Các lý thuyết có liên quan

Một phần của tài liệu Dịch vụ công tác xã hội trong việc chăm sóc sức khỏe sinh sản đối với phụ nữ dân tộc thiểu số tại huyện thanh sơn tỉnh phú thọ (Trang 31)

PHẦN HAI : PHẦN NỘI DUNG

1.5. Các lý thuyết có liên quan

1.5.1. Thuyết nhu cầu

Thuyết nhu cầu: Con người có nhiều nhu cầu khác nhau bao gồm cả nhu cầu vật chất và nhu cầu tinh thần. Ai cũng cần được yêu thương, được thừa nhận, được tơn trọng, cảm giác an tồn và được phát huy bản ngã… Do đó trong việc trợ giúp cho thân chủ nhân viên CTXH không chỉ trợ giúp thân chủ thỏa mãn nhu cầu sinh lý cơ bản mà phải tập trung trợ giúp cho thân chủ nhằm giúp thân chủ thỏa mãn các nhu cầu tinh thần để sống lành mạnh hơn. Ngồi ra nhân viên CTXH cịn xác định những nhu cầu nào của thân chủ chưa được thỏa mãn tại thời điểm hiện tại, đặc biệt là các nhu cầu tâm lý của thân chủ để đáp ứng một cách kịp thời. Trong một số trường hợp, thân chủ khơng có khả năng thỏa mãn các nhu cầu cơ bản, việc kết nối họ với các nguồn lực là việc rất cần thiết.

Thuyết nhu cầu của A.Maslow làm căn cứ cho việc nhận định những nhu cầu của con người nói chung. Tuy nhiên, đối với mỗi đối tượng cụ thể nhất là đối với từng cá nhân cụ thể lại có những nhu cầu khác nhau, vì họ là những cá thể độc lập với những đặc điểm riêng, nằm trong bối cảnh khác nhau.

Vận dụng lí thuyết nhu cầu của A.Maslow trong nghiên cứu tơi tìm hiểu nhu cầu của phụ nữ người dân tộc thiểu số về dịch vụ CTXH trong chăm sóc SKSS. Xác định những nhu cầu đó như sau:

- Nhu cầu về thể chất: Khám chữa bệnh; khám và chữa bệnh liên quan đến bệnh phụ khoa; khám thai sản định kì; phịng chống lây nhiễm các bệnh qua đường tình dục được cung cấp đầy đủ các loại thuốc uống, các biện pháp KHHGĐ.

- Nhu cầu về tinh thần: Được chia sẻ những khó khăn, căng thẳng trong cuộc sống hơn nhân vợ chồng, chia sẻ, động viên trong quá trình sinh đẻ, được tư vấn về các biện pháp KHHGĐ, tư vấn tâm lí cho các chị em phụ nữ trong quá trình mang thai, sau sinh. Hỗ trợ tinh thần cho các chị em phụ nữ khi mắc các bệnh phụ khoa, bị vô sinh, tư vấn cho chị em phụ nữ cách phòng, chữa bệnh.

Được tham gia sinh hoạt nhóm, nhằm chia sẻ những kinh nghiệm về chăm sóc sức khỏe của mình, rèn luyện các kĩ năng tự tin trình bày trước đám đơng về vấn đề SKSS, được trang bị những kĩ năng để có thể tự chăm sóc cho mình khi có những vấn đề xảy ra.

1.5.3. Thuyết nhận thức – hành vi

Thuyết nhận thức – hành vi: Các vấn đề nhân cách hành vi của con người được tạo ra bởi những suy nghĩ sai lệch trong mối quan hệ tương tác với mơi trường bên ngồi. Con người nhận thức lầm và gán nhãn nhầm từ tâm trạng ở trong ra đến hành vi bên ngồi, do đó gây nên những niềm tin, hình tượng, đối thoại nội tâm tiêu cực. Hầu hết hành vi là do con người học tập (Trừ những hành vi bẩm sinh), đều bắt nguồn từ những tương tác với thế giới bên ngồi, do đó con người có thể học tập các hành vi mới, học hỏi, điều này sẽ sản sinh các hành vi, thái độ thích nghi và củng cố nhận thức.

