Những vấn đề chung về nguồn vốn của ngân hàng thương mạ

Một phần của tài liệu Nội dung ôn thi tốt nghiệp khóa XI chuyên ngành tài chính doanh nghiệp doc (Trang 27 - 30)

1. Khái niệm

Nguồn vốn của NHTM là tất cả những phương tiện tài chính tiền tệ trong xã hội mà ngân hàng động viên được, sử dụng để cho vay và thực hiện các dịch vụ kinh doanh khác của ngân hàng.

Thành phần nguồn vốn của NHTM bao gồm: Vốn điều lệ, Các quỹ dự trữ, Vốn huy động, Vốn đi vay, Vốn tiếp nhận, Vốn khác..

2. Ý nghĩa

- Đối với bản thân ngân hàng: nguồn vốn là yếu tố quyết định quy mô hoạt động của ngân hàng, là một trong những yếu tố quyết định đến kết quả và hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.

- Đối với khách hàng: Nguồn vốn của ngân hàng chính là nguồn lực tài chính chủ yếu, tài trợ vốn tín dụng cho nhu cầu vốn của các cá nhân và tổ chức, đặc biệt là nhu cầu vốn đầu tư kinh doanh.

- Đốivới nền kinh tế: nguồn vốn của ngân hàng sẽ góp phần vào việc thực hiện chính sách tiền tệ của nhà nước, góp phần chống lạm phát và nâng cao hiệu quả sử dụng đồng vốn trong nền kinh tế thông qua chức năng huy động và cho vay.

- Căn cứ vào tính chất sở hữu: . Nợ phải trả

. Nguồn vốn chủ sở hữu - Căn cứ vào thời gian huy động:

. Nguồn vốn ngắn hạn . Nguồn vốn trung dài hạn - Căn cứ vào mức độ ốn định của nguồn vốn:

. Vốn tự có . Vốn bổ sung

* Vốn tự có( vốn cấp 1) của NHTM:

Theo quy định của NHNN, Vốn tự có của NHTM bao gồm: Vốn điều lệ và Các quỹ ( Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, quỹ dự phòng tài chính, quỹ đầu tư phát triển nghiệp vụ, lợi nhuận không chia.) Đây là nguồn vốn mà các NHTM có thể sử dụng lâu dài,ổn dịnh.

+ Vốn điều lệ: là nguồn vốn ban đầu ngân hàng có được khi mới hoạt động và được ghi vào bảng điều lệ hoạt động của ngân h àng. Theo quy định của pháp luật, một tổ chức tín dụng để được phép hoạt động thì vốn điều lệ thực tế ít nhất phải bằng vốn điều lệtối thiểu ( vốn pháp định ).

Tùy theo từng loại hình ngân hàng mà vốn điều lệ có nguồn hình thành khác nhau:

- Đối với NHTM quốc doanh: vốn điều lệ do NSNN cấp phát.

- Đối với NHTM liên doanh: vốn điều lệ do các bên liên doanh tham gia đóng góp.

- Đối với chi nhánh NHTM nước ngoài: Vốn điều lệ do ngân hàng mẹ ở nước ngoài bỏ ra thành lập.

- Đối với NHTM cổ phần: Vốn điều lệ do cổ đông đóng góp d ưới hình thức vốn cổ phần, mỗi cổ phần có giá trị ngang nhau, mỗi cá nhân, mỗi pháp nhân đ ược quyền tham gia một hoặc một số cổ phần nhất định, bao gồm

. Vốn cổ phần thường . Vốn cổ phần ưu đãi.

- Xây dựng trụ sở ngân hàng, các chi nhánh... - Mua sắm các trang thiết bị phục vụ kinh doanh

- Hùn vốn, mua cổ phần, cho vay trung – dài hạn, đầu tư chứng khoán để kiếm lời.

- Thành lập các công ty trực thuộc ( bảo hiểm, cho thuê tài chính, công ty chứng khoán...)

+ Quỹ dự trữ và dự phòng:

- Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ:

Quỹ này được hình thành nhằm mục đích bổ sung vốn điều lệ của ngân hàng khi cần thiết, để đáp ứng yêu cầu mở rộng quy mô hoạt động của ngân hang.

Hiện nay ở Việt nam, các ngân h àng được trích theo tỉ lệ 5% tính trên lợi nhuận ròng hằng năm, mức tối đa của quỹ n ày không được vượt quá mức vốn điều lệ thực có của ngân hàng.

