:Phân tích điểm mạnh và yếu của đối thủ cạnh tranh

Một phần của tài liệu Đồ án phát triển sản phẩm (Trang 58 - 63)

Sản phẩm Điểm mạnh Điểm yếu

Trà thanh nhiệt Dr. Thanh

Hiện sản phẩm đang được bán rộng rãi tại các kên cửa hàng tiện ích, dễ dàng tiếp cận với khách hàng. Sản phẩm làm từ 9 loại thảo mộc tự nhiên, giúp thanh lọc từ bên trong, tạo vẻ tươi tắn bên ngoài.

Giá 9,000 vnd/chai 350ml. Giá này tương đối cao so với các sản phẩm nước trà còn lại trên thị trường Một số hương vị không đáp ứng được khẩu vị đối với người Việt.

Trà Lipton

Sản phẩm có nhiều công dụng tốt cho sức khoẻ: khả năng chống ung thư, giảm cân hiệu quả, tăng cường hệ miễn dịch,…

Hương vị không thu hút được đa số người tiêu dùng, do không đáp ứng được khẩu vị của người Việt.

Nhiều đối thủ cạnh tranh.

Trà Ô Long Tea- plus

Hiện tại đây là sản phẩm được giới trẻ đặc biệt là sinh viên biết đến rộng rãi, đang được phân phối rộng rãi trên khắp các kênh siêu thị, cửa hàng tiện lợi lớn nhỏ.

Giá thành tương đối hợp lý: 6,500- 7,000 vnd/ chai 350ml.

Hương vị tương đối phù hợp với sở thích của người Việt.

Dùng quá nhiều sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ: rối loạn tiêu hoá, đau đầu, đầy bụng,…

Trà bí đao Wonderfarm

Đây là thức uống giàu chất chống ô xy hóa, thanh lọc cơ thể và có tác dụng giải khát hiệu quả. Sản phẩm còn giúp tan đờm, lợi tiểu, giảm béo, hàm lượng dầu thực vật cao trong bí đao rất có lợi cho da và tóc. Sản phẩm phù hợp với mọi lứa tuổi.

Quy cách đóng gói đa dạng cho người tiêu dùng lựa chọn.

Thể tích chai, lon nhỏ chưa đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng.

Nhận xét: Qua khảo sát bằng việc cho sẵn một sản phẩm đại diện của các thương hiệu

Plus” được người tiêu dùng lựa chọn nhiều nhất chiếm 64,7%. Ngoài ra các thương hiệu còn lại người tiêu dùng cũng sử dụng nhưng tỷ lệ ít hơn nhiều so với “trà Ô long Tea – Plus”.

Kết luận: Thương hiệu “trà Ô long Tea – Plus” là đối thủ cạnh tranh lớn nhất với tỷ lệ

người tiêu dùng lựa chọn sản phẩm là 64,7%. Ngoài ra “trà lipton”, “trà thanh nhiệt Dr.Thanh”, “trà bí đao Wonderfarm” cũng được nhiều người biết đến và yêu thích nên đây cũng là một trong những đối thủ mà nhóm phải xem xét qua đó nhóm cần cân nhắc và có các phương án quảng bá để sản phẩm có được sự ưu tiên lựa chọn của người tiêu dùng.

2.3. Khảo sát môi trường kinh tế xã hội 2.3.1. Mục đích khảo sát:

Tìm hiểu về sản lượng tiêu thụ nước trà đóng chai tại khu vực Thành phố Hồ Chí Minh; tìm hiểu phần tiền dùng trong tiêu thụ những sản phẩm nước uống trong tổng thu nhập hàng tháng của các hộ gia đình tại khu vực Thành phố Hồ Chí Minh.

2.3.2. Phương pháp tiến hành:

Thực hiện tìm kiếm trên các trang báo điện tử, báo giấy, tài liệu có uy tín

2.3.3. Phương pháp xử lý số liệu:

Thống kê, lập biểu đồ theo số liệu tham khảo được

2.3.4. Kết quả:

Môi trường kinh tế:

Trong bối cảnh hiện đại, nước trà đóng chai ngày càng phát huy được những ưu điểm mà trà truyền thống không có được. Bạn luôn bận rộn nhưng vẫn muốn thưởng thức hương vị trà quen thuộc? Không cần bình pha phức tạp, không cần đun nước sôi chỉ việc mở nắp chai và thưởng thức nước trà thơm ngon như mong muốn. Ngoài việc mang đến sự tiện lợi, điều gì khiến thị trường nước trà đóng chai phát triển đến ngày hôm nay? Với chặng đường hơn 10 năm ở Việt Nam - chặng đường không quá dài nhưng có những bước phát triển vượt bật, để ngày nay khi nhìn lại ta có thể dễ dàng có cái nhìn tổng quát cho câu hỏi về sự phát triển của thị trường nước trà đóng chai Việt Nam.

