Đa dạng hóa các hình thức tư vấn, hỗ trợ

Một phần của tài liệu SKKN một số GIẢI PHÁP góp PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG tác tư vấn, hỗ TRỢ CHO học SINH TRONG dạy học và GIÁO dục ở TRƯỜNG THPT (Trang 27 - 32)

Phần I ĐẶT VẤN ĐỀ

3. Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả công tác tư vấn, hỗ trợ cho học

3.3. Đa dạng hóa các hình thức tư vấn, hỗ trợ

3.3.1. Tư vấn, hỗ trợ trực tiếp cho học sinh

Đây là hình thức tư vấn phổ biến và mang lại hiệu quả tốt nhất. Theo đó học sinh sẽ đến trực tiếp tại phòng tư vấn để trao đổi về những khó khăn của các em và cán bộ tư vấn hỗ trợ sẽ trực tiếp, tháo gỡ những vướng mắc và có những định hướng cần thiết về vấn đề mà học sinh cần tư vấn.

Khi tư vấn trực tiếp phải đảm bảo các yêu cầu sau: Cán bộ tư vấn sẵn sàng lắng nghe, tìm hiểu những khó khăn vướng mắc mà học sinh đang gặp phải. Từ đó gợi mở nhận thức và định hướng để học sinh giải quyết từng bước khó khăn mà các em đang trải qua. Trong khi thực hiện tư vấn, mọi thông tin riêng tư đều đảm bảo nhưng vẫn hiệu quả và kịp thời. Điều đó càng làm cho học sinh yên tâm, có niềm tin và muốn được chia sẻ cùng thầy cô khi gặp khó khăn, vướng mắc. Giáo viên tư vấn phải thân thiện, khéo léo và phải giữ bí mật thông tin mà học sinh tiết lộ để học sinh tin tưởng và thích đến phòng tư vấn vào giờ ra chơi hay lúc rảnh rỗi để trò chuyện và được thấu hiểu.

Trong năm học vừa qua đã có đến 123 lượt học sinh đến trực tiếp tại phòng tư vấn để mong được sự hỗ trợ từ cán bộ tư vấn. Nhiều em đã được tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn và đã có những thay đổi theo chiều hướng tích cực. Trường hợp em Nguyễn Trung Kiên đang là học sinh lớp 12, Kiên rất đắn đo và rối bời bởi em rất thích thi trường kinh tế. Nhưng bố mẹ em lại ngày đêm thuyết phục em thi vào trường Công An vì gia đình có người thân làm trong lĩnh vực

25 này . Mơ ước bấy lâu của em là thích kinh doanh. Hàng ngày bố em đều khuyên nhủ và nhẹ nhàng nói với em về lợi ích của việc học nghề Công An và những khó khăn, vất vả của nghề kinh doanh khiến cho Kiên rất khó nghĩ và em rơi vào trạng thái mất ngủ triền miên....và em đã tìm đến phòng tư vấn. Với trường hợp này giáo viên tư vấn đã tiến hành thu thập thông tin về Kiên qua nhiều hình thức khác nhau và đã nắm bắt được những suy nghĩ, cảm xúc, hành vi, học lực, sở thích, mối quan hệ cũng như những khó khăn của em đó là: Khó khăn trong việc đưa ra quyết định chọn nghề; Mẫu thuẫn trong chính con người Kiên giữa việc không muốn làm bố mẹ buồn với việc kiên định lựa chọn mong muốn, sở thích của mình; Mất ngủ vì suy nghĩ, căng thẳng.

Sau khi nắm bắt được vấn đề, giáo viên tư vấn đã gặp gỡ, trao đổi và định hướng cho học sinh như sau:

- Tư vấn cho Kiên tìm hiểu thông tin về kinh doanh và nghề an ninh như yêu cầu về phẩm chất và năng lực ... xem em có phù hợp giữa nghề mà em yêu thích và ngành mà bố mẹ mong muốn.

- Tư vấn cho Kiên tìm kiếm sự hỗ trợ của các thành viên khác trong gia đình có uy tín và lời nói có trọng lượng đối với bố mẹ, để giúp bố mẹ Kiên nhận ra mong muốn và khả năng thực tế của Kiên (như ông bà nội, ngoại, các cô dì chú bác…).