Như vậy, hành vi của con người không phải được tạo ra bởi mơi trường, hồn cảnh mà bởi cách nhìn nhận vấn đề. Con người học tập bằng cách quan sát, ghi nhớ và được thực hiện bằng suy nghĩ và quan niệm của mỗi người về những gì họ đã trải nghiệm. Thuyết nhận thức – hành vi là cơ sở giúp thân chủ giảm hành vi không phù hợp và tăng hành vi đúng đắn. Từ đó giúp thân chủ có suy nghĩ tích cực và tương tác hài hịa với mơi trường xung quanh.

1.5.4. Thuyết sinh thái

Thuyết sinh thái: Thuyết sinh thái có vai trị quan trọng trong nền tảng triết lý của CTXH. Thuyết sinh thái cho rằng con người chủ động tham gia vào q trình phát triển và mơi trường của họ luôn luôn thay đổi, bản thân họ cũng thay đổi. Theo lý thuyết này mỗi cá nhân đều có một mơi trường sống và hồn cảnh sống, coi các sinh vật tồn tại với nhau trong một môi trường sinh thái tác động lên nhau và tác động vào môi trường cũng như chịu tác động của môi trường. Nhân viên CTXH là người đóng vai trị tích cực trong việc tạo ra sự hài hịa giữa cá nhân và mơi trường xung quanh.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Qua nghiên cứu cơ sở lý luận, thực tiễn về chăm sóc SKSS cho PNDTTS, chúng tơi rút ra một số kết luận sau:

Các nghiên cứu trong và ngồi nước về chăm sóc SKSS cho phụ nữ hiện nay tương đối nhiều, tuy nhiên vấn đề nghiên cứu về chăm sóc SKSS cho PNDTTS cịn chưa có.

Dịch vụ CTXH là một trong những yếu tố quan trọng giúp cho phụ nữ vùng dân tộc thiểu số có thể tiếp cận được với nguồn thơng tin, kiến thức, hiểu biết về vấn đề chăm sóc SKSS để tự giải quyết vấn đề của mình. Nhân viên CTXH là một nguồn lực hỗ trợ cho họ giúp họ có được những kiến thức cũng như thơng tin quan trọng về vấn đề này.

Những kết quả nghiên cứu ở chương 1 đã làm sáng tỏ phần nào của giả thuyết nghiên cứu và đó sẽ là những cơ sở đầu tiên, vững chắc cho quá trình triển khai những nghiên cứu sâu trên thực tế ở những chương sau.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG DỊCH VỤ CƠNG TÁC XÃ HỘI TRONG VIỆC CHĂM SĨC SỨC KHỎE SINH SẢN ĐỐI VỚI PHỤ NỮ DÂN TỘC THIỂU

SỐ TẠI HUYỆN THANH SƠN - TỈNH PHÚ THỌ 2.1. Khái quát địa bàn nghiên cứu

* Huyện Thanh Sơn:

Thanh Sơn là huyện miền núi nằm ở phía Nam tỉnh Phú Thọ - nơi cội nguồn Đất Tổ có nhiều dân tộc cùng chung sống. Diện tích tự nhiên của huyện Thanh Sơn là 62.177 ha. Dân số trên 12 vạn người. Ngày nay cơng tác chăm sóc SKSS cho PNDTTS tại huyện đã được chú trọng, tuy nhiên cơng tác chăm sóc SKSS cịn gặp rất nhiều khó khăn trong việc cung cấp cho PNDTS kiến thức về chăm sóc SKSS. PNDTTS tại huyện vẫn chưa được tiếp cận các dịch vụ CTXH trong việc chăm sóc SKSS.