Thị trường nước trà đóng chai với đa dạng các loại sản phẩm giờ đây đã trở thành “một phần tất yếu của cuộc sống”. Tuy nước trà đóng chai không có được hương vị đậm đà như trà pha truyền thống nhưng nó có những ưu điểm mà cuộc sống hiện đại cần có. Khi mà con người phải tranh thủ từng phút giây thì tất nhiên khó có thể dở ra bộ ấm trà lỉnh kỉnh, và khi đó người ta dùng ưu tiên sử dụng trà đóng chai bởi vì tính tiện lợi của nó. [7]

Hơn 80% thị phần của trà đóng chai - ngành hàng có doanh thu gần 1,7 tỷ USD - đang nằm trong tay ba "ông lớn". Tân Hiệp Phát với Trà xanh Không độ, URC với C2 hay Suntory PepsiCo với Trà Ô Long đang là những cái tên chi phối thị trường. Tốc độ tăng trưởng hai chữ số, biên lợi nhuận cao, cùng nhu cầu lớn từ người tiêu dùng khiến cuộc đua giành thị phần của ngành trà đóng chai ngày một gay gắt. Tham gia vào thị trường Việt Nam từ năm 2013 bằng việc liên doanh với PepsiCo, Suntory Holding của Nhật Bản trở thành một đối thủ đáng gờm với Tân Hiệp Phát và URC. Bằng việc mua lại 51% cổ phần của PepsiCo tại Việt Nam, lợi thế của tập đoàn Nhật Bản này có được là tận dụng được hệ thống phân phối rộng khắp và thương hiệu của Pepsi.

Nhận thấy người Việt Nam ngày càng nâng cao nhận thức về sức khỏe khi nền kinh tế tăng trưởng với tốc độ chóng mặt, công ty này chuyển hướng sang loại trà ô long đen vốn rất phổ biến tại Nhật Bản.

Theo Nikkei Asia Review, Suntory đưa sản phẩm TEA+ ra thị trường Việt như một dạng sao chép của Black Olong Tea ở Nhật Bản nhưng có thêm đường. Một chai TEA có giá cao hơn 20% so với sản phẩm của những đối thủ cạnh tranh trong nước. Và dù đắt đỏ nhưng nhờ chất lượng Nhật Bản, loại trà này vẫn rất phổ biến.

Trước khi có Suntory, hai thương hiệu chiếm phần lớn thị phần là Tân Hiệp Phát và URC Việt Nam hầu như không bán loại trà ô long. Cuộc khủng hoảng truyền thông của hai ông lớn này tạo cơ hội cho một cái tên mới ra nhập như Suntory bành trướng. Ở thời điểm giữa năm 2016, giai đoạn cuối cuộc khủng hoảng của Tân Hiệp Phát và giai đoạn đầu cuộc khủng hoảng của URC, thị phần Trà Ô Long của Suntory leo lên gần 20%. Cuối quý I/2018, Suntory đã soán ngôi URC Việt Nam để vươn lên vị trí thứ 2 với 15,8% thị phần.

Sự vươn lên của Suntory, rõ ràng là một minh chứng cho thấy một thị trường gần như đã bị chiếm lĩnh vẫn có thể thay đổi cuộc chơi với những biến động nhỏ. Tân Hiệp Phát dù lấy lại được thị phần đã mất, nhưng bài học những năm trước vẫn còn đó. Dù chiếm hơn 50% thị phần nhưng ngôi đầu vẫn sẽ bị đe dọa nếu xảy ra những cuộc khủng hoảng, đặc biệt với một phân khúc có những sản phẩm dễ thay thế như sản phẩm tiêu dùng.

Về mặt kinh tế: Theo điều tra, thu nhập bình quân đầu người của nước ta hiện nay là 4.2

triệu đồng/ người/ tháng tương đương gần 2200USD/ người/ năm. Trong đó, một số thành phố lớn mà có nhiều học sinh, sinh viên, công nhân như TP. HCM, Hà Nội… có mức thu nhập bình quân cao hơn hẳn so với bình quân cả nước. Theo ước tính, năm 2020 TP. HCM có mức thu nhập bình quân đầu người khoảng 7500 USD/ người/ năm; Hà Nội có mức thu nhập bình quân đầu người là 7000 USD / người/ năm. Đây là mức thu nhập khá cao so với trung bình cả nước.

Nhà nước có những chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện cho cơ sở hạ tầng, giúp tiếp cận nguồn vốn, hỗ trợ các ứng dụng công nghệ trong sản xuất. Nhà nước cũng có một số quy định và yêu cầu đối với sản phẩm nước đóng chai. Bên cạnh đó, đời sống kinh tế cũng phát triển mạnh và xu hướnng ngày càng được đổi mới, yêu cầu về giá thành, tính tiện lợi và chất lượng sản phẩm cũng được chú trọng hơn. Tăng trưởng kinh tế ngày một cao, thu hút được các cơ hội đầu tư, tăng thu nhập,…Tuy nhiên yếu tố thuế là điều không thể tránh khỏi, mức thuế cao sẽ làm tăng chi phí dẫn đến làm tăng giá thành sản phẩm.

