12 Hình ảnh nguyên liệu mật ong được được đóng trong thùng phuy

Một phần của tài liệu Đồ án phát triển sản phẩm (Trang 83 - 98)

CHƯƠNG 4: PHÁT TRIỂN CONCEPT SẢN PHẨM 4.1. Nguyên liệu chính

4.1.1. Lá Vối

Lịnh sử, nguồn gốc:

Vối hay còn gọi trâm nắp, lá Vối (danh pháp khoa học: Syzygium nervosum) là một loài thực vật có hoa trong Họ Đào kim nương. Vối là loại cây thân mộc cỡ vừa, có thể cao tới 12–15m. Vỏ màu nâu đen, nứt dọc. Cành cây tròn hay đôi khi có hình 4 cạnh, nhẵn. Lá hình trái xoan ngược hay bầu dục, hình trứng rộng, giảm nhọn ở gốc, có mũi nhọn ngắn, hai mặt cùng màu nhạt có đốm màu nâu, phiến dày, dai, cứng, lá già có chấm đen ở mặt dưới. Cuống lá ngắn tầm 1-1,5 cm. Hoa nhỏ, màu trắng lục, họp thành cụm 3-5 hoa ở nách lá. Nụ hoa dài, 4 cánh, nhiều nhị. Cụm hoa hình tháp, trải ra ở kẽ các lá đã rụng. Cây ra hoa tháng 5-7. Quả hình cầu hay hình trứng, nhăn nheo, đường kính 7-12mm, nháp, có dịch, khi chín màu tím. Toàn lá, cành non và nụ có mùi thơm dễ chịu. Cây mọc hoang và được trồng ở khắp nơi. Trong lá Vối có tanin, một số chất khoáng, vitamin và khoảng 4% tinh dầu với mùi thơm dễ chịu và có một chất kháng sinh diệt được nhiều loại vi khuẩn gây bệnh.

Trong dân gian phân biệt Vối có hai loại, một loại lá nhỏ hơn bàn tay, màu vàng xanh, thường gọi là "Vối kê" hay "Vối nếp". Loại thứ hai lá to hơn bàn tay, hình thoi, màu xanh thẫm gọi là "Vối tẻ". Lại cũng có nơi phân biệt Vối trâu và Vối quế. Vối trâu lá mỏng, xanh đậm và to bản còn Vối quế lá dày, nhỏ.

Phân bố

Khu vực phân bố: Các tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây, Hải Nam, Vân Nam của Trung Quốc, Bangladesh, Ấn Độ, Myanma, Campuchia, Lào, Thái Lan, Việt Nam, các đảo Java, Kalimantan, Sumatra của Indonesia, Malaysia, Philippines và lãnh thổ Bắc Úc của Úc.

Công dụng

Tại Việt Nam, Vối mọc hoang và được trồng ven bờ ao, bờ suối ở nhiều nơi đặc biệt là tại miền Bắc, miền Trung. Gỗ cây dùng làm nông cụ và trong xây dựng. Vỏ chát dùng nhuộm đen. Lá và nụ để làm nước Vối. Nước Vối hay trà Vối là một loại đồ uống giải khát được nấu bằng nụ, hoặc lá Vối đã ủ chín rồi phơi khô, cũng có thể dùng ngay khi lá còn tươi. Đây là loại

đồ uống rất thông dụng ở nông thôn, thậm chí cả thành thị vùng Đồng bằng Bắc Bộ. Nước Vối được dùng để uống hàng ngày giống như nước chè xanh.

Trong lá Vối, nụ Vối có tanin, một số chất khoáng, vitamin và có tinh dầu với mùi thơm dễ chịu, một số chất kháng sinh có khả năng diệt được nhiều loại vi khuẩn gây bệnh. Lá Vối tươi hay khô sắc đặc được coi là một thuốc sát khuẩn dùng chữa nhiều bệnh ngoài da như ghẻ lở, mụn nhọt. Trong thực tế, nhân dân ta thường lấy lá Vối để tươi vò nát, nấu với nước sôi lấy nước đặc gội đầu chữa chốc lở rất hiệu nghiệm.

