Sử dụng linh hoạt các loại hình hoạt động, các hình thức tổ chức hoạt động

Một phần của tài liệu SKKN một số BIỆN PHÁP GIÁO dục kỹ NĂNG SỐNG CHO học SINH THPT THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ lên lớp (Trang 38 - 47)

CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

2.3. Sử dụng linh hoạt các loại hình hoạt động, các hình thức tổ chức hoạt động

động giáo dục NGLL để thực hiện mục tiêu giáo dục KNS đã đƣợc tích hợp

2.3.1. Mục đích và ý nghĩa của biện pháp

Biện pháp này nhằm làm phong phú các hình thức thực hiện hoạt động giáo dục NGLL, tạo sức hấp dẫn cho học sinh trong các hoạt động giáo dục NGLL, bằng cách đó thực hiện tốt các nội dung giáo dục KNS. Đồng thời, tăng cƣờng tính hiệu quả của của việc tích hợp mục tiêu của giáo dục KNS với mục tiêu của hoạt động giáo dục NGLL cũng nhƣ việc thiết kế các chủ đề giáo dục KNS trong việc thực hiện các nội dung, các hoạt động thực hiện theo chủ đề của hoạt động giáo dục NGLL.

2.3.2. Nội dung và cách thực hiện biện pháp

2.3.2.1. Đổi mới hình thức hoạt động để thực hiện từng chủ đề trong chương trình hoạt động giáo dục NGLL.

Việc đổi mới các hình thức tổ chức hoạt động để thực hiện từng chủ đề trong chƣơng trình hoạt động giáo dục NGLL sẽ tạo ra điều kiện để thiết kế các chủ đề giáo dục KNS để tích hợp vào các hoạt động này. Nó bao hàm việc đa dạng hóa các loại hình hoạt động, các hình thức tổ chức hoạt động giáo dục NGLL cho học sinh THPT.

33 Các dạng hoạt động chính làm cơ sở để thiết kế các hoạt động cụ thể nhằm thực hiện chủ đề của chƣơng trình giáo dục NGLL là: Hoạt động xã hội; Hoạt động học tập; Hoạt động văn hoá thể thao; Hoạt động vui chơi giải trí. Các dạng hoạt động này có thể tổ chức thành một hoạt động lớn nhƣ: hội khoẻ phù đổng (trong phạm vi trƣờng), hội diễn văn nghệ, câu lạc bộ hay sân chơi trí tuệ, song cũng có thể lồng ghép trong một dạng hoạt động chủ đạo.

2.3.2.2. Thiết kế các hình thức tổ chức để thực hiện các dạng hoạt động chính được xác định trong chương trình hoạt động giáo dục NGLL

Trong văn bản chƣơng trình hoạt động giáo dục NGLL, theo từng chủ đề của từng tháng, các hoạt động thực hiện chủ đề đã đƣợc xác đinh.

Căn cứ các hoạt động chính đƣợc xác định trong chƣơng trình giáo viên chủ động thiết kế các hình thức tổ chức các hoạt động đó.

2.3.2.2.1. Thiết kế hình thức tổ chức các ngày kỉ niệm trong năm

Các ngày kỷ niệm trong năm là dạng hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo biên chế năm học. Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo ngay từ đầu năm học các trƣờng đã lên kế hoạch tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn nhƣ: 3/2; 8/3; 26/3; 19/5; 27/7; 20/11; 1/12; 22/12. Tuỳ theo điều kiện từng trƣờng việc tổ chức các hoạt động này áp dụng các biện pháp và hình thức tổ chức linh hoạt khác nhau.

a) Kỉ niệm ngày thành lập Đảng cộng sản Việt Nam 3/2

* Hình thức 1:

- Trong giờ chào cờ đầu tuần, chi bộ mời ngƣời nói chuyện cho học sinh về vai trò Đảng cộng sản Việt nam trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng đất nƣớc theo con đƣờng chủ nghĩa xã hội.

- Văn nghệ mừng Đảng, mừng xuân.

Hình 2.1: HS tham gia ngày hội “ Xuân yêu thương” mừng Tết đến, Xuân về

* Hình thức 2:

- Chung kết cuộc thi hùng biện “Thanh niên với lý tƣởng Cách mạng”. - Văn nghệ mừng Đảng, mừng xuân.

34

Hình 2.2: Học sinh tham gia văn nghệ mừng Đảng, mừng xuân

b) Kỉ niệm ngày quốc tế phụ nữ 8/3

* Hình thức 1:

- Ban nữ công nói chuyện về chủ đề: lịch sử ngày 8/3, truyền thống anh hùng bất khuất, trung hậu, đảm đang của phụ nữ Việt Nam.

