Phần 4 Kết quả và thảo luận
4.2. Thành phần và biện pháp phòng trừ bệnh nấm chính hại cam khe mây
4.2.5. Phòng trừ bệnh nấm hại cam Khe Mây bằng thuốc hóa học
4.2.5.1. Khả năng ức chế sinh trưởng nấm Phylosticta citriasiana của thuốc hóa học
sử dụng trong thí nghiệm đồng ruộng) đối với sinh trưởng của nấm đốm nâu
Phylosticta citriasiana trong điều kiện in vitro. Các thuốc được thí nghiệm ở các nồng độ khác nhau, cụ thể Score 250EC (nồng độ 0,05%; 0,1 %; 0,2%), Jack 9M (nồng độ 0,15 %; 0,3 %; 0,6%). Các thuốc được cho trực tiếp vào môi trường PDA trước khi cấy nấm. Kết quả thí nghiệm được trình bày tại bảng 4.20 và Hình 4.21.
Bảng 4.20. Khả năng ức chế sinh trƣởng nấm Phylostictacitriasiana của hai thuốc hóa học
TT Tên hoạt chất Tên thuốc
Nồng độ (%)
Đƣờng kính tản nấm qua các thời điểm theo dõi ( mm)
3 ngày 7 ngày 14 ngày 21 ngày
1 Difenoconazole Score 250EC 0,05 0 0 0 0 0,1 0 0 0 0 0,2 0 0 0 0 2 Mancozeb Jack 9M 0,15 0 0 0 0 0,3 0 0 0 0 0,6 0 0 0 0 4 Đối chứng 5,12 12,3 19,58 35,57
Kết quả thí nghiệm cho thấy, cả 2 loại thuốc ở các nồng độ khác nhau đều ức chế tuyệt đối sự sinh trưởng của nấm. Nấm không thể sinh trưởng trên tất cả các đĩa thí nghiệm (theo dõi sau 21 ngày). Cụ thể:
Thuốc Score 250EC (hoạt chất Difenoconazole) ở các nồng độ 0,05%, 0,1%, 0,2%: Sau khi cấy 3 ngày quan sát thấy sợi nấm không phát triển, đến 7 ngày sau khi cấy khoanh nấm chết dần, đến 21 ngày sau khi cấy chỉ còn lại một vài sợi nấm màu đen xung quanh khoanh nấm cấy ban đầu.
Thuốc Jack 9M (hoạt chất Mancozeb) ở các nồng độ 0,15%, 0,3% và 0,6%: Sau khi cấy 3 đến 7 ngày sợi nấm không phát triển, đến 21 ngày sau cấy các sợi nấm teo lại và chết dần.
Đối chứng: Sau khi cấy 1 ngày các sợi nấm bắt dầu phát triển chậm. ở 3 ngày sau khi cấy sợi nấm bắt đầu phát triển xuống môi trường, tuy nhiên tốc độ phát triển còn chậm, đến 14 sau khi cấy tản nấm bắt đầu phát triển nhanh và đạt đường kính 19,57 mm. Ở 21 ngày sau khi cấy tản nấm đạt đường kính 35,57 mm. Tản nấm có màu xanh đen và xuất hiện các ổ nấm trên tản nấm.
các thuốc hóa học với các nồng độ khác nhau có thể kết luận về ảnh hưởng của các hoạt chất ở các nồng độ khác nhau như sau: Hai hoạt chất Difenoconazole, Mancozeb đều có hiệu quả cao trong việc ức chế nấm không phát triển, làm cho tản nấm không phát triển và hình thành ổ nấm so với đối chứng.
Hình 4.21. Thí nghiệm ức chế sinh trƣởng nấm đốm nâu Phylosticta
citriasiana của thuốc hóa học (sau nuôi cấy 14 ngày)
4.2.5.2. Khả năng ức chế nảy mầm bào tử nấm Phylosticta citriasiana của
thuốc hóa học
mầm bào tử nấm Phylosticta citriasiana nhằm đánh giá ảnh hưởng của các loại thuốc hiện đang được sử dụng phổ biến ngoài sản xuất làm cơ sở đánh giá khả năng phối hợp giữa các hoạt chất của các thuốc diệt nấm với nấm Phylosticta citriasiana
để tăng hiệu quả phòng trừ cũng như tính thích ứng của nấm trong điều kiện có sử dụng thuốc hóa học. Kết quả thí nghiệm được thể hiện tại bảng 4.21.
