Xuất biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả dịch vụ công tác xã hội trong việc

Một phần của tài liệu Dịch vụ công tác xã hội trong việc chăm sóc sức khỏe sinh sản đối với phụ nữ dân tộc thiểu số tại huyện thanh sơn tỉnh phú thọ (Trang 74)

PHẦN HAI : PHẦN NỘI DUNG

3.2. xuất biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả dịch vụ công tác xã hội trong việc

việc chăm sóc sức khỏe sinh sản đối với phụ nữ dân tộc thiểu số

3.2.1. Nâng cao kiến thức của cán bộ nhân viên Dân số - kế hoạch hóa gia đình về chăm sóc sức khỏe sinh sản

- Đối với tuyến huyện:

+ Bổ sung số lượng bằng việc tăng cường tuyển dụng, luân chuyển bác sỹ chuyên khoa sản, nhi, đào tạo bác sỹ đa khoa thành bác sỹ chuyên khoa định hướng sản và nhi, đặc biệt ưu tiên các huyện có khó khăn về địa lý.

+ Tăng cường đào tạo liên tục cho cán bộ y tế trực tiếp làm công tác đỡ đẻ để đạt được tiêu chuẩn của người đỡ đẻ có kỹ năng, ưu tiên các huyện có khó khăn về địa lý.

+ Tập trung đào tạo cán bộ theo kíp đáp ứng yêu cầu của từng gói dịch vụ kỹ thuật về cấp cứu sản khoa và chăm sóc sơ sinh (Phẫu thuật cấp cứu sản khoa; truyền máu an tồn; chăm sóc, điều trị, cấp cứu và hồi sức sơ sinh).

+ Triển khai các giải pháp hiệu quả, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của các địa phương để tăng cường thu hút cán bộ y tế làm việc lâu dài tại miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn. Triển khai thực hiện quy định về nghĩa vụ, trách nhiệm xã hội đối với các cán bộ y tế mới ra trường và cấp chứng chỉ hành nghề cho cán bộ y tế.

- Đối với tuyến xã:

+ Bổ sung số lượng nhân lực sản nhi bằng việc tăng cường tuyển dụng, luân chuyển hộ sinh và đào tạo bổ sung kiến thức, kỹ năng hộ sinh cho cán bộ trực tiếp làm công tác đỡ đẻ tại các trạm y tế xã, phòng khám đa khoa khu vực, ưu tiên các cơ sở có đỡ đẻ tại các vùng khó khăn về địa lý.

+ Tăng cường nhân lực chăm sóc hộ sinh cho các xã có dân số đơng: 2 hộ sinh/ xã.

- Đối với các thơn, bản thuộc vùng đặc biệt khó khăn, là những nơi có tỷ lệ đẻ tại nhà cao:

+ Tăng cường nhân lực chăm sóc hộ sinh cho các thơn, bản thuộc vùng đặc biệt khó khăn (dân tộc, miền núi), nơi có tỷ lệ đẻ tại nhà cao thơng qua mở rộng hình thức đào tạo và sử dụng cô đỡ thôn bản, ưu tiên lựa chọn nữ nhân viên y tế thôn bản, người dân tộc thiểu số để đào tạo thành cô đỡ thôn bản.

+ Chuẩn hóa chương trình, tài liệu đào tạo, ban hành chính sách tuyển dụng và hỗ trợ cơ đỡ thơn bản đã qua đào tạo.

Ngồi ra, bổ sung thêm vị trí nhân viên CTXH đối với các tuyến với nhiệm vụ: Tuyên truyền các biện pháp chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ, làm công tác tham vấn, tư vấn cho phụ nữ về các biện pháp chăm sóc sức khỏe phù hợp và hiệu quả, đồng thời làm công tác tư tưởng, ổn định tâm lí cho những trường hợp khi phụ nữ sinh đẻ, hoặc các trường hợp mắc các bệnh liên quan đến đường sinh sản ở phụ nữ ví dụ như: vơ sinh, ung thư cổ tử cung… Ngoài việc đào tạo các kiến thức chun mơn thì cần tổ chức các buổi tập huấn về CTXH nhằm nâng cao kiến thức về CTXH cho các cán bộ y tế như: Bác sĩ, nữ hộ lí, cán bộ dân số.

3.2.2. Nhóm giải pháp nhằm đảm bảo tài chính cho cơng tác chăm sóc sức khỏe sinh sản đối với với phụ nữ người dân tộc thiểu số

- Đẩy mạnh truyền thông vận động về tầm quan trọng của cơng tác chăm sóc SKSS cho các nhà hoạch định chính sách, các cấp lãnh đạo và các đại biểu dân cư.