- Hội thi “Đôi tay khéo léo” dành cho học sinh. Đây là cuộc thi về ứng xử trong gia đình và kỹ năng nấu ăn.

* Hình thức 2:

- Toạ đàm về “Công - Dung - Ngôn - Hạnh” trong cuộc sống hiện đại.

- Tổ chức thi cắm hoa, thiết kế thời trang học sinh...

Hình 2.3: Học sinh tham gia cuộc thi cắm hoa và thiết kế thời trang từ rác thải

c) Kỉ niệm ngày thành lập Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh 26/3

* Hình thức 1: Hội trại: Tổ chức cho các chi đoàn học sinh cắm trại với các hoạt động phong phú nhƣ: hoạt động thể dục thể thao, văn hóa, văn nghệ; Chú ý khai thác các trò chơi dân gian theo nội dung của phong trào thi đua “Xây dựng trƣờng học thân thiện, học sinh tích cực”.

* Hình thức 2:

- Hội thi học sinh thanh lịch.

- Học sinh đi tham quan cơ sở đoàn làm kinh tế giỏi. d) Kỉ niệm ngày sinh nhật Bác 19/5

35

* Hình thức 1:

- Thi kể chuyện theo sách về cuộc đời hoạt động của Bác Hồ. - Tổ chức hội diễn văn nghệ với chủ đề “Những bài ca dâng Bác”. * Hình thức 2:

- Tổ chức nói chuyện trong giờ chào cờ đầu tuần về tƣ tƣởng Hồ Chí Minh với thanh niên, những lời Bác dạy Thanh niên.

* * Hình thức 3: Tổ chức Báo công dâng Bác tại các địa danh lịch sử tƣởng niệm Bác Hồ.

Hình 2.4: Học sinh tham gia cuộc thi “ Kể chuyện theo sách”

đ) Kỉ niệm ngày thƣơng binh liệt sĩ 27/7.

* Hình thức 1:

- Thi tiểu phẩm với chủ đề: “Uống nƣớc nhớ nguồn”.

- Tặng quà học sinh có thân nhân là thƣơng binh, liệt sỹ.

* Hình thức 2:

- Tổ chức thăm viếng nghĩa trang liệt sỹ, ôn lại truyền thống cách mạng của địa phƣơng.

- Tặng quà học sinh có thân nhân là thƣơng binh, liệt sỹ.

Hình 2,5: HS tham gia “Lễ thắp nến tri ân” tại nghĩa trang liệt sĩ Huyện Yên Thành

g) Kỉ niệm ngày nhà giáo Việt Nam 20/11

* Hình thức 1:

- Mít tinh kỷ niệm 20/11.

- Các lớp thi viết báo tƣờng, nội san với chủ đề “Thầy cô và mái trƣờng”. - Đêm thơ nhạc với chủ đề “Thầy cô và mái trƣờng”.

36 - Mít tinh kỷ niệm 20/11; Tuyên dƣơng khen thƣởng.

- Văn nghệ chào mừng.

- Các lớp thi viết báo tƣờng, nội san với chủ đề “Thầy cô và mái trƣờng”.

- Giao lƣu với học sinh cũ về kỷ niệm, truyền thống của nhà trƣờng, trao đổi với học sinh về phƣơng pháp học tập.

Hình 2.6: Một số hình ảnh báo bảng và vẽ tranh của học sinh chào mừng ngày 20/11

h) Hƣởng ứng ngày phòng chống HIV - AIDS 1/12

37 - Chiếc nón kỳ diệu: thi giải ô chữ với chủ đề “Ma tuý - HIV/AIDS thảm hoạ của loài ngƣời”.

* Hình thức 2:

- Cuộc thi “HIV/AIDS và thái độ của chúng ta” giúp học sinh có kiến thức và kỹ năng tự bảo vệ bản thân trƣớc căn bệnh thế kỷ.

- Hái hoa dân chủ.

i) Kỉ niệm ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam 22/12.

* Hình thức 1:

- Thi đua giữ gìn kỷ luật, hành quân bằng điểm số “Noi gƣơng anh bộ đội cụ Hồ”. - Mời thầy cô đã ở trong quân ngũ nói chuyện.

* Hình thức 2: Mít tinh kỷ niệm Ngày Quốc phòng toàn dân.

* Hình thức 3: Tuyên truyền ca khúc cách mạng với chủ đề truyền thống quân đội nhân dân Việt Nam.