- Nói chuyện, tư vấn cho bố mẹ Kiên về cách định hướng nghề cho con cái. Qua thời gian gần hai tuần tư vấn hỗ trợ, em Nguyễn Văn Kiên đã có sự chuyển biến theo chiều hướng tích cực: Em đã có những hiểu biết cụ thể hơn về nghành nghề mình chọn và em đã thuyết phục được bố mẹ ủng hộ sự lựa chọn đúng đắn của mình. Với sự nỗ lực của bản thân và sự động viên khích lệ của gia đình em đã thi đỗ vào trường Đại học kinh tế.

3.3.2. Tư vấn, hỗ trợ trực tuyến qua mạng nội bộ, email, mạng xã hội, điện thoại và các phương tiên thông tin truyền thông khác điện thoại và các phương tiên thông tin truyền thông khác

Thực tế cho thấy, có nhiều học sinh đang gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống và học tập và rất cần được tư vấn kịp thời nhưng lại không có thời gian hoặc còn quá e ngại, rụt rè, nhút nhát, thiếu tự tin và muốn giữ bí mật hoàn toàn về bản thân cũng như vấn đề cần tư vấn nên các em không muốn gặp gỡ trao đổi trực tiếp với cán bộ tư vấn. Trong những tình huống đó thì tư vấn gián tiếp là cách lựa chọn hoàn toàn kịp thời, hợp lý và hiệu quả.

Để tiến hành tư vấn gián tiếp cần thiết lập các kênh tư vấn thông qua các địa chỉ như: trang thông tin điện tử của nhà trường, email, Facebook, Zalo, hộp thư tư vấn… Cung cấp điện thoại của thành viên tổ tư vấn hoặc cán bộ, giáo viên, nhân viên mà học sinh muốn được người đó tư vấn cho mình. Học sinh chuyển nội dung cần tư vấn vào các địa chỉ trên, tổ tư vấn sẽ phân công cán bộ tư vấn phù hợp với lĩnh vực các em cần tư vấn.

Hình thức tư vấn gián tiếp này đã tạo cơ hội cho học sinh kịp thời chia sẻ, giải tỏa bức xúc, khó khăn, bế tắc trong học tập, cuộc sống, giảm thiểu, ngăn

26 chặn được những tiêu cực xảy ra trước những suy nghĩ, hành vi nông nổi của các em ở lứa tuổi vị thành niên.

Đây là tin nhắn của một em học sinh nữ đang học lớp 11 với giáo viên trong tổ tư vấn. Học sinh đã thể hiện chán nản, muốn bỏ học vì em đã lỡ lấy cắp điện thoại của bạn trong lớp. Sau khi bị phát hiện em đã trả điện thoại cho bạn và xin lỗi trước tập thể lớp. Nhưng từ đó em luôn cảm thấy xấu hổ, ngại giao tiếp với bạn bè trong lớp và có cảm giác như mọi người coi thường, xa lánh mình khiến em buồn chán muốn bỏ học. Em đã tìm đến tổ tư vấn bằng hình thức nhắn tin qua Zalo cho một giáo viên trong tổ tư vấn. Sau khi nhận tin nhắn, giáo viên đã kịp thời tư vấn cho học sinh, đồng thời gặp gỡ, trao đổi thêm với bạn bè của em trong lớp. Sau khi được tư vấn em đã có những sự thay đổi: Vui vẻ, hòa đồng hơn với mọi người, không còn có ý định bỏ học, các bạn trong lớp cũng gần gũi, cởi mở với em hơn.

