Trong những năm gần đây, tác động của cuộc khủng hoảng tài chính
châu Á đã gây ra suy thoái kinh tế ở Đông Nam Á, khiến nhu cầu nông sản
giảm sút khá mạnh, đặc biệt là các mặt hàng lương thực và thực phẩm. Tuy
vậy, nhu cầu tăng nhẹ ở một số khu vực như châu Mỹ La Tinh, Bắc Phi và
Trung Đông sẽ hạn chế phần nào xu hướng giảm giá này. Về mặt dài hạn,
theo dự báo của tổ chức Lương - Nông thế giới (FAO), trong những năm đầu
thập kỷ này, tiến bộ khoa học kỹ thuật sẽ tiếp tục được ứng dụng rộng rãi hơn thúc đẩy sản lượng nông nghiệp tăng, nhanh chóng đáp ứng được nhu cầu, do đó không gây sức ép làm tăng giá các mặt hàng nông sản. Trong thời kỳ
1994-2005, mức tăng sản lượng hoàn toàn phù hợp với mức tăng nhu cầu 2%
năm, nhỉnh hơn đôi chút so với 1,7%/ năm thời kỳ 1984 - 1994. Cũng theo tổ
chức FAO dự đoán, mức độ tăng buôn bán hàng nông nghiệp sẽ giảm nhẹ từ 2,5% giai đoạn 1984 - 1994 xuống còn 2,2%, giai đoạn 1994 - 2005 và xuống 2,0% giai đoạn 2006 - 2010. Tuy vậy, tình hình buôn bán nông sản thế giới có
thể sáng sủa hơn ở các nước đang phát triển như Trung Quốc, Đông Nam Á,
Nam Á, châu Mỹ La Tinh, Bắc Phi và Trung Đông do các khu vực này sẽ
tăng trưởng mạnh mẽ hơn. Hơn nữa, thu nhập bình quân đầu người tăng
nhanh khiến nhu cầu tăng thanh theo. Do đó các nước đang phát triển sẽ tiếp
tục đóng vai trò quan trọng về mức tăng trưởng của nhu cầu các sản phẩm
nông nghiệp. Ở các nước công nghiệp phát triển, mức tiêu dùng cao hơn và có
thể bão hòa đi đôi với tỷ lệ tăng dân số thấp sẽ làm giảm nhu cầu. Dự báo nhu
cầu nông nghiệp của các nước đang phát triển sẽ đạt 162 tỷ USD vào 2005, chiếm 49% toàn thế giới so với 113,2 tỷ USD và 43% thời kỳ 1993 - 1995, và
có thể sẽ vượt quá con số 200 tỷ USD vào 2010.
3.3.1.1. Mặt hàng gạo.
Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ, nhu cầu gạo bình quân đầu người sẽ có xu
hướng giảm ở một số nước châu Á có thu nhập tăng nhanh, khả năng cung
cấp gạo chất lượng cao sẽ giảm, do đó cầu sẽ lớn hơn cung trên thị trường gạo
của Nhật Bản vào 2009 sẽ là 729 nghìn tấn; của Hàn Quốc là 205 nghìn tấn.
Trái lại, nhu cầu gạo phẩm chất thấp sẽ giảm nếu không có những đột biến về
thiên tai hoặc khủng hoảng kinh tế. Tuy vậy, chiều hướng này cũng có thể được
cải thiện đôi chút khi nhu cầu gạo phẩm chất thấp cho chăn nuôi tăng lên.
Cũng theo dự báo của Bộ Nông nghiệp Mỹ, các nước xuất khẩu gạo
chính trên thế giới vẫn là Thái Lan, Việt Nam, Mỹ và Ấn Độ. Thái Lan sẽ vẫn
tiếp tục dẫn đầu, song sẽ phải nhường bớt thị phần xuất khẩu gạo cho Việt
Nam. Một số nước và khu vực như Pakitstan, Myanma; Campuchia và các
nước Mỹ La Tinh sẽ tăng xuất khẩu gạo, trái lại Mỹ và Ấn Độ sẽ giảm xuất
khẩu gạo, Trung Quốc sẽ tiếp tục xuất khẩu song khối lượng giảm.
3.3.1.2. Mặt hàng dừa.
Giá mặt hàng này được dự đoán là sẽ tăng khoảng 22% vào năm 2002 so
với mức của nam 2000; đến 2005 giá thực tế của dừa được dự đoán tăng 45%
so với mức năm 2000 và sẽ không thay đổi cho tới tận 2010.
3.3.1.3. Mặt hàng cà phê.
Theo dự báo của FAO, sản lượng cà phê sẽ tăng mạnh nhất ở châu Á với
tốc độ bình quân 3,34%/năm giai đoạn 1999 - 2009. Dự kiến vào năm 2005,
sản lượng cà phê châu Á đạt 1,36 triệu tấn và khoảng 1,9 triệu tấn vào năm 2009, trong đó tốc độ tăng sản lượng của Việt Nam là 8%/năm, Ấn Độ 9%/năm và Inđônexia 1%/năm... Đồng thời FAO cũng cho rằng, thị trường cà
phê giới có xu hướng cung cao hơn cầu, do vậy giá cà phê khó có thể tăng
lên. Ngân hàng thế giới dự báo, giá cà phê chè sẽ là khoảng 2540 USD/tấn và
cà phê vối khoảng 1860 USD/tấn vào năm 2009.
3.3.1.4. Mặt hàng chè.
Mức tiêu thụ chè của thế giới được dự báo về tăng cũng khoảng
2,8%/năm, đạt 2,67 triệu tấn vào 2005 và khoảng 3 triệu tấn vào 2009. Nhu cầu chè của các nước đang phát triển được dự báo tăng 3%/năm; tiêu thụ chè tại Ấn Độ tăng 3,2%/năm; các nước như Paskitan, I ran, Ai Cập tiêu thụ chè
công nghiệp phát triển tăng khoảng 2,2%/năm, song Anh lại giảm; nhu cầu
chè của Mỹ sẽ tăng dưới 1%/năm. Trong khi đó nhu cầu tiêu thụ chè ở các
nước thuộc Liên Xô cũ sẽ tăng khá cao, 4,5%/năm.
3.3.1.5. Mặt hàng gỗ.
Buôn bán gỗ ván toàn cầu sẽ tăng bình quân 0,96%/năm trong giai đoạn
1992 - 2010, đạt 29,35 triệu m3 và 2010. Indonexia - nước xuất khẩu gỗ ván
lớn nhất thế giới hiện nay, được dự báo sẽ tiếp tục tăng xuất khẩu và đạt 10,2
triệu m3; Canada cũng tăng mạnh xuất khẩu lên 4,85 triệu m3; trong khi
Malaixia và Mỹ sẽ giảm xuất khẩu. Các nước châu Âu sẽ giảm mạnh nhập
khẩu còn 2,86 triệu m3 do sản xuất tăng; Nhật Bản giảm nhập khẩu 1,5 lần;
trong khi Mỹ sẽ tăng mạnh nhập khẩu lên 7,08 triệu m3 vào 2010. Trung
Quốc sẽ tăng mạnh nhập khẩu gỗ ván và thay thế vị trí nước nhập khẩu lớn
nhất Châu Á của Nhật Bản. Theo dự báo của FAO, Trung Quốc sẽ nhập khẩu
6,37 triệu m3 vào năm 2010.