- Tăng cường đầu tư cho cơng tác chăm sóc SKSS thơng qua Dự án mục tiêu quốc gia về sức khỏe sinh sản (Gốc hồi sức sơ sinh đảm bảo đủ phương tiện và thuốc men).

- Huy động các đồn thể, tổ chức chính trị xã hội, các phương tiện thông tin đại chúng tham gia vào vận động chính sách, nguồn lực và mơi trường xã hội thuận lợi cho cơng tác chăm sóc SKSS cho bà mẹ, trẻ em.

- Vận động các tổ chức trong và ngoài nước, các nhà tài trợ, các đối tác phát triển hỗ trợ nguồn lực và kỹ thuật cho cơng tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em.

- Mở rộng các phương thức trả trước và chia sẻ rủi ro trong khám bệnh, chữa bệnh thông qua phát triển bảo hiểm y tế toàn dân; cải cách và đơn giản hóa thủ tục mua, thanh tốn bảo hiểm y tế, tạo thuận lợi cho người có bảo hiểm y tế trong khám bệnh, chữa bệnh; tiếp tục triển khai tốt chính sách bảo hiểm y tế cho người nghèo, cận nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi, người cao tuổi, đồng bào dân tộc thiểu số vùng kinh tế - xã hội khó khăn và các đối tượng dễ bị tổn thương. Mở rộng hoạt động khám chữa bệnh bằng bảo hiểm y tế tại tuyến xã.

- Tiếp tục huy động các nguồn đầu tư của xã hội cho y tế, đồng thời có những điều chỉnh chính sách phù hợp để hạn chế tác động không mong muốn của chính sách xã hội hóa hoạt động y tế đối với người dân.

- Mở rộng quyền tự chủ về tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp y tế công lập; gắn việc điều chỉnh giá dịch vụ y tế với lộ trình bảo hiểm y tế tồn dân, lộ trình cải cách tiền lương; thực hiện tính đúng, tính đủ chi phí dịch vụ, bảo đảm phù hợp với trình độ chun mơn, chất lượng dịch vụ ở từng tuyến và khả năng chi trả của nhân dân; minh bạch giá dịch vụ y tế, phân định rõ phần chi từ ngân sách nhà nước và phần chi của người sử dụng dịch vụ y tế.

- Lồng ghép các chỉ số tài chính vào khung giám sát và đánh giá y tế tổng thể, đặt trọng tâm vào công bằng, hiệu quả, diện bao phủ, tiếp cận và giảm bớt chi phí y tế từ tiền túi.

3.2.3. Củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở, đổi mới chăm sóc sức khỏe ban đầu nhằm chăm sóc sức khỏe sinh sản đối với với phụ nữ người dân tộc thiểu số

- Tiếp tục củng cố và hoàn thiện mạng lưới trạm y tế xã, trung tâm y tế huyện; bảo đảm 100% số xã có trạm y tế phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội và

nhu cầu khám chữa bệnh từng vùng; tăng cường đầu tư nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu; kết hợp hài hòa các hoạt động giữa các đơn vị y tế trong huyện; thực hiện tốt tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn 2015 - 2020; phát triển đội ngũ nhân viên y tế thôn bản nhất là ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, khu vực biên giới; chú trọng nâng cao năng lực cho các bà đỡ dân gian tại các thôn, bản chưa đủ cán bộ y tế hoạt động; tăng cường hoạt động bác sỹ gia đình; triển khai quản lý bệnh khơng lây nhiễm gắn với chăm sóc sức khỏe ban đầu và chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại cộng đồng.

- Mở rộng các hình thức đào tạo và bồi dưỡng để phát triển đội ngũ cán bộ y tế cơ sở, ưu tiên đào tạo cán bộ y tế người dân tộc tại chỗ. Bảo đảm đủ chức danh cán bộ cho trạm y tế, chú trọng bồi dưỡng nâng cao trình độ cán bộ y - dược học cổ truyền.

- Xây dựng các chính sách ưu tiên chăm sóc sức khoẻ nhân dân miền núi, vùng sâu, vùng xa, đặc biệt quan tâm tới đồng bào các dân tộc thiểu số, nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ y tế có chất lượng cho nhân dân vùng nghèo, dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng khó khăn.

- Củng cố tổ chức và đổi mới phương thức hoạt động, nâng cao hiệu quả của Ban chăm sóc sức khoẻ nhân dân ở cơ sở; nâng cao nhận thức và tăng cường sự tham gia, phối hợp của chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp đối với hoạt động chăm sóc sức khoẻ ban đầu; thực hiện lồng ghép các chương trình, mục tiêu, đẩy mạnh các hoạt động truyền thông - giáo dục sức khỏe tại cộng đồng.