Về môi trường xã hội: mặc dù ảnh hưởng từ đại dịch COVID 19 nhưng nhình chung đời sống

người dân hiện nay ngày một khá hơn, thu nhập ổn định. Nhu cầu ăn uống hiện nay của người dân không còn là ăn no mặc ấm nữa mà thay vào đó là ăn ngon mặc đẹp và phải có lợi cho sức khỏe. Các nhà máy sản xuất, các khu công nghiệp ra đời giúp sử dụng lao động thị trường, giảm tỉ lệ thất nghiệp. Những số liệu dân số cung cấp, những dữ liệu quan trọng cho các nhà doanh nghiệp hoạch định chiến lược sản phẩm, chiến lược thị trường, chiến lược tiếp thị,… Mỗi nền văn hóa, xã hội đều mang một bản sắc riêng, việc nắm bắt được các đặc điểm này ảnh hưởng không nhỏ đến việc phát triển sản phẩm.

Nhu cầu sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên trong tình hình kinh tế xã hội hiện nay đang ngày càng tăng cao. Bởi những lợi ích về sức khỏe mà nó mang lại thực sự tuyệt vời. Cùng với đó, màu sắc, hương vị là một trong những chỉ tiêu quan trọng quyết định chất lượng sản phẩm thực phẩm. Cùng với đời sống văn hóa tinh thần của người Việt, việc lựa chọn phát triển sản phẩm lên men từ vỏ táo là hợp lý. Theo số liệu trên ta thấy được nhóm khách hàng mục tiêu của sản phẩm rất lớn gồm học sinh- sinh viên, viên chức, giới trẻ ở các thành phố lớn rất cao, khả năng tiêu thụ sản phẩm của nhóm rất cao.

Ngoài ra khi phát triển dự án, có rất nhiều tác động từ môi trường bên ngoài dẫn đến nhiều khó khăn trong việc phát triển sản phẩm. Đặc biệt là lạm phát, nó phản ứng mức tăng trưởng kinh tế, và nó được đo lường bằng chỉ số tiêu dùng CPI ảnh hưởng không nhỏ đến các doanh nghiệp hay thị trường, lạm phát tăng cao làm giá cả các mặt hàng tăng dẫn đến người tiêu dùng sẽ cố cắt giảm những chi tiêu không cần thiết dẫn đến tiêu dùng giảm.

2.4. Khảo sát 4: Các luật, quy định của chính phủ 2.4.1. Mục đích khảo sát:

Tìm hiểu các luật, quy định của chính phủ quy định về các chỉ tiêu của sản phẩm nước trà đóng chai. Quy định của chính phủ về giới hạn tối đa của các loại phụ gia, hóa chất (nếu có) được sử dụng trong quá trình chế biến, bảo quản sản phẩm. Quy định về nồng độ, số lượng vi sinh vật cho phép có mặt trong sản phẩm trà túi lọc,....

2.4.2. Phương pháp tiến hành:

Tìm hiểu các luật, quy định (còn hiệu lực) đã được học trong các môn như Vệ sinh an toàn thực phẩm, Đảm bảo chất lượng và luật thực phẩm; các chỉ tiêu vi sinh trong môn Phân tích vi sinh thực phẩm; các chỉ tiêu hóa học, hóa lý trong môn Hóa học thực phẩm, Vật lí thực phẩm,...

2.4.3. Kết quả

TCVN 5042-1994 được xây dựng trên cơ sở tham khảo các phương pháp thử của ISO, FAO, AOAC, SEV và các tài liệu chuyên ngành khác.

TCVN 5042-1994 do Trung tâm Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng khu vực I biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng đề nghị và được Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường ban hành.

YÊU CẦU VỆ SINH

Tiêu chuẩn này qui định yêu cầu vệ sinh và phương pháp thử đối với các loại nước giải khát có độ cồn thấp (bia, nước giải khát lên men, nước giải khát pha chế có rượu nhẹ …) và nước giải khát không có cồn (cam, chanh, côca, nước khoáng ngọt…).

1. Yêu cầu vệ sinh 1.1. Chỉ tiêu hóa vệ sinh

1.1.1. Không được sử dụng axit vô cơ (HCl, H2SO4, HNO3…) để pha chế nước giải khát.

1.1.2. Hàm lượng kim loại nặng (mg/l), theo qui định của Bộ y tế (QĐ 505, 4-1992). 1.1.3. Phẩm màu, hương liệu, chất bảo quản, chỉ được sử dụng những loại theo danh mục qui định hiện hành (QĐ 505/BYT).

Không được phép sử dụng những loại phụ gia không rõ nguồn gốc, mất nhãn, bao bì hỏng.

Đối với các phụ gia mới, hóa chất mới, nguyên liệu mới, muốn sử dụng để pha chế, bảo quản nước giải khát, phải xin phép Bộ Y tế.

1.1.4. Chất ngọt tổng hợp (Saccarin, dulsin, cyclamat…): không được sử dụng để pha chế nước giải khát. (Trường hợp sản phẩm dành riêng cho bệnh nhân kiêng đường phải xin phép Bộ y tế và ghi rõ tên đường + mục đích sử dụng trên nhãn).

1.2. Chỉ tiêu vi sinh vật

1.2.1. Đối với nước giải khát không cồn, theo qui định trong bảng 1. [10]

Một phần của tài liệu Đồ án phát triển sản phẩm (Trang 58 - 63)