* Thị trấn Thanh Sơn:

Thị trấn Thanh Sơn là trung tâm kinh tế, văn hóa chính trị của huyện Thanh Sơn. Với diện tích tự nhiên 1.155 ha, dân số 16.284 người với 3.906 hộ. Thị trấn Thanh Sơn có nhiều điều kiện thuận lợi cho việc cung cấp các dịch vụ chăm sóc SKSS cho phụ nữ dân tộc thiểu số từ vị trí địa lý đến trình độ dân trí và điều kiện kinh tế. Tuy nhiên tại thị trấn vẫn cịn nhiều khó khăn như đội ngũ làm công tác DSKHHGĐ vẫn cịn nhiều hạn chế về chun mơn, kỹ năng, địi hỏi cần có một đội ngũ nhân lực có chất lượng cao cho việc thực hiện DSKHHGĐ và chưa có hoạt động của nhân viên CTXH.

* Xã Hương Cần:

Xã Hương Cần là xã miền núi của huyện Thanh Sơn, cách trung tâm huyện 30km. Diện tích tự nhiên là 4.046 ha. Chủ yếu dân tộc Mường sinh sống chiếm 69%. Hương Cần là một trong những xã khó khăn nhất tại huyện Thanh Sơn. Chất lượng cuộc sống của người dân chưa được đảm bảo. PNDTTS tại xã có trình độ dân trí thấp khiến họ bị hạn chế về việc tiếp cận, tìm hiểu kiến thức, thơng tin về chăm sóc SKSS.

2.2. Thực trạng chăm sóc sức khỏe sinh sản đối với phụ nữ dân tộc thiểu số tại huyện Thanh Sơn

2.2.1. Thực trạng công tác tuyên truyền, giáo dục, kế hoạch hóa gia đình

Tun truyền về cơng tác DSKHHGĐ trong tình hình mới là nhiệm vụ chính trị vơ cùng quan trọng của tồn Đảng, tồn dân. Công tác tuyên truyền, giáo dục,

KHHGĐ có vị trí rất quan trọng. Giáo dục, truyền thông là sự đột phá về tư tưởng, nhận thức và tư duy của từng người, từng gia đình, từng cộng đồng, từ đó làm thay đổi nhận thức để con người tự nguyện, tự giác lựa chọn cho mình biện pháp tránh thai phù hợp, thực hiện tốt KHHGĐ. Để làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục, KHHGĐ cho kịp thời, chính xác, phù hợp với từng vùng, từng dân tộc địi hỏi phải xác định cơng tác giáo dục, tuyên truyền về DSKHHGĐ là nhiệm vụ tổng hợp của nhiều ngành, nhiều cấp và đặc biệt phải được sự ủng hộ của những người lãnh đạo có uy tín trong cộng đồng dân cư và quần chúng nhân dân.

Để thực hiện triển khai công tác truyền thông, giáo dục, dưới sự lãnh đạo của huyện ủy HĐND – UBND huyện và hướng dẫn chuyên môn của chi cục DSKHHGĐ, tại các xã, thị trấn cần phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng cá nhân trong cơ quan, đồng thời phối hợp với các ban ngành, đoàn thể như: Đài phát thanh, phịng văn hóa thơng tin, Hội phụ nữ, Phịng giáo dục - đào tạo và Huyện đoàn để tổ chức tuyên truyền, vận động các hộ và nhân dân thực hiện tốt chính sách DSKHHGĐ.

Để triển khai có hiệu quả cơng tác tuyên truyền, giáo dục, KHHGĐ, Trung tâm DSKHHGĐ huyện Thanh Sơn đã xây dựng hướng dẫn thực hiện chương trình mục tiêu công tác DSKHHGĐ, kế hoạch chiến dịch tăng cường tuyên truyền vận động lồng ghép dịch vụ chăm sóc SKSS, KHHGĐ đến các xã đặc biệt khó khăn và vùng núi có mức sinh cao của huyện.