3.2.4. Nhóm giải pháp về cơ sở vật chất, trang thiết bị, thuốc thiết yếu, khoa học và cơng nghệ trong chăm sóc sức khỏe sinh sản đối với với phụ nữ người dân tộc và cơng nghệ trong chăm sóc sức khỏe sinh sản đối với với phụ nữ người dân tộc thiểu số

- Tăng cường cơ sở vật chất cho tuyến xã, đặc biệt các trạm y tế xã, phòng khám đa khoa khu vực có đỡ đẻ ở vùng nơng thơn, vùng núi cao, nâng cấp xây mới hoặc bố trí phịng đẻ riêng, cung cấp, bổ sung các dụng cụ, trang thiết bị cịn thiếu.

- Duy trì các biện pháp tránh thai sẵn có tại các cơ sở y tế, tuyên truyền, cung cấp dịch vụ khám thai, khám phụ khoa và cung cấp các biện pháp tránh thai hiện đại như tiêm thuốc tránh thai, cấy que thánh thai trên da cũng như các biện pháp tránh thai truyền thống trong việc chăm sóc SKSS.

- Duy trì nguồn cung các thuốc cần thiết cho phụ nữ có thai, bà mẹ và cho trẻ sơ sinh, đặc biệt là các thuốc cấp cứu ở tuyến xã.

- Bổ sung đồng bộ trang thiết bị, thuốc, nâng cấp cơ sở vật chất kết hợp với đào tạo cán bộ cho các bệnh viện đa khoa huyện có khó khăn về địa lý để có đủ khả năng cung cấp gói dịch vụ cấp cứu sản khoa thiết yếu tồn diện và triển khai, duy trì hoạt động của đơn nguyên sơ sinh.

- Đầu tư, nâng cấp và phát triển các cơ sở khám chữa bệnh chuyên ngành sản phụ khoa và nhi khoa tuyến tỉnh và khu vực tỉnh theo quy hoạch phát triển mạng lưới khám chữa bệnh chuyên ngành sản phụ khoa và nhi khoa giai đoạn 2015 - 2020 của Bộ Y tế.

- Củng cố, nâng cấp hoặc xây mới, bổ sung trang thiết bị cho Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản tỉnh, để có thể thực hiện đầy đủ nhiệm vụ được giao và theo phân tuyến kỹ thuật của Bộ Y tế.

- Nghiên cứu, ứng dụng khoa học, cơng nghệ thích ứng trong chăm sóc sức khỏe bà mẹ - trẻ em, đồng thời đánh giá hiệu quả của các mơ hình can thiệp nhằm rút kinh nghiệm cho việc nhân rộng.

3.2.5. Nhóm giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em, hiệu quả của dịch vụ CTXH trong việc chăm sóc SKSS đối với PNDTTS.

- Kết hợp chặt chẽ giữa đào tạo nâng cao năng lực cán bộ chuyên môn và cung cấp trang thiết bị, thuốc thiết yếu và cải tạo cơ sở vật chất nhằm tăng tính đồng bộ và chất lượng dịch vụ chăm sóc SKSS.

- Tăng cường giám sát hỗ trợ, đặc biệt là giám sát hỗ trợ sau đào tạo nhằm nâng cao kiến thức và kỹ năng thực hành cho đội ngũ người cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS các tuyến, đặc biệt là tuyến huyện, xã, các cơ sở y tế ngành, y tế tư nhân.

- Nhân rộng các mơ hình can thiệp đã được chứng minh có hiệu quả cao như chăm sóc bà mẹ, trẻ sơ sinh liên tục từ gia đình, cộng đồng đến cơ sở y tế, thiết lập đơn nguyên sơ sinh tại bệnh viện huyện… tùy theo nhu cầu thực tế của từng vùng, từng địa phương.

- Tăng cường tính tiếp cận văn hóa trong cung cấp dịch vụ thông qua các hoạt động như: Đào tạo và sử dụng cô đỡ thôn bản người dân tộc thiểu số trong cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS tại các vùng đồng bào dân tộc thiểu số, thành lập

- Hỗ trợ cộng đồng phát triển các mơ hình giúp đỡ người dân vượt qua các khó khăn về địa hình và tài chính để tiếp cận tới các dịch vụ chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em, SKSS cũng như cung cấp thẻ khám chữa bệnh miễn phí hoặc giảm giá dịch vụ, các biện pháp hỗ trợ tài chính cho việc đi lại, ăn ở của phụ nữ nghèo khi tiếp cận dịch vụ chăm sóc SKSS.