Hình 2.7: Buổi giao lưu, trò chuyện của HS với các chiến sĩ bộ đội cụ Hồ

2.3.2.2.2. Thiết kế hình thức tổ chức diễn đàn thanh niên, nói chuyện thời sự

Việc tổ chức diễn đàn và nói chuyện thời sự gắn với các chủ đề của chƣơng trình hoạt động giáo dục NGLL. Trong một năm học, chƣơng trình hoạt động giáo dục NGLL của một khối lớp ở trƣờng THPT thƣờng có từ 5 đến 6 diễn đàn thanh niên hoặc tổ chức nói chuyện thời sự theo chủ đề. Do vậy các hình thức tổ chức diễn đàn phải đƣợc thiết kế linh hoạt nhằm tránh nhàm chán cho học sinh. Ví dụ, có thể thay đổi ngƣời dẫn chƣơng trình của diễn đàn. Ngƣời dẫn chƣơng trình của diễn đàn này là giáo viên, ở diễn đàn khác là học sinh, diễn đàn sau nữa có thể mời các nghệ sỹ chuyên nghiệp của đài truyền hình, v.v...

2.3.2.2.3. Thiết kế hình thức tổ chức các cuộc thi

Căn cứ vào chƣơng trình hoạt động giáo dục NGLL của khối lớp có thể thiết kế các cuộc thi. Các cuộc thi này đƣợc thực hiện theo các hình thức khác nhau. Chẳng hạn: + Thi biểu diễn các ca khúc cách mạng để thực hiện chủ đề giáo dục tình yêu quê hƣơng đất nƣớc;

+ Thi viết, thi sáng tác để thực hiện chủ đề giáo dục pháp luật và giáo dục môi trƣờng. Các cuộc thi này có thể do nhà trƣờng tổ chức hoặc nhà trƣờng triển khai cuộc thi do

38 các cơ quan đơn vị cấp trên tổ chức.

Giáo dục cho học sinh ý thức pháp luật, sự hiểu biết và tuân thủ pháp luật là một vấn đề rất quan trọng. Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của việc giáo dục pháp luật cho học sinh nên ngoài chƣơng trình chính khoá trong môn giáo dục công dân lớp 12 bậc học trụng học phổ thông, Tỉnh Đoàn thƣờng xuyên phát động các cuộc thi tìm hiểu pháp luật nhƣ tìm hiểu bộ luật Hình sự sửa đổi, tìm hiểu bộ luật lao động, tìm hiểu luật phòng chống ma tuý. Để các cuộc thi do Tỉnh Đoàn phát động đạt chất lƣợng cao, cần giao cho các chi đoàn tổ chức thảo luận nội dung cuộc thi rồi mới viết bài, thì bài viết của các chi đoàn mới có chất lƣợng cao, có tác dụng giáo dục thiết thực.

Hình 2.8: HS tham gia vào buổi ngoại khóa “ Tuyên truyền giáo dục, phổ biến pháp luật và kiến thức lái xe an toàn”

Hình 2.9: HS tham gia vào buổi ngoại khóa “Kỹ năng phòng tránh đuối nước và xử lý cấp cứu đuối nước”

Bảo vệ môi trƣờng không còn là vấn đề của mỗi quốc gia, mà đã trở thành vấn đề mang tính toàn cầu, bảo vệ môi trƣờng là trách nhiệm chung của loài ngƣời, đặc biệt là thế hệ trẻ. Hoạt động bảo vệ môi trƣờng nên tiến hành dƣới các hình thức: Thi đua giữ vệ sinh trƣờng lớp; tham gia tổng vệ sinh trƣờng học và nơi cƣ trú; gắn biển công trình chăm sóc cây xanh của các chi đoàn; đầu xuân Đoàn trƣờng tổ chức cuộc thi “Sắc xuân” các chi đoàn mang đến hội thi các chậu cây cảnh do chi đoàn mình chăm sóc trong suốt năm học; tổ chức trình diễn thời trang với chủ đề môi trƣờng; hình thức

39 thi viết, thi vẽ tranh với chủ đề môi trƣờng; Ngày chủ nhật tình nguyện lao động vệ sinh môi trƣờng nhằm hƣởng ứng “Tuần lễ Quốc gia nƣớc sạch và vệ sinh môi trƣờng”.

Hình 2.10: Một số sản phẩm của học sinh tham gia “ Ngày hội tái chế rác thải”

Hình 2.11: HS hưởng ứng “Ngày chủ nhật xanh”.