Bảng 4.21. Khả năng ức chế nảy mầm bào tử và hình thành giác bám nấm
Phylostictacitriasiana của ba thuốc hóa học
Tên hoạt chất Tên thuốc Nồng độ (%) Tỷ lệ bào tử nảy mầm ( %) Tỷ lệ hình thành đĩa áp (%) Số bào tử quan sát Tỷ lệ nảy mầm Số bào tử quan sát Tỷ lệ hình thành đĩa áp Difenoconazole Score 250EC 0,05 68 0 67 0 0,1 57 0 58 0 0,2 64 0 58 0 Thiophanate Methyl Topan 70WP 0,125 61 6,56 52 0 0,25 52 7,69 61 0 0,5 72 0 70 0 Trifloxystrobin Nativo 750WG 0,015 59 0 67 0 0,03 54 0 54 0 0,06 61 0 58 0 Mancozeb Jack 9M 0,15 72 0 57 0 0,3 73 0 72 0 0,6 76 0 63 0
Azoxystrobin Amistar top 325SC
0,055 52 3,84 74 0
0,11 65 4,62 68 0
0,22 73 0 74 0
Đối chứng 57 15,79 61 6,56
Qua theo dõi khả năng nảy mầm và hình thành giác bám của nấm Phylosticta
citriasiana trên môi trường có pha các loại thuốc với nồng độ khác nhau, cho kết quả: Thuốc Score 250EC (hoạt chất Difenoconazole) ở các nồng độ 0,05%, 0,1%, 0,2%: Sau 24 giờ không thấy có bào tử nảy mầm và hình thành giác bám tỷ lệ nảy mầm là 0%, tỷ lệ hình thành giác bám là 0%).
nồng độ 0,25% lần lượt có tỷ lệ bào tử nảy mầm là 6.56% và 7,69%; tuy nhiên ở hai nồng độ trên không thấy có bào tử hình thành giác bám. Ở nồng độ 0,5 % thuốc Topan 70WP không thấy có bào tử nảy mầm và hình thành giác bám.
Thuốc Nativo 750WG ( hoạt chất Trifloxystrobin) ở các nồng độ 0,015 %, 0,03 %, 0,06 %: Sau 24 giờ đều không thấy có bào tử nấm nảy mầm và hình thành giác bám.
Thuốc Jack 9M (hoạt chất mancozeb) ở các nồng độ 0,15 %, 0,3 % và 0,6 %: Sau 24 giờ đều không thấy bào tử nảy mầm và hình thành giác bám.
Thuốc Amistar top 325SC (hoạt chất Azoxystrobin) ở các nồng độ 0,055%, 0,11%: Sau 24 giờ đều xuất hiện bào tử nấm nảy mầm với tỷ lệ lần lượt: nồng độ 0,055% tỷ lệ bào tử nảy mầm là 3,84%, nồng độ 0,11% tỷ lệ nảy mầm là 4,62%. Ở các nồng độ 0,055%, 0,11%, và 0,22% thuốc Amistar top 325SC không thấy bào tử nảy mầm hình thành giác bám.
Đối chứng: Sau 24 giờ công thức đối chứng xuất hiện bào tử nảy mầm với tỷ lệ 15,79 % và tỷ lệ hình thành giác bám là 6,56%.
4.2.5.3. Ảnh hưởng của thuốc trừ nấm đến sinh trưởng của nấm
Colletotrichum sp. trên môi trường PDA
Kết quả ảnh hưởng của thuốc trừ nấm đến sinh trưởng và sinh bào tử của nấm Colletotrichum sp. hại cà chua trên môi trường PDA được trình bày trong bảng 4.22 và hình 4.22.
Bảng 4.22. Ảnh hƣởng của thuốc hóa học Score 250 EC và Nativo 750 WG đến sự phát triển của nấm Colletotrichum sp. trên môi trƣờng PDA
TT Tên hoạt chất Tên thuốc
Nồng độ (%)
Đƣờng kính tản nấm qua các thời điểm theo dõi ( cm)
3 ngày 5 ngày 7 ngày 9 ngày
1 Difenoconazole Score 250EC 0,05 0 0 0 0 0,1 0 0 0 0 0,2 0 0 0 0 2 Trifloxystrobin Nativo 750WG 0,015 0 0 0 0 0,03 0 0 0 0 0,06 0 0 0 0 4 Đối chứng 2,95 4,75 6,53 7,98
Hình 4.22. Ảnh hƣởng của thuốc hóa học Score 250 EC và Nativo 750 WG đến sự phát triển của nấm Colletotrichum sp. trên môi trƣờng PDA
Kết quả thí nghiệm cho thấy, cả 2 loại thuốc ở các nồng độ khác nhau đều ức chế tuyệt đối sự sinh trưởng của nấm. Nấm không thể sinh trưởng trên tất cả các đĩa thí nghiệm (theo dõi sau 21 ngày). Cụ thể:
Thuốc Score 250EC (hoạt chất Difenoconazole) ở các nồng độ 0,05%, 0,1%, 0,2%: Sau khi cấy 9 ngày quan sát thấy sợi nấm không phát triển. Kết quả tương tự với thuốc Nativo 750WG (hoạt chất Trifloxystrobin) ở các nồng độ 0,15%, 0,3% và 0,6%: Sau khi cấy 9 ngày sợi nấm không phát triển.