- Cung cấp các biện pháp tránh thai an toàn và cập nhật các biện pháp tránh thai hiện đại cho PNDTTS như các biện pháp tiêm, cấy thuốc tránh thai…

- Đẩy mạnh các hoạt động khám chữa bệnh về SKSS như khám phụ khoa, khám thai và tuyên truyền KHHGĐ, sử dụng các biện pháp tránh thai an toàn.

- Khuyến khích PNDTTS thường xun đi khám SKSS định kì để phát hiện các bệnh tật sớm hơn.

3.2.6. Nhóm giải pháp nhằm nâng cao kiến thức cho phụ nữ dân tộc thiểu số về chăm sóc sức khỏe sinh sản

- Đối với các cấp quản lý

+ Luôn quan tâm, tạo điều kiện cho PNDTTS tiếp cận các dịch vụ chăm sóc SKSS tiên tiến nhất. Thường xuyên tổ chức thăm hỏi, động viên và có các chính sách ưu đãi, hỗ trợ PNDTTS có hồn cảnh khó khăn và mắc các bệnh về SKSS.

+ Thường xuyên tổ chức các hoạt động truyền thông, giáo dục nhằm nâng cao hiệu quả cơng tác DSKHHGĐ và hiệu quả của việc chăm sóc SKSS.

+ Cải tiến nội dung, đa dạng hóa các hình thức và hoạt động truyền thông trên các phương tiện truyền thông đại chúng như báo viết, báo hình, báo nói, báo điện tử. Đặc biệt chú trọng tới truyền thông thay đổi hành vi thông qua đội ngũ truyền thông viên trực tiếp tại cộng đồng.

+ Ứng dụng các loại hình truyền thơng mới như internet, truyền hình tương tác, phát thanh tương tác, sân khấu tương tác…

+ Xây dựng chương trình và triển khai rộng rãi các khoa học về chăm sóc thai sản nhằm cung cấp kiến thức các cặp vợ chồng chuẩn bị mang thai và sinh con.

+ Phối hợp với các ngành, đoàn thể, các tổ chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp nhằm đa dạng hóa các loại hình truyền thơng đến các nhóm đối tượng ưu tiên.

+ Kết hợp giữa truyền thông tại cộng đồng và truyền thông tại các cơ sở cung cấp dịch vụ. Đào tạo kỹ năng truyền thông trực tiếp cho đội ngũ người cung cấp dịch vụ các tuyến và truyền thông viên tại cộng đồng.

+ Đẩy mạnh việc cung cấp dịch vụ CTXH trong việc chăm sóc SKSS đối với PNDTTS.

+ Đẩy lùi ảnh hưởng của yếu tố phong tục tập quán không tốt tới việc chăm sóc SKSS đối với PNDTTS qua các phương tiện thông tin đại chúng, qua truyền thông, băng rơn, khẩu hiệu… Khuyến khích các phong tục tập quán tốt, có lợi cho PNDTTS trong cuộc sống hàng ngày.

- Đối với PNDTTS

+ Tăng cường giáo dục và nâng cao nhận thức cho PNDTTS có trách nhiệm hơn đối với tình trạng sức khỏe của bản thân mình, đặc biệt là phụ nữ, các bà mẹ mang thai và các thành viên trong gia đình, để chính bản thân họ ý thức được nhu cầu và lợi ích từ việc chăm sóc SKSS.

+ Nâng cao năng lực cho PNDTTS, nâng cao trình độ văn hóa nói chung và nâng cao kiến thức của PNDTTS về chăm sóc sức khỏe sinh sản nói riêng. Cần tạo cho PNDTTS nhiều nguồn thông tin, những nguồn kiến thức và kinh nghiệm riêng giúp cho họ độc lập hơn trong các quyết định, xây dựng các chuẩn mực mới phù hợp hơn và những thực hành đúng đắn, tránh được những áp lực của tập quán lạc hậu.

+ Mở rộng và nâng cao chất lượng tuyên truyền, giáo dục cho PNDTTS và tồn cộng đồng về chăm sóc sức khỏe cho bà mẹ trẻ em và kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc SKSS góp phần làm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

+ Khuyến khích PNDTTS tích cực tham gia vào các chương trình, hoạt động truyền thơng về chăm sóc SKSS cũng như KHHGĐ.

+ Tạo điều kiện cho PNDTTS tiếp cận và sử dụng các dịch vụ CTXH trong việc chăm sóc SKSS.

+ Cung cấp các biện pháp tránh thai hiện đại cho PNDTTS như biện pháp

Một phần của tài liệu Dịch vụ công tác xã hội trong việc chăm sóc sức khỏe sinh sản đối với phụ nữ dân tộc thiểu số tại huyện thanh sơn tỉnh phú thọ (Trang 74)