Giới thiệu chung về địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tác động của ý thức, thái độ và phương pháp tự học đến kết quả học tập của sinh viên (nghiên cứu trường hợp sinh viên ngành Song ngữ Nga - Anh, (Trang 36 - 38)

Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Giới thiệu chung về địa bàn nghiên cứu

2.1.1. Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG-HCM9

Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM có lịch sử trên 50 năm với tiền thân là Trường Đại học Văn khoa, thuộc Viện Đại học Sài Gòn, thành lập năm 1957.

Đến nay, trường có 27 Khoa/Bộ môn với 55 chương trình đào tạo bậc đại học và 21 chuyên ngành thạc sĩ và 13 chuyên ngành tiến sĩ bậc sau đại học chia thành 14 nhóm ngành thuộc 7 lĩnh vực: Khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên, Nhân văn, Khoa học Xã hội và hành vi, Báo chí và thông tin, Kinh doanh và quản lý, Dịch vụ xã hội, Khách sạn – Du lịch – Thể thao và Dịch vụ cá nhân.

Tính đến ngày 31/12/2012, trường có 910 cán bộ viên chức; trong đó có 502 GV, gồm 3 Giáo sư, 38 Phó Giáo sư, 159 Tiến sĩ, 390 Thạc sĩ, 8 cử nhân có tham gia các hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học.

Trường có quy mô đào tạo trên 31.000 sinh viên và học viên sau đại học thuộc các loại hình đào tạo khác nhau và hàng năm thu hút hàng nghìn lượt học viên người nước ngoài đến theo học tiếng Việt và văn hoá, lịch sử Việt Nam.

Năm học 2011-2012 vừa qua, nhà trường được vinh dự nhận Huân chương lao động hạng Ba. Đây là phần thưởng cao quý do Chủ tịch nước trao tặng vì những thành quả mà tập thể cán bộ, GV và SV, học viên Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM đã nỗ lực phấn đấu trong suốt thời gian qua.

2.1.2. Lịch sử hình thành Khoa Ngữ văn Nga10

Sau ngày đất nước thống nhất, tiếng Nga nhanh chóng được đưa vào giảng dạy và học tập ở phía Nam. Năm học 1978-1979, khóa đào tạo Ngôn ngữ Nga đầu tiên

đã được khai giảng tại Trường Đại học Tổng hợp Tp. Hồ Chí Minh. Khoa Tiếng Nga, nay là Khoa Ngữ văn Nga, được thành lập kể từ ngày đó.

Khoa Ngữ văn Nga trong quá trình phát triển của mình không chỉ dừng lại ở đào tạo Cử nhân tiếng Nga. Các lớp sinh ngữ, nhiều khóa chuyên tu, bồi dưỡng, một số khóa đào tạo tại chức ở Tp. Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam đã được mở ra. Khoa đã đồng thời tiến hành đào tạo hệ Cao học và Nghiên cứu sinh. Một số luận văn thạc sĩ và luận án tiến sĩ cấp Nhà nước chuyên ngành Ngôn ngữ Nga – Slavơ đã được bảo vệ xuất sắc tại Khoa.

Những năm gần đây, do nhiều nguyên nhân khách quan cũng như chủ quan, việc học tập và nghiên cứu tiếng Nga giảm sút, dẫn đến những khó khăn nhất định trong hoạt động đào tạo của Khoa Ngữ văn Nga. Từ năm học 1998-1999, Khoa mở thêm chương trình đào tạo ngành Song ngữ Nga – Anh và bước đầu mang lại những kết quả tốt đẹp.

Chương trình đào tạo chuyên ngành Ngữ văn Nga của Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM nhằm mục tiêu đào tạo những cử nhân ngoại ngữ tiếng Nga có phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ xã hội, nắm vững kiến thức chuyên môn và kỹ năng thực hành, có khả năng công tác trong các lĩnh vực đòi hỏi sử dụng tiếng Nga. Cùng với việc chú trọng đào tạo các kỹ năng thực hành và lý thuyết ngôn ngữ Nga, chương trình còn cung cấp những kiến thức cơ bản và chuyên sâu về lịch sử, địa lý, văn học, văn hóa, dịch thuật, tiếng Nga thương mại và du lịch… nhằm giúp người học có đủ năng lực, trình độ làm việc hiệu quả trong các lĩnh vực liên quan đến tiếng Nga.

Sau khi tốt nghiệp chương trình đào tạo song ngữ thời gian 5 năm, SV chính thức nhận 2 bằng tốt nghiệp là bằng Cử nhân Đại học Ngoại ngữ tiếng Nga và bằng Cử nhân Cao đẳng Ngoại ngữ tiếng Anh. Với 2 bằng cử nhân, các SV được đào tạo ngành Song ngữ Nga – Anh ở Khoa Ngữ văn Nga có rất nhiều ưu thế và thuận lợi trong tìm kiếm việc làm sau khi ra trường. Các cử nhân ngành Song ngữ Nga – Anh có khả năng làm việc ở các cơ quan, xí nghiệp, công ty, văn phòng, trung tâm… có quan hệ hoặc hợp tác về kinh tế, thương mại, khoa học, văn hóa, du

lịch... với nước Nga; giảng dạy đồng thời 2 ngoại ngữ Nga và Anh ở các trường trung học phổ thông, cao đẳng, đại học; làm công tác biên dịch, phiên dịch 3 thứ tiếng Việt – Nga – Anh; nghiên cứu khoa học Ngữ văn đối chiếu ở các trường đại học, hoặc các viện, trung tâm nghiên cứu. Họ cũng có thể tiếp tục học tập ở bậc sau đại học là cao học và nghiên cứu sinh chuyên ngành Ngôn ngữ Nga – Slavơ, tiếp tục học chương trình hoàn thiện đại học Anh văn và nhận bằng Cử nhân Ngữ văn Anh.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tác động của ý thức, thái độ và phương pháp tự học đến kết quả học tập của sinh viên (nghiên cứu trường hợp sinh viên ngành Song ngữ Nga - Anh, (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)