Thành lập nhóm

Một phần của tài liệu Dịch vụ công tác xã hội trong việc chăm sóc sức khỏe sinh sản đối với phụ nữ dân tộc thiểu số tại huyện thanh sơn tỉnh phú thọ (Trang 62 - 64)

PHẦN HAI : PHẦN NỘI DUNG

3.1.1. Thành lập nhóm

Tại huyện Thanh Sơn, chúng tôi đã được tiếp xúc và làm quen với nhiều đối tượng PNDTTS. Mỗi một người đều có những hồn cảnh khó khăn khác nhau.

Qua một thời gian quan sát và tìm hiểu thơng tin, chúng tôi đã chọn ra một nhóm TC để trợ giúp bao gồm 6 thành viên, đó là các chị Lai Thị O, chị Nùng Thị D, chị Lò Thị B, chị Nguyễn Thị G, chị Trần Thị C, chị Hoán Thị M.

3.1.1.1. Số lượng thành viên

Qua điều tra hồ sơ của PNDTTS tại xã Hương Cần, chúng tơi có được những thơng tin về nhóm PNDTTS như sau:

Họ và tên Giới tính Năm sinh Nơi ở

Lai Thị O Nữ 1980 Hương Cần Nùng Thị D Nữ 1990 Hương Cần Lò Thị B Nữ 1994 Hương Cần Nguyễn Thị G Nữ 1988 Hương Cần Trần Thị C Nữ 1987 Hương Cần Hoán Thị M Nữ 1989 Hương Cần

3.1.1.2. Đặc điểm chung về nhóm thân chủ

- Đều là PNDTTS đang sinh sống tại xã Hương Cần. - Cùng tham gia sinh hoạt chung với nhau tại UBND xã.

- Số lượng các thành viên luôn đầy đủ và luôn tập trung một chỗ. Vì mọi người sống và sinh hoạt ở gần nhau.

- Nhóm TC của chúng tơi có đặc điểm chung là các chị chưa có hiểu biết về việc chăm sóc SKSS, chưa được tiếp cận các dịch vụ CTXH trong việc chăm sóc SKSS. Các chị đều ngại ngùng khi nói về SKSS của bản thân. Đây là vấn đề trọng tâm mà chúng tôi cần can thiệp và trợ giúp cho nhóm TC để các chị có thể khắc phục khó khăn của bản thân, phát huy thế mạnh của mình, có đủ các kiến thức về SKSS và tự tin trong cuộc sống.

3.1.1.3. Thời gian hoạt động

Nhóm hoạt động trong vịng 2 tháng. Trong 2 tháng này, các thành viên trong nhóm tham gia chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau để tạo thành một sức mạnh đồn kết. Các thành viên trong nhóm rất thân thiết với nhau, vì vậy chúng tơi nghĩ nhóm này có thể tồn tại trong khoảng thời gian về sau.

3.1.1.3. Thời gian hoạt động

Nhóm hoạt động trong vòng 2 tháng. Tuyên truyền cho PNDTTS về các kiến thức chăm sóc SKSS, các biện pháp KHHGĐ, ngăn ngừa các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, sức khỏe phụ nữ và làm mẹ an toàn, tư vấn và điều trị vô sinh... Cung cấp các dịch vụ CTXH trong việc chăm sóc SKSS.

Tạo cho PNDTTS có một cuộc sống gia đình lành mạnh, khả năng ứng xử, biết đối phó và bảo vệ bản thân cũng như những người thân trong gia đình, giúp họ chủ động trong quá trình KHHGĐ và tự tin hơn khi chia sẻ về việc chăm sóc SKSS.

3.1.1.5. Đánh giá nguồn lực tiềm năng và tác động từ bên ngoài

Nguồn tực tiềm năng và các tác động từ bên ngoài là hai yếu tố rất quan trọng tạo nên tính hiệu quả của việc trợ giúp:

- Nguồn lực tiềm năng: Khi trợ giúp nhóm TC chúng tơi đã huy động hết các nguồn lực tiềm năng vốn có vào cuộc trợ giúp để tăng tính hiệu quả hơn. Các nguồn lực tiềm năng vốn có như bạn bè, bố mẹ, con cái, gia đình, họ hàng của nhóm TC. Sự giúp đỡ của các nguồn lực tiềm năng này sẽ càng tạo thêm động lực cho nhóm TC vươn lên khắc phục khó khăn của bản thân.

- Sự hỗ trợ từ bên ngồi: Trong q trình can thiệp trợ giúp, ngoài các nhuồn lực tiềm năng tham gia vào trợ giúp nhóm TC thì khơng thể khơng kể đến sự hỗ trợ của các yếu tố bên ngồi như y tế, chính quyền địa phương, chính sách xã hội, trung tâm DSKHHGĐ, nhân viên CTXH.

Trong thời gian này các thành viên trong nhóm làm quen, trị chuyện, chia sẻ với nhau để có thể hiểu thêm về tính cách, con người và hoàn cảnh của nhau hơn. Sau đó tiến hành bầu ra trưởng nhóm và đặt ra các quy tắc chuẩn mực của nhóm để các thành viên có thể tuân theo. Cả nhóm đã đưa ra quyết định bầu chị O làm trưởng nhóm.

Một phần của tài liệu Dịch vụ công tác xã hội trong việc chăm sóc sức khỏe sinh sản đối với phụ nữ dân tộc thiểu số tại huyện thanh sơn tỉnh phú thọ (Trang 62 - 64)