Lá Vối có tác dụng hỗ trợ điều trị gout

Lá Vối được coi là cứu tinh với những người bị bệnh gout. Lá và nụ Vối có công dụng giúp tiêu hóa thức ăn, nhất là thức ăn có nhiều dầu mỡ, giảm béo, lợi tiểu tiêu độc. Bệnh nhân gout là do ăn uống nhiều chất béo ngọt, ứ đọng nhiều chất uric; mặt khác do hệ thống tiêu hóa và thận bài tiết đào thải không tốt dẫn đến uric ứ đọng ở các khớp gây nên tình trạng sưng, nóng, đỏ, đau khớp.

Nụ Vối có tác dụng hỗ trợ điều trị tiểu đường

Các hợp chất flavonoid trong chè nụ Vối rất hiệu quả trong việc hỗ trợ phòng và điều trị bệnh nhân tiểu đường. Người bệnh tiểu đường nếu uống thường xuyên chè nụ Vối sẽ giúp ổn định đường huyết, giảm mỡ máu, chống ôxy hóa tế bào, bảo vệ tổn thương tế bào beta tuyến tụy, phòng ngừa đục thủy tinh thể ở người bệnh tiểu đường và giúp tăng chuyển hóa cơ bản. Điều đặc biệt là uống nụ Vối không có tác dụng phụ đáng kể nên có thể uống thường xuyên.

Nụ Vối giúp giảm mỡ máu

Công thức cho mỡ máu: Nụ Vối 15 – 20 g, hãm lấy nước uống thay trà trong ngày hoặc nấu thành nước đặc chia 3 lần uống trong ngày. Cần uống thường xuyên mới hiệu nghiệm.

Vỏ cây Vối hỗ trợ chữa bỏng

Vỏ cây Vối cạo bỏ vỏ thô, rửa sạch, giã nát, hòa với nước sôi để nguội, lọc lấy nước, bôi lên khắp chỗ bỏng. Thuốc sẽ làm giảm tiết dịch, hết phồng, dịu đau, hạn chế sự phát triển của vi trùng.

Lá Vối hỗ trợ chữa lở ngứa, chốc đầu

Lá Vối vừa đủ nấu kỹ, lấy nước để tắm, rửa nơi lở ngứa và gội đầu.

Rễ Vối chữa viêm gan, vàng da

Lá Vối hỗ trợ chữa viêm đại tràng mạn tính, đau bụng âm ỉ, thường xuyên đi phân sống

200 g lá Vối tươi, vò nát, dùng 2 lít nước sôi, ngâm trong 1 giờ để uống thay nước.

Hỗ trợ trị đau bụng đi ngoài, phân sống: Lá Vối 3 cái, vỏ ổi 8 g, núm quả chuối tiêu 10 g. Cùng thái nhỏ phơi khô sắc với 400 ml nước, còn 100 ml chia 2 lần uống trong ngày, dùng liền 2 – 3 ngày.

Cách sử dụng lá Vối

Lá Vối khô rửa sạch cho vào ấm, cho nước lạnh vào đun đến sôi rồi uống nóng hoặc uống lạnh. Nụ Vối cũng được đun trong nước đến khi sôi hoặc, hãm trong nước sôi như cách hãm trà xanh.

Nước Vối từ lá khô có màu đỏ nâu nhạt, còn hãm từ lá tươi có màu xanh như nước trà xanh. Khi uống nước Vối có vị đắng nhẹ, hơi ngọt, hương thơm ngai ngái.

4.1.2. Mật ong

Mật ong được tạo thành từ chất ngọt do ong thu thập được trong các bông hoa. Theo quy định của Hội đồng Ong mật Quốc gia Mỹ và nhiều quy định về thực phẩm quốc tế khác quy định rằng "mật ong là một sản phẩm thuần khiết không cho phép thêm bất kỳ chất gì vào...bao gồm nhưng không giới hạn trong, nước và các chất ngọt khác". Bài này chỉ đề cập về mật ong do ong mật (chi Apis) tạo ra; mật do các loài ong khác hay các loài côn trùng khác có các đặc tính rất khác biệt. Nhiều người cho rằng mật ong không có hạn sử dụng nhưng thật ra mật ong chỉ có thể sử dụng được tối đa là 2 năm và sau đó nó sẽ có các chất nguy hiểm được tạo bên trong đó và có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Nếu quá hạn thì nó sẽ có mùi khó chịu và hôi chua, vị cay hoặc đắng, màu đậm và càng ngày càng có màu tối hay nói cách khác là màu đen.

