. Thanh Công ty TNHH TM - DV Tân Hiệp Phát 350 & 455 ml/ chai Nước; đường; Kim Ngân Hoa 3,4%; Hoa cúc 3,2%; La Hán Quả 2,1%; Hạ Khô Thảo 1,8%; Cam Thảo 1,6%; Đản Hoa 1,5%; Hoa Mộc Miên 0,7%; Bung Lai 0,5%, Tiên Thảo 0,5% 2 Trà Lipton Công ty TNHH Sản Xuất Thương Mại Higo 455ml/ / chai; 330ml/ lon Nước; đường mía; búp non trà xanh (5,78g/l); Hương chanh mật ong giống tự nhiên; chất điều chỉnh độ axit (330,296); vitamin C. 3 Trà Ô long Tea- plus Công ty TNHH Nước Giải Khát Suntory Pepsico Việt Nam 350 & 455ml/

chai Nước; đường;trà Ô Long (7,5g/l); hương giống tự nhiên; chất chống oxy hoá (Axit ascorbic E300), OTPP. 4 Trà bí đao Wonderfarm Công ty cổ phần Thực phẩm Quốc tế 310ml/ lon; 280ml/ chai Nước; đường; nước cốt bí đao cô đặc (21,5g/l); hương bí đao (tổng hợp, giống tự Hình 2.22 Trà thanh nhiệt Dr. Thanh Hình 2.13 Trà Lipton Hình 2.24 Trà Ô long Tea- plus

Bảng 3 :Phân tích điểm mạnh và yếu của đối thủ cạnh tranh

Sản phẩm Điểm mạnh Điểm yếu

Trà thanh nhiệt Dr. Thanh

Hiện sản phẩm đang được bán rộng rãi tại các kên cửa hàng tiện ích, dễ dàng tiếp cận với khách hàng. Sản phẩm làm từ 9 loại thảo mộc tự nhiên, giúp thanh lọc từ bên trong, tạo vẻ tươi tắn bên ngoài.

Giá 9,000 vnd/chai 350ml. Giá này tương đối cao so với các sản phẩm nước trà còn lại trên thị trường Một số hương vị không đáp ứng được khẩu vị đối với người Việt.

Trà Lipton

Sản phẩm có nhiều công dụng tốt cho sức khoẻ: khả năng chống ung thư, giảm cân hiệu quả, tăng cường hệ miễn dịch,…

Hương vị không thu hút được đa số người tiêu dùng, do không đáp ứng được khẩu vị của người Việt.

Nhiều đối thủ cạnh tranh.

Trà Ô Long Tea- plus

Hiện tại đây là sản phẩm được giới trẻ đặc biệt là sinh viên biết đến rộng rãi, đang được phân phối rộng rãi trên khắp các kênh siêu thị, cửa hàng tiện lợi lớn nhỏ.

Giá thành tương đối hợp lý: 6,500- 7,000 vnd/ chai 350ml.

Hương vị tương đối phù hợp với sở thích của người Việt.

Dùng quá nhiều sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ: rối loạn tiêu hoá, đau đầu, đầy bụng,…

Trà bí đao Wonderfarm

Đây là thức uống giàu chất chống ô xy hóa, thanh lọc cơ thể và có tác dụng giải khát hiệu quả. Sản phẩm còn giúp tan đờm, lợi tiểu, giảm béo, hàm lượng dầu thực vật cao trong bí đao rất có lợi cho da và tóc. Sản phẩm phù hợp với mọi lứa tuổi.

Quy cách đóng gói đa dạng cho người tiêu dùng lựa chọn.

Thể tích chai, lon nhỏ chưa đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng.

Nhận xét: Qua khảo sát bằng việc cho sẵn một sản phẩm đại diện của các thương hiệu

Plus” được người tiêu dùng lựa chọn nhiều nhất chiếm 64,7%. Ngoài ra các thương hiệu còn lại người tiêu dùng cũng sử dụng nhưng tỷ lệ ít hơn nhiều so với “trà Ô long Tea – Plus”.

Kết luận: Thương hiệu “trà Ô long Tea – Plus” là đối thủ cạnh tranh lớn nhất với tỷ lệ

người tiêu dùng lựa chọn sản phẩm là 64,7%. Ngoài ra “trà lipton”, “trà thanh nhiệt Dr.Thanh”, “trà bí đao Wonderfarm” cũng được nhiều người biết đến và yêu thích nên đây cũng là một trong những đối thủ mà nhóm phải xem xét qua đó nhóm cần cân nhắc và có các phương án quảng bá để sản phẩm có được sự ưu tiên lựa chọn của người tiêu dùng.

2.3. Khảo sát môi trường kinh tế xã hội 2.3.1. Mục đích khảo sát:

Tìm hiểu về sản lượng tiêu thụ nước trà đóng chai tại khu vực Thành phố Hồ Chí Minh; tìm hiểu phần tiền dùng trong tiêu thụ những sản phẩm nước uống trong tổng thu nhập hàng tháng của các hộ gia đình tại khu vực Thành phố Hồ Chí Minh.

2.3.2. Phương pháp tiến hành:

Thực hiện tìm kiếm trên các trang báo điện tử, báo giấy, tài liệu có uy tín

2.3.3. Phương pháp xử lý số liệu:

Thống kê, lập biểu đồ theo số liệu tham khảo được

2.3.4. Kết quả:

Môi trường kinh tế:

Trong bối cảnh hiện đại, nước trà đóng chai ngày càng phát huy được những ưu điểm mà trà truyền thống không có được. Bạn luôn bận rộn nhưng vẫn muốn thưởng thức hương vị trà quen thuộc? Không cần bình pha phức tạp, không cần đun nước sôi chỉ việc mở nắp chai và thưởng thức nước trà thơm ngon như mong muốn. Ngoài việc mang đến sự tiện lợi, điều gì khiến thị trường nước trà đóng chai phát triển đến ngày hôm nay? Với chặng đường hơn 10 năm ở Việt Nam - chặng đường không quá dài nhưng có những bước phát triển vượt bật, để ngày nay khi nhìn lại ta có thể dễ dàng có cái nhìn tổng quát cho câu hỏi về sự phát triển của thị trường

Một phần của tài liệu Đồ án phát triển sản phẩm (Trang 45)