Trong thời gian qua, các thầy cô trong tổ tư vấn cũng nhận được một số tin nhắn của học sinh nói về sự buồn chán, thất vọng trong vấn đề áp lực học tập, thi cử đặc biệt là những em cuối cấp cũng như trong định hướng nghiệp của các em học sinh. Đặc biệt có nhiều em nhắn tin mong thầy cô tư vấn về những vấn đề nhạy cảm, khó nói về tình bạn, tình yêu học đường, sức khỏe sinh sản... Khi

27 nhận được những tin nhắn đó, chúng tôi đã tiến hành nắm bắt tình hình, rà soát lại thông tin và tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tâm trạng buồn chán đó của học sinh, tìm hiểu về tâm tư, nguyện vọng, năng khiếu, sở thích của các em trong cuộc sống từ giáo viên chủ nhiệm và bạn bè của các em, giữ bí mật, tôn trọng quyền riêng tư và thông tin cá nhân...Từ đó, chọn phương tư vấn phù hợp qua các tin nhắn (vì học sinh có yêu cầu không gặp trực tiếp và gọi điện thoại), có phân tích, khuyên nhủ và gợi mở để em có hướng giải quyết tích cực. Mặt khác chúng tôi cũng nhờ giáo viên chủ nhiệm tạo điều kiện để gặp mặt giao tiếp bình thường nắm tình hình và diễn biến tâm lý học sinh. Trong quá trình tư vấn, hỗ trợ, mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng kết quả là chúng tôi đã giúp các em học sinh này ổn định về tâm lý, thoải mái về tinh để học tập và tham gia các hoạt động của lớp và nhà trường, các em có định hướng nghề nghiệp đúng đắn trong tương lai.

Hiện nay, với sự phát triển của khoa học công nghệ, cùng với mạng xã hội thì việc học sinh lựa chọn hình thức tư vấn gián tiếp này cũng là điều tất yếu, dễ hiểu vì các em e ngại việc gặp trực tiếp, có nhiều điều gặp trực tiếp không thể nói được. Vì vậy khi thực hiện tư vấn gián tiếp qua trang thông tin điện tử, mạng nội bộ, mạng xã hội, email, điện thoại,...thì chúng ta cần thực hiện kịp thời, bí mật thông tin, gợi mở định hướng phù hợp.

3.3.3. Tư vấn, hỗ trợ gián tiếp thông qua các chuyên đề, sinh hoạt ngoài giờ lên lớp, hoạt động ngoại khóa và lồng ghép trong các tiết sinh hoạt tập thể như chào cờ, sinh hoạt lớp, sinh hoạt Đoàn,...

Với cách tư vấn này, chúng tôi đã tiến hành xây dựng các chuyên đề tư vấn, diễn đàn, hoạt động ngoại khóa, câu lạc bộ, hoạt động trải nghiệm, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và lồng ghép trong các tiết sinh hoạt tập thể như chào cờ, sinh hoạt lớp, sinh hoạt Đoàn,...Các hoạt động này có sự phối hợp với các tổ chức trong và ngoài nhà trường, trong đó có vai trò của Công đoàn, Đoàn trường, ban hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, các chuyên đề của nhóm, tổ chuyên môn, thực hiện các chương trình truyền thông phát thanh.

Từ những nội dung thiết thực và cách tổ chức đa dạng đó, việc tư vấn, hỗ trợ học sinh của chúng tôi đã được thực hiện thường xuyên, thu hút tất cả học sinh tham gia và mang lại hiệu quả rất tốt. Quan điểm và cách làm của chúng tôi là tất cả học sinh đều có nhu cầu và cần được tư vấn về những vấn đề cần thiết như hoạt động học tập, hình ảnh bản thân, kỹ năng giao tiếp, sự phát triển thể chất, tâm lí và sức khỏa sinh sản, tư vấn hướng nghiệp,...Sự tự đánh giá của học sinh lứa tuổi THPT tuy đã có tính độc lập, có chiều sâu nhưng do ít dựa vào ý kiến người khác nên không phải bao giờ cũng phù hợp. Có khi các em tự ti, đánh giá thấp bản thân nhưng cũng có những em lại tự cao, coi thường nguời khác, thiếu sự hòa đồng. Vì thế học sinh cần được tham gia tư vấn dưới hình thức tương tác đám đông để biết cách đánh giá đúng năng lực của mình, tự ý

28 thức bản thân. Từ đó, học sinh sẽ trở nên năng động, nhạy bén, có kiến thức và kỹ năng hơn khi được tham gia các hoạt tư vấn chuyên đề của nhà trường.