Mật ong có nhiều chất ngọt hơn đường kính và có các tính chất hóa học hấp dẫn cho việc làm bánh, thức uống và làm thuốc chữa bệnh. Mật ong có hương riêng biệt nên nhiều người thích ăn mật ong hơn đường và các chất ngọt khác.

Phần lớn các vi sinh vật không sống trong mật ong vì mật ong có hoạt tính nước thấp khoảng 0,6. Tuy nhiên, điều quan trọng là mật ong thường xuyên chứa các nội bào tử các vi khuẩn không hoạt động Clostridium botulinum mà có thể nguy hiểm cho trẻ nhỏ do các nội bào tử này có thể chuyển hóa thành các vi khuẩn tạo ra chất độc trong ruột trẻ nhỏ và dẫn đến bệnh tật và thậm chí tử vong.

Ong thợ sử dụng vòi để hút mật hoa từ các loại hoa. Mật hoa được đưa vào dạ dày mật để các enzyme thực hiện chuyển hóa từ mật hoa sang mật ong (loài ong có hai loại dạ dày: dạ dày mật sử dụng khi làm mật và dạ dày thường để chuyển hóa thức ăn). Sau khi về đến tổ ong thợ sẽ chuyển lượng mật hoa đang ở trong dạ dày mật sang cho ong thợ khác để tiếp tục thực hiện quá trình chuyển hóa thành mật ong. Mỗi ong thợ thực hiện việc chuyển hóa này trong khoảng 30 phút.

Sau khi mật hoa được chuyển hóa hoàn toàn thành mật ong, ong thợ sẽ nhả mật ong vào tổ rồi dùng cánh để quạt bay hơi nước có trong mật cho đến khi mật ong đạt đến độ bão hòa (tỷ lệ nước ~17%) thì sẽ thực hiện niêm phong tổ lại, hoàn tất quá trình làm mật.

Việc nghiên cứu các phấn hoa và các bào tử trong mật thô (melissopalynology) có thể xác định các nguồn phấn làm mật. Bởi vì ong mật mang một điện tích tĩnh điện và có thể hút các vật khác, kỹ thuật tương tự như các kỹ thuật của melissopalynology có thể sử dụng trong việc nghiên cứu các chất phóng xạ của môi trường khu vực, hoặc bụi, hay ô nhiễm.

Khi ong thợ thực hiện lấy mật, đồng thời làm rụng phấn hoa xuống nhụy hoa, giúp thụ phấn cho các cây có hoa.

Ong mật là loài ong làm mật nhiều hơn lượng mật mà nó cần dùng đến trong mùa đông. Người nuôi ong kích thích cho ong sản xuất dư thừa lượng mật ong trong tổ ong để có thể thu hoạch mà không gây hại cho đàn ong. Khi nguồn thực phẩm cho ong bị thiếu, người nuôi ong có thể bổ sung dinh dưỡng cho ong bằng cách cho ong ăn lại phấn hoa hoặc đường.

Bảng 9 Thành phần giá trị dinh dưỡng có trong mật ong

Mật ong

Giá trị dinh dưỡng cho mỗi 100 g (3,5 oz)

Năng lượng 1.272 kJ (304 kcal)

Cacbohydrat 82.4 g

Đường 82.12 g

Chất xơ 0.2 g

Chất béo 0 g

Mật ong là hỗn hợp của các loại đường và một số thành phần khác. Về thành phần carbohydrat, mật ong chủ yếu là fructose (khoảng 38,5%) và glucose (khoảng 31,0%). Các carbohydrat khác trong mật ong gồm maltose, sucrose và carbohydrat hỗn hợp. Trong mật ong, các vitamin và chất khoáng chỉ xuất hiện ở dạng vết. Mật ong cũng chứa một lượng rất nhỏ các hợp chất chức năng như chất chống ôxy hóa, bao gồm chrysin, pinobanksin, vitamin C, catalase và pinocembrin. Thành phần cụ thể của mật phụ thuộc vào hoa mà ong hút mật.