Hình 2.12: HS tham gia ngoại khóa “ Tuyên truyền phổ biến pháp luật, tuyên truyền chống pháo nổ”

40 2.3.2.2.4. Thiết kế hình thức tổ chức hoạt động cắm trại, thăm quan du lịch

Hoạt động cắm trại nên tổ chức hai năm một lần, đây là một hoạt động đƣợc học sinh và phụ huynh rất hoan nghênh. Trong hội trại có rất nhiều hoạt động bổ ích: chƣơng trình “Nhịp nối trái tim”, chƣơng trình “Sân chơi âm nhạc”, chƣơng trình thể thao, thi nấu cơm, chiếu phim, chƣơng trình “Lửa trại”, múa sạp... Qua hội trại các em vừa đƣợc vui chơi, vừa có cơ hội thể hiện năng khiếu, phát huy đƣợc tính năng động, sáng tạo của bản thân và trí tuệ tập thể, tinh thần đoàn kết tƣơng trợ giữa các bạn trong lớp, các bạn khác lớp đƣợc thể hiện rất rõ qua các hoạt động chung.

Nên tổ chức thăm quan du lịch khoảng 1 lần/năm, cho học sinh đi thăm những nơi có phong cảnh đẹp, có ý nghĩa lịch sử văn hoá. Qua hoạt động thăm quan du lịch, học sinh rèn đƣợc tính kỷ luật, phát huy tinh thần đoàn kết, tƣơng trợ giúp đỡ nhau trong hoạt động, cách làm việc độc lập, cách làm việc theo nhóm. Đặc biệt qua hoạt động thăm quan du lịch những kiến thức các em đƣợc học ở trƣờng trong giờ chính khoá đƣợc khắc sâu, củng cố và mở rộng, ngoài ra các em còn thu lƣợm đƣợc các kiến thức xã hội, các nét văn hoá đặc sắc của các vùng miền nơi các em đến du lịch, kinh nghiệm sống, kỹ năng ứng xử trong các tình huống phát sinh, vốn ngoại ngữ của các em đƣợc phát huy.

2.3.2.2.5. Thiết kế hình thức tổ chức câu lạc bộ bộ môn, sân chơi trí tuệ

Các tổ chuyên môn cần căn cứ kế hoạch tổng thể của trƣờng, xây dựng kế hoạch hoạt động các câu lạc bộ của bộ môn ngay từ đầu năm cho các khối lớp. Chẳng hạn qua câu lạc bộ “Nhà ảo thuật tài ba” học sinh đƣợc hƣớng dẫn làm các thí nghiệm hoá học và phát triển khả năng tƣ duy, củng cố kiến thức. Đặc biệt cần quan tâm tổ chức các câu lạc bộ theo môn học. Có thể tham khảo một số ví dụ về các hoạt động động câu lạc bộ theo môn học sau đây:

+ Môn Toán: Sinh hoạt dƣới hình thức báo dán và ra nội san theo tháng, đề cập chủ yếu đến phƣơng pháp học bộ môn, các bài toán tiêu biểu - các cách giải hay, hai tháng tổng kết một lần, khen thƣởng các cá nhân xuất sắc.

+ Môn Vật lý: Sử dụng máy chiếu projector làm các thí nghiệm ảo, giải thích các hiện tƣợng vật lý qua mô hình, chế tạo máy đơn giản, CLB STEM.

+ Môn Hóa học: sử dụng các phần mềm thí nghiệm ảo, giải thích các hiện tƣợng thực tiễn, sinh hoạt CLB STEM Hóa học …

+ Môn sinh: Hàng tháng đƣa chủ đề để học sinh nghiên cứu rồi tổ chức thảo luận nhƣ: hãy sống tiết kiệm vì một môi trƣờng bền vững.

+ Môn văn: tổ chức câu lạc bộ thơ nhạc, chiếu phim minh hoạ các tác phẩm văn học trong chƣơng trình chính khoá;

+ Môn sử: Xem phim về các tƣ liệu lịch sử, văn hoá; về cuộc đời hoạt động của Bác; thăm viện bảo tàng; hƣởng ứng cuộc thi viết; tổ chức các sân chơi “Hành trình văn hoá” liên quan đến kiến thức bộ môn.

41 Biện pháp này đòi hỏi các trƣờng THPT phải đƣợc trang bị đầy đủ cơ sở vật chất; đặc biệt phải có các phòng học bộ môn, các phòng chức năng. Mặt khác, để thực hiện biện pháp này, cần có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa giáo viên chủ nhiệm lớp, giáo viên các môn giáo dục thể chất, giáo dục âm nhạc, giáo dục mỹ thuật trong nhà trƣờng. Mối quan hệ của nhà trƣờng với cộng đồng và các đơn vị, cơ quan trên địa bàn trƣờng cũng là yếu tố quan trọng góp phần thực hiện tốt biện pháp này.

Một phần của tài liệu SKKN một số BIỆN PHÁP GIÁO dục kỹ NĂNG SỐNG CHO học SINH THPT THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ lên lớp (Trang 38 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)