Các cuộc tư vấn bằng hình thức tương tác đám đông thông qua ngoại khóa, diễn đàn...đã có sức thu hút học sinh tham gia vì được nghệ thuật hóa, sân khấu hóa thông qua thi hùng biện, thi trắc nghiệm, thi tiểu phẩm, thi tài năng, thi vẽ tranh, thi tranh biện, giao lưu với khán giả, mời chuyên gia tư vấn hỏi đáp cùng học sinh...Từ đó giúp các em củng cố khối lượng kiến thức liên môn, các kỹ năng cơ bản và vận dụng hiểu biết của mình để được tự thể hiện tài năng và hoạt động tập thể ở các sân chơi bổ ích, phù hợp lứa tuổi, tránh được những hành động bột phát, hành vi tiêu cực của học sinh. Cũng từ đó, mối quan hệ cô trò, bạn bè gần gũi chan hòa hơn, việc tâm tư chia sẻ, lắng nghe, đồng cảm với nhau cũng thuận lợi hơn.

Trong năm học qua, trường chúng tôi đã tiến hành tư vấn, hỗ trợ gián tiếp thông qua rất nhiều các chuyên đề, các buổi sinh hoạt ngoài giờ lên lớp, hoạt động ngoại khóa và lồng ghép trong các tiết sinh hoạt tập thể. Sau đây là một hoạt động mà chúng tôi đã tiến hành:

CHUYÊN ĐỀ: TƯ VẤN SỨC KHỎE SINH SẢN VỊ THÀNH NIÊN

1. Mục tiêu:

- Giúp cho học sinh có những nhận thức đúng đắn về: Luật hôn nhân gia đình, kiến thức cơ bản về sức khỏe sinh sản vị thành niên, cách tự chăm sóc và bảo vệ bản thân tránh bị xâm hại về tình dục.

- Cung cấp cho các em học sinh nhiều kiến thức kĩ năng bổ ích như: kỹ năng ứng xử trước sự thay đổi về tâm, sinh lý, kỹ năng từ chối, kỹ năng bảo vệ bản thân, kiểm chế cảm xúc, kỹ năng chia sẻ, trò chuyện với thầy cô, gia đình, bạn bè về những biểu hiện tâm sinh lý của bản thân

- Có thái độ đúng đắn trong quan hệ tình bạn, tình yêu và quan hệ với mọi người, nhận thức được tác hại, hậu quả của tình trạng mang thai ngoài ý muốn, tảo hôn.

- Sau buổi tham gia tư vấn các em đều có kiến thức về tâm sinh lý lứa tuổi để chăm sóc và tự bảo vệ bản thân mình, tránh xa các tệ nạn xã hội.

2. Nội dung và cách thức tư vấn, hỗ trợ

a. Nội dung:

- Kiến thức pháp luật hôn nhân gia đình. - Kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên - Kiến thức về giới hạn tình bạn, tình yêu. - Các ký năng sống cơ bản

b. Phương pháp và hình thức tư vấn, hỗ trợ

Tổ chức tư vấn trước toàn trường, thu hút toàn thể học sinh nhà trường tham gia với các hoạt động phong phú:

29 - Chia sẻ kinh nghiệm, hiến thức liên quan đến sức khỏe sinh sản vị thành niên

- Kiểm tra kiến thức về sức khỏe sinh sản thông qua các câu hỏi để học sinh tự trả lời; Tư vấn, giải đáp thắc mắc của học sinh, giao lưu câu hỏi.

- Các tiết mục Văn nghệ

3. Thời gian

Thực hiện trong tháng 12.

4. Người thực hiện:

- Cán bộ trung tâm y tế huyện Nghi lộc

- Phối kết hợp với Tổ tư vấn, hỗ trợ học sinh, Đoàn trường và GVCN. Chăm sóc sức khỏe vị thành niên là việc làm quan trọng, giúp các em phát triển một cách toàn diện về tâm sinh lý, góp phần phòng ngừa các tệ nạn và các hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.

Một phần của tài liệu SKKN một số GIẢI PHÁP góp PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG tác tư vấn, hỗ TRỢ CHO học SINH TRONG dạy học và GIÁO dục ở TRƯỜNG THPT (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(49 trang)