Thành phần của mật ong thông dụng:

Fructose: ...38,2% Glucose: ...31,3% Sucrose: ...1,3% Maltose: ...7,1% Nước: ...17,2% Các loại đường có khối lượng phân tử cao hơn: 1.5% Tro: ...0,2% Các chất khác: ...3,2% Chỉ số glycemic của mật ong là từ 31 đến 78.

làm gia vị, thuốc. Trong củ gừng có các hoạt chất: Tinh dầu zingiberen, chất nhựa, chất cay, tinh bột.

Bảng 10 Thành phần giá trị dinh dưỡng của gừng

Củ gừng tươi

Giá trị dinh dưỡng cho mỗi 100 g (3,5 oz)

Năng lượng 80 kJ (19 kcal) Cacbohydrat 17.77g Đường 1.7 g Chất xơ 2 g Chất béo 0.75 g Chất đạm 1.82 g

Vị thuốc theo y học cổ truyền

Cách sử dụng theo y dược cổ truyền

Theo y học cổ truyền, gừng có vị cay, tính ấm, vào 3 kinh phế, tỳ, vị, có tác dụng phát biểu, tán hàn ôn trung, tiêu đàm, hành thủy, giải độc. Trong hầu hết các thang thuốc Đông y, dù bệnh hàn hay nhiệt, hư hay thực, các thầy thuốc vẫn thường dùng từ 3 đến 5 lát gừng sống. Ngoài tác dụng hạn chế bớt tính lạnh của các vị thuốc hàn, cách phối hợp này còn giúp cho tỳ vị dễ hấp thu thuốc và người bệnh khỏi nôn ra đối với những thuốc khó uống. Ngoài ra tùy theo hình thức sử dụng, gừng có nhiều công dụng khác nhau. Gừng sống còn gọi là sinh khương có tác dụng phát tán phong hàn, chống nôn ói. Gừng khô còn gọi là can khương, có tính nóng hơn sinh khương, có thể làm ấm tỳ vị. Gừng đốt cháy tồn tính còn gọi là hắc khương. Hắc khương có vị đắng, thường được tẩm đồng tiện, có thể làm ấm can thận, giáng hư hỏa. Vỏ gừng được gọi là khương bì có tác dụng lợi tiểu. Trong kỹ thuật bào chế, gừng cũng có thể giúp cho thầy thuốc đạt được một số mục đích quan trọng. Sinh địa nấu với gừng sẽ hạn chế bớt tính mát. Bán hạ chế với gừng để giải độc. Một số loại thuốc khác như sâm, đinh lăng... cũng thường được tẩm gừng, sao qua để tăng tính ấm và dẫn vào phế vị.đem lùi: ổi khương...

Thành phần hóa học

Tinh dầu (1% đến 3%), bao gồm zingiberene, sesquiphellandrene và beta-bisabolene. Chất cay 1% đến 2.5% gingerols và shogaols, phần lớn trong số đó là 6-gingerol

Các thành phần beta-sesquiphellandrene và (-) - zingi berene cao nhất trong gừng tươi, và phân hủy khi sấy và lưu trữ. Điều này lý giải vì sao y học cổ truyền Trung Quốc ưu

Sử dụng theo các nghiên cứu lâm sàng

Điều trị và dự phòng buồn nôn và nôn mửa trong trường hợp say xe, buồn nôn khi mang thai và sau mổ, buồn nôn do thuốc gây ra, viêm xương khớp; đau bụng kinh; liệt dạ dày.

4.2. Concept sản phẩm

Qua khảo sát nhu cầu của người tiêu dùng đã chọn được sản phẩm “Nước trà Vối vị gừng, mật ong” là sản phẩm có tính khả thi nhất. Từ các ý kiến của người tiêu dùng đã hình thành concept sản phẩm với các nội dung chính sau:

- Khách hàng mục tiêu: Tất cả các đối tượng khách hàng, nhưng chủ yếu thuộc

nhóm đối tượng là nhân viên văn phòng và nhân viên pha chế, thuộc độ tuổi lao động từ 18 - 45 tuổi.