Đối chứng: Sau khi cấy 1 ngày các sợi nấm bắt dầu phát triển chậm. Ở 3 ngày sau khi cấy sợi nấm bắt đầu phát lan môi trường và đạt 7,98 cm sau 9 ngày theo dõi.
Như vậy, qua theo đường kính tản nấm sau khi cấy trên môi trường pha các thuốc hóa học với các nồng độ khác nhau có thể kết luận về ảnh hưởng của các hoạt chất ở các nồng độ khác nhau như sau: Hai hoạt chất Difenoconazole, Trifloxystrobin đều có hiệu quả cao trong việc ức chế nấm không phát triển, làm cho tản nấm không phát triển và hình thành ổ nấm so với đối chứng.
4.2.6. Nghiên cứu xử lí nấm Phyllosticta citriasiana bằng chiếu xạ
Chiếu xạ bằng tia gamma hoặc beta là một kỹ thuật khử trùng phổ biến đối với thực phẩm và nông sản. Việt Nam hiện đang gia tăng xuất khẩu nông sản, trong đó có quả cây có múi, sang các nước. Đê có thể áp dụng liều chiếu xạ phù hợp đối với nấm Phyllosticta citriasiana, chúng tôi đã tiến hành xử lý bức xạ tản nấm Phyllosticta citriasiana được nuôi cấy thuần trên môi trường PDA. Các đĩa nấm sau cấy 8 ngày được gửi xử lí chiếu xạ ở dải liều 1, 2, 3, 4 và 5 kGy (đối chứng là mẫu không xử lý chiếu xạ) bằng máy chiếu xạ gia tốc chùm tia gamma nguồn 10MeV UERL-10-15S2 tại Trung tâm Nghiên cứu và Triển khai Công nghệ Bức xạ. Các đĩa sau khi xử lí được duy trì ở nhiệt độ 25-26 oC và theo dõi kiểm tra kích thước tản nấm trong 14 ngày.
Khả năng ức chế sinh trưởng nấm được xác định dựa trên đánh giá diện tích tản nấm như trình bày trong phần phương pháp. Kết quả được thể hiện trong bảng 4.23.
Bảng 4.23. Ảnh hƣởng của liều bức xạ gamma đến sinh trƣởng nấm Phyllosticta citriasiana
Mẫu
Diện tích tản nấm trên môi trƣờng PDA (cm2
) Diện tích
tăng thêm (cm2)
Tỉ lệ so đối chứng (%)
Ngày 0 Ngày 4 Ngày 8 Ngày 12 Ngày 14
ĐC 5,59 ± 0,37 8,69 ± 1,14 10,5 ± 1,16 12,17 ± 1,27 15,28 ± 0,66 9,69 100,00 1 kGy 5,83 ± 0,57 7,88 ± 0,59 8,96 ± 0,2 11,60 ± 0,31 13,78 ± 0,33 7,95 82,04 2 kGy 4,83 ± 0,46 4,83 ± 0,46 6,31 ± 0,39 8,87 ± 1,23 10,52 ± 1,43 5,69 58,72 3 kGy 4,78 ± 0,22 4,78 ± 0,22 5,87 ± 0,38 7,60 ± 0,09 8,72 ± 0,17 3,94 40,66 4 kGy 4,82 ± 0,08 4,82 ± 0,08 4.82 ± 0,08 4,82 ± 0,08 4,82 ± 0,08 0,00 0,00 5 kGy 4,91 ± 0,23 4,91 ± 0,23 4.91 ± 0,23 4,91 ± 0,23 4,91 ± 0,23 0,00 0,00
Hình 4.23. Ảnh hƣởng của liều bức xạ gamma đến sinh trƣởng nấm
Phyllosticta citriasiana
Kết quả nghiên cứu cho thấy, sau xử lý 14 ngày, diện tích tản nấm ở các công thức đối chứng không xử lý, xử với liều 1, 2 và 3 kGy tăng lần lượt là 9,69 – 7,95 – 5,69 và 3,94 cm2 trong khi diện tích tản nấm ở các công thức xử lý với 4 kGy và 5 kGy không gia tăng, chứng tỏ nấm đã bị tiêu diệt hoàn toàn.
Dựa trên kết quả trên, chúng tôi kết luận: liều chiếu xạ tia gamma tối thiểu để tiêu diệt nấm Phyllosticta citriasiana là 4 kGy. Tuy nhiên liều chiếu xạ này là quá lớn so với liều chiếu xạ có thể áp dụng trong thực tiễn (thường < 1 kGy) nên biện pháp chiếu xạ có lẽ không phù hợp để tiêu diệt sợi nấm trong quả cây có múi.
0 2 4 6 8 10 12 14 16 18
Ngày 0 Ngày 4 Ngày 8 Ngày 12 Ngày 14
Diện tích (cm
2 )
Thời gian
Ngày 0
ĐC 1kGy 2kGy 3kGy 4kGy 5kGy Ngày 14
Hình 4.24. Ảnh hƣởng của liều bức xạ gamma đến sinh trƣởng nấm