Cùng với việc thực hiện chương trình mục tiêu DSKHHGĐ, huyện Thanh Sơn cịn phối hợp với Huyện đồn, phịng y tế, cán bộ của trạm y tế các xã, thị trấn về các chuyên đề như: Làm mẹ an tồn, chăm sóc SKSS vị thành niên, phịng chống HIV/AIDS, phịng chống viêm nhiễm đường sinh sản… Kết quả nhận thức của nhân dân về các chính sách DSKHHGĐ ngày càng được nâng lên thông qua các cuộc giám sát, tổ chức chiến dịch chăm sóc SKSS, KHHGĐ của huyện.

Qua báo cáo của Trung tâm dân số - Kế hoạch hóa gia đình của huyện Thanh Sơn về việc thực hiện công tác truyền thơng về chăm sóc SKSS giai đoạn 2014 - 2017, chúng tôi tổng hợp được bảng số liệu sau:

Bảng 2.1: Cơng tác truyền thơng chăm sóc sức khỏe sinh sản trên địa bàn huyện Thanh Sơn giai đoạn 2014 - 2017

STT Các hoạt động Đơn vị tính Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

1 Số lần nói chuyện trực tiếp Lần 220 226 231 235

2 Mít tinh, tọa đàm Lần 13 12 12 15

3 Tổ chức tuyên truyền lưu

động Lần 300 322 330 352

4 Pano - Khẩu hiệu Chiếc 202 240 261 262

5 Tranh ảnh Tờ 22.110 22.115 22.250 22.260

6 Sổ sách, tập san, tạp chí Cuốn 640 647 650 655

7 Băng audio, video Băng 149 151 150 155

(Nguồn theo báo cáo của Trung tâm DSKHHGĐ huyện Thanh Sơn giai đoạn 2014 - 2017)

Như vậy, công tác truyền thông trên địa bàn huyện Thanh Sơn giai đoạn 2014 - 2017 đã được quan tâm và thực hiện thường xuyên, minh chứng cho điều đó là các hoạt động công tác truyền thông trên tất cả các phương diện năm 2017 đều tăng so với các năm trước. Cụ thể như số lần nói chuyện trực tiếp có xu hướng tăng từ 220 lần năm 2014 lên 235 lần năm 2017, tăng 15 lần. Tổ chức tuyên truyền lưu động có xu hướng tăng từ 300 lần năm 2014 lên 352 lần năm 2017, tăng 52 lần.

Công tác DSKHHGĐ trong những năm qua trên địa bàn huyện Thanh Sơn luôn được các cấp, các ngành quan tâm triển khai trên phạm vi toàn huyện và đã thu đựơc nhiều kết quả đáng phấn khởi. Nhất là từ khi thực hiện Nghị quyết số 04 của Ban chấp hành TW Đảng khoá 7 và Nghị quyết số 47 của Bộ chính trị về “Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách DSKHHGĐ trong tình hình mới”. Đảng bộ và nhân dân huyện Thanh Sơn tiếp tục đặt công tác DSKHHGĐ là một nhiệm vụ quan trọng trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống, đặc biệt là công tác tuyên truyền, vận động người dân nâng cao nhận thức về công tác DSKHHGĐ cũng như cung cấp các dịch vụ CTXH cho người PNDTTS trong chăm sóc SKSS.

Mục tiêu cơ bản mà ngành Dân số huyện Thanh Sơn quyết tâm thực hiện trong những năm qua là xã hội hố cơng tác dân số, cụ thể mỗi cặp vợ chồng chỉ “Dừng lại ở hai con để nuôi dạy cho tốt, dù trai hay gái”, nhằm ổn định quy mô, chất lượng dân số trên địa bàn huyện. Trước mắt, huyện Thanh Sơn đã tập trung giải quyết giảm nhanh tỷ suất sinh, nhất là hạn chế sinh con thứ 3 trở lên. Từ quán triệt sâu sắc Nghị quyết, Chỉ thị, Văn bản hướng dẫn của cấp trên, UBND huyện Thanh Sơn đã ban hành nhiều văn bản tập trung chỉ đạo bằng các giải pháp tích cực, tồn diện. Nhờ vậy mà cơng tác DSKHHGĐ ở huyện đã có sự chuyển biến mạnh mẽ, góp phần vào thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hố - xã hội, an ninh quốc phòng của địa phương.