- Thị trường mục tiêu: đối với nước trà Vối vị gừng, mật ong được tập trung

chủ yếu ở khu vực thành thị nơi có mật độ dân số đông đúc như TPHCM, Hà Nội,….

- Kênh phân phối:

+ Phân phối cho hệ thống các siêu thị: Aeon, Big C, Lotte Mart, Emart,… + Các cửa hàng tiện lợi: Circle K, FamilyMart, B’sMart, Ministop, Co.op Smile,…

- Mùi vị: Sản phẩm “nước trà Vối vị gừng, mật ong” có vị ngọt vừa, mùi thơm

đặc trưng của của lá Vối cùng gừng và mật ong.

- Sản phẩm không có chứa chất bảo quản, thuốc bảo vệ thực vật,… - Sản phẩm đáp ứng các nhu cầu về dinh dưỡng như:

 Giúp hạn chế hấp thu chất béo.

 Ngăn ngừa và làm chậm hiện tượng lão hóa da.

- Hình dạng, kích cỡ bao bì sản phẩm: Bao bì theo hình thức 1 lốc 6 chai nhựa,

khối lượng tịnh 330ml/1 chai.

- Hạn sử dụng: 6 tháng kể từ ngày sản xuất, đủ thời gian để vận chuyển đến các

cửa hàng và đến tay người tiêu dùng.

uống.

- Trong quá trình phân phối vận chuyển: Các lốc sẽ được đóng gói vào thùng

carton với khối lượng 4 lốc/thùng được đóng gói kỹ. Khi vận chuyển không quăng quật làm móp méo, biến dạng sản phẩm.

- Dây chuyền công nghệ: Sử dụng dây chuyền sản xuất công nghệ Nhật Bản,

đảm bảo quy trình khép kín, hiện đại, an toàn từ khâu nguyên liệu đầu vào đến đầu ra của sản phẩm.

- Giá bán của 1 lốc nước trà Vối vị gừng, mật ong 6 chai 330ml/ 1 chai là 40.000 vnđ.

5.1. Bảng mô tả sản phẩm hay thông tin chính sản phẩm

Bảng 11 Xây dựng thông số thiết kế sản phẩm

STT Đặc điểm Mô tả

1 Tên sản phẩm Nước trà Vối vị gừng, mật ong

2 Khách hàng mục tiêu

Nhóm 1: Học sinh- sinh viên

Nhóm 2: Thanh niên dưới 30 tuổi, ít vận động, biết quan tâm đến sức khoẻ.

Độ tuổi từ 18-45.

3 Mục đích sử dụng

Giải nhiệt, ngăn ngừa lão hóa do lá Vối cho hợp chất polyphenol và một số vitamin giúp chống lão hoá da. Hỗ trợ đường tiêu hóa.

Giúp giảm cân do các thành phần trong lá Vối giúp hạn chế hấp thu chất béo từ bữa ăn. Cho tặng trong các dịp lễ, tiệc tùng 4 Thị trường mục tiêu Nội địa

5 Đặc tính chất lượng, lợi ích

Đặc điểm: có vị ngọt nhẹ, màu sắc hấp dẫn, hương vị đặc trưng của lá Vối phối trộn với gừng và mật ong.

Lợi ích: thơm ngon, dễ dàng sử dụng, tiện lợi, nhiều chất dinh dưỡng.

5 Hạn sử dụng 6 tháng kể từ ngày sản xuất 6 Bao bì và phương thức

đóng gói

Quy cách đóng gói: Thành phẩm được đóng gói bằng chai nhựa có thể tích 330 ml, phù hợp vệ

Loại vât liệu: nhựa P

7 Điều kiện bảo quản

Bảo quản sản phẩm ở nhiệt độ phòng, nơi khô ráo, thoáng mát tránh ánh sáng trực tiếp của mặt trời. Ngon hơn khi uống lạnh. Nên lắc đều trước

Một phần của tài liệu Đồ án phát triển sản phẩm (Trang 83 - 98)