- Các quỹ dự phòng:

Quỹ dự phòng tài chính: tỷ lệ trích bằng 10% lợi nhuận ròng hằng năm của ngân hàng, sô dư của quỹ không được phép vượt quá 25%vốn điều lệ của ngân hàng. Quỹ này được dùng để bù đắp phần còn lại của những tổn thất, thiệt hại về tài sản xảy ra tỏng quá trình hoạt động kinh doanh sau khi đã được bù đắp bằng tiền bồi thường của các tổ chức, cá nhân gây ra tổn thất, của tổ chức bảo hiểm và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trích lập trong chi phí.

Quỹ dự phòng để xử lý rủi ro: được hình thành bằng cách trích lập dự phòng trên từng nhóm tài sản có của ngân hàng, bao gồm nhóm hoạt động cấp tín dụng, các dịch vụ thanh toán đối với khách h àng, và được tính vào chi phí của ngân hàng.

+ Quỹ đầu tư phát triển nghiệp vụ: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Quỹ này để đầu tư mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh v à đổi mới công nghệ, trang thiết bị, điều kiện làm việc của một tổ chức tín dụng. Mức trích quỹ này bằng 50% lợi nhuận ròng hằng năm của ngân hàng.

+ Lợi nhuận không chia: phản ánh phần thu nhập ròng của ngân hàng có được từ hoạt động kinh doanh, nhưng không chia trả lãi cho cổ đông mà được ngân hàng giữ lại để tăng thêm vốn.

Nguồn vốn tự có cấp 1 được dùng làm căn cứ để xác định giới hạn mua, đầu t ư vào tài sản cố định của tổ chức tín dụng.

Nguồn vốn tựcó bổ sung ( vốn cấp 2): đây là nguồn vốn có tính ổn định thấp và phụ thuộc vào quy mô của nguồn vốn tự có cấp 1, bao gồm giá trị tăng thêm của TSCĐ và của các loại chứng khoán đầu t ư được định giá lại, trái phiếu chuyển đổi hoặc cổ phiếu ưu đãi do tổ chức tín dụng phát hành có thời hạn dài.

Ngoài ra, nguồn vốn tự có của ngân hàng cũng được tính giảm trừ ở các khoản: giá trị giảm đi của TSCĐ do định giá lại theo quy định cuả pháp luật, toàn bộ phần giá trị giảm đi của các loại chứng khoán đầu t ư được định giá lại theo quy định của pháp luật, lợi thế thương mại, tổng số vốn đầu tư vào tổ chức tín dụng khác dưới hình thức góp vốn mua cổ phần, khoản lỗ kinh doanh.

Vốn tự có của ngân hàng thương mại có những đặc điểm :

- Cung cấp nguồn lực cho ngân hàng hoạt động trong thời gian mới bắt đầu hoạt động, giúp ngân hàng chống đỡ khi rủi ro phát sinh.

- Là nguồn vốn ổn định và luôn gia tăng trong quá trình hoạt động kinh doanh của ngân hàng, có thể sử dụng với kỳ hạn dài mà không phải hoàn trả nên nó chính là nền tảng cho sưh tăng trưởng của ngân hàng.

- Chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn kinh doanh của ngân h àng( thường từ 10 – 15%), tuy nhiên, nó lại giữ một vai trò hết sức quan trọng, là cơ sở để hình thành nên các nguồn vốn khác của ngân hàng, đồng thời tạo nên uy tín ban đầu, duy trì niềm tin của khách hàng vào ngân hàng.

- Vốn chủ sở hữu quyết định quy mô hoạt động của ngân hàng, nó còn là yếu tố để các cơ quan quản lý dựa vào để xác định các tỷ lệ an toàn trong kinh doanh ngân hàng.

* Nguồn vốn bổ sung: bao gồm nguồn vốn huy động và nguồn vốn khác.

+ Vốn huy động: là tất các các nguồn vốn của các chủ sở hữu khác nhau trong xã hội được ngân hàng động viên và ngân hàng để kinh doanh. Tùy theo tính chất, đối tượng, thị trường huy động mà nguồn vốn này được chia thành : vốn tiền gửi, vốn phát hành giấy tờ có giá, vốn vay. Nguồn vốn huy động là tài sản nợ, là nguồn vốn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong c ơ cấu nguồn vốn của ngân hàng, có tính chất không ổn định, chi phí sử dụng vốn cao. Việc quản lý sử dụng nguồn vốn này đòi hỏi ngân hàng phải có kế hoạch, chiến lược hết sức thận trọng.

+ Vốn bổ sung khác: bao gồm các nguồn vốn đ ược hình thành trong thanh toán, nguồn vốn ủy thác...

Một phần của tài liệu Nội dung ôn thi tốt nghiệp khóa XI chuyên ngành tài chính doanh nghiệp doc (Trang 27 - 30)