Để làm tốt công tác này, Trung tâm DSKHHGĐ huyện Thanh Sơn đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động bằng nhiều hình thức như: Tổ chức truyền thơng lồng ghép đưa dịch vụ KHHGĐ về cơ sở; truyền thông lưu động; xây dựng panô, khẩu hiệu, băng video và đẩy mạnh hoạt động của các câu lạc bộ không sinh con thứ 3, câu lạc bộ tiền hôn nhân ở các địa phương… Từ đó nhằm nâng cao nhận thức cho những cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ, áp dụng các BPTT hiện đại phù hợp.

Qua phỏng vấn chị Nguyễn Thị H cán bộ dân số huyện Thanh Sơn về các chương trình tun truyền chăm sóc SKSS và KHHGĐ chị cho biết: “Chúng tôi

thường xuyên đề ra các chương trình tun truyền về chăm sóc SKSS kết hợp với KHHGĐ tới chị em PNDTTS. Chúng tôi tuyên truyền đều đặn 2 lần/tháng tại thị trấn và 1lần/ tháng tại xã Hương Cần vì vậy kiến thức của PNDTTS ngày càng được mở rộng. Chúng tôi tuyên truyền qua phương tiện thông tin đại chúng, qua băng rôn, khẩu hiệu, tuyên truyền gặp mặt trực tiếp với người PNDTTS để tăng thêm hiệu quả chăm sóc SKSS”.

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được công tác tuyên truyền, giáo dục, KHHGĐ vẫn còn nhiều hạn chế khác. Xã Hương Cần là xã thuộc huyện miền núi, có vị trí địa lý khơng thuận lợi cho việc giao thông đi lại, hạn chế việc giao tiếp xã hội, gây khó khăn trong việc tuyên truyền, giáo dục KHHGĐ cũng như việc tiếp cận, tìm hiểu những thơng tin mới, hạn chế việc tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc SKSS. Vẫn các nghị quyết được triển khai, vẫn các nội dung tun truyền đó nhưng

để các thơng tin, dịch vụ đó đến được với PNDTTS một cách nhanh chóng và để PNDTTS hiểu và thực hiện nó là điều rất khó.

Qua phỏng vấn cán bộ dân số huyện Thanh Sơn chị Nguyễn Thu H về những khó khăn chị gặp phải khi tuyên truyền chăm sóc SKSS tại các xã vùng sâu, vùng xa như xã Hương Cần, chị cho biết: “Chúng tôi phải đi mấy chục Km vào tận các xã, đường thì khó đi, ngày nắng cịn đỡ, ngày mưa thì vất vả lắm nên q trình đi tuyên truyền cho chị em dân tộc thiểu số ít hơn so với vùng có giao thơng thuận lợi. Nếu một tháng chúng tôi đi tuyên truyền về chăm sóc SKSS tại thị trấn Thanh Sơn được hai lần thì tuyên truyền tại các xã vùng sâu hơn như xã Hương Cần chỉ được một lần trên tháng”.

Tại xã Hương Cần tỷ lệ sinh con thứ ba vẫn chiếm tỷ lệ cao do quan niệm càng đông con càng tốt, do họ không sử dụng các biện pháp tránh thai. Không những vậy ở đây vẫn tồn tại quan niệm trọng nam khinh nữ, người phụ nữ bắt buộc phải sinh con trai để nối dõi, vì vậy họ cứ sinh đến khi có con trai mới dừng lại.

Tại thị trấn Thanh Sơn vị trí địa lý giao thơng đi lại thuận lợi hơn, 100% đều có đường bê tơng, các hộ dân ở gần nhau, gần các trung tâm y tế, chính quyền địa

Một phần của tài liệu Dịch vụ công tác xã hội trong việc chăm sóc sức khỏe sinh sản đối với phụ nữ dân tộc thiểu số tại huyện thanh sơn tỉnh phú thọ (Trang 31)