Phát triển các trung tâm thương mại ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp: "Những biện pháp nhằm phát triển thị trường hàng hóa của doanh nghiệp thương mại nước ta trong thời gian tới" pot (Trang 56 - 58)

Trung tâm thương mại là một trong những kết cấu hạ tầng thương mại.

khi khám phá và tiếp cận thị trường. Ở các quốc gia đạt được thành công

trong tăng trưởng kinh tế nhờ lợi ích từ thương mại thường có xu hướng

tham gia hoặc hình thành các loại hình trung tâm thương mại nhằm tạo điều

kiện thuận lợi và hỗ trợ cho các doanh nghiệp tiếp cận và thâm nhập vào thị trường, đặc biệt là thị trường quốc tế, nơi luôn có nhiều yếu tố rủi ro

không thể lường trước.

Tổ chức và phương thức hoạt động của các loại hình trung tâm thương

mại của các nước trên thế giới rất đa dạng song về thực chất thì đều là các tổ

chức hoạt động nhằm hỗ trợ phát triển thương mại, thường được xây dựng ở

những nơi là đầu mối hội tụ thương mại, trong đó vừa có tác dụng mua - bán

hàng hóa, vừa thực hiện cung ứng các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh; như cung

cấp thông tin thị trường, tư vấn về thương mại và đầu tư, văn phòng đại diện,

mối giới và ký kết hợp đồng, nghiên cứu thị trường, quảng cáo giới thiệu hàng

hóa, ngân hàng, bảo hiểm, hội thảo, đào tạo. Do vậy xây dựng và phát triển

các trung tâm thương mại là cần thiết đối với hoạt động thương mại nước ta.

Ở nước ta, các quy hoạch phát triển thương mại đến năm 2010 của Bộ Thương mại và các tỉnh đã xác định phương hướng dài hạn phát triển trung tâm thương mại cấp quốc gia, vùng, tỉnh - thành phố và quận, huyện, trong đó đã thống nhất: Trung tâm thương mại là một tổ hợp các siêu thị hoặc cửa hàng lớn bán buôn - bán lẻ hàng hóa. Các văn phòng đại diện, khu triển lãm - giới

thiệu hàng hóa, khu cung ứng các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh, phòng hội thảo

và hội nghị, được kết cấu hợp lý trong một hoặc một số tòa nhà liền kề nhau ở

một đầu mối thương mại. Mục đích quản lý hoạt động của Trung tâm thương

mại nhằm tạo môi trường kinh doanh thuận lợi để các doanh nghiệp thương

mại được sử dụng các công trình sẵn có, phù hợp với mục đích kinh doanh.

Hiện nay sự phát triển của các Trung tâm thương mại nước ta hiện nay đang bộc lộ nhiều mâu thuẫn như xây dựng các Trung tâm thương mại không

phù hợp, không đáp ứng được yêu cầu đặt ra, lãng phí, không hấp dẫn các

tư nhân bọc kín xung quanh các trung tâm thương mại gây cản trở cho hoạt động của Trung tâm, thiếu đội ngũ nhân lực có trình độ và kỹ năng quản lý trung tâm thương mại, thiếu hụt về chính sách khuyến khích phát triển các

dịch vụ hỗ trợ kinh doanh.

Để nâng cao vai trò của các trung tâm thương mại với sự hình thành và mở rộng thị trường ở nước ta trong thời gian tới, cần khắc phục những nguyên

nhân cản trở hiệu quả hoạt động và phát triển của Trung tâm thương mại với

các biện pháp sau:

Thứ nhất, xây dựng và ban hành tiêu chuẩn hoặc thiết kế mẫu cho các

loại hình trung tâm thương mại ở từng cấp, có quy mô, kết cấu công trình

thích hợp với đặc thù của thị trường khu vực.

Thứ hai, hướng dẫn xây dựng và thực hiện quy chế quản lý trung tâm thương mại phù hợp với mục đích hoạt động.

Thứ ba, cần có sự thống nhất trong chỉ đạo để các cơ quan quản lý chức năng về thương mại ở Trung ương và địa phương là chủ đầu tư của các Trung tâm thương mại đảm bảo cho hiệu quả hoạt động của các Trung tâm thương mại.

Thứ tư, nghiên cứu và xây dựng, áp dụng chính sách đầu tư của Nhà

nước cho kết cấu hạ tầng thương mại, đảm bảo hỗ trợ nâng cao sức cạnh tranh cho thương nhân nước ta, góp phần thu hút đầu tư trong nước và ngoài nước

vào sản xuất và thương mại.

Thứ năm, xây dựng và thực hiện chính sách phát triển các hoạt động dịch

vụ hỗ trợ kinh doanh. Đồng thời có kế hoạch đào tạo cho đội ngũ quản lý trung tâm thương mại. Nếu phát triển Trung tâm thương mại theo các hướng

trên thì sẽ đáp ứng được đòi hỏi của các doanh nghiệp thương mại.

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp: "Những biện pháp nhằm phát triển thị trường hàng hóa của doanh nghiệp thương mại nước ta trong thời gian tới" pot (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)