Phần I ĐẶT VẤN ĐỀ
3. Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả công tác tư vấn, hỗ trợ cho học
3.4. Sử dụng linh hoạt các kỹ năng tư vấn, hỗ trợ học sinh
3.4.5. Kĩ năng hướng dẫn
- Khái niệm: Là khả năng giáo viên đáp ứng nhu cầu về thông tin của học sinh giúp học sinh thu được những thông tin khách quan, có giá trị, đồng thời gợi dẫn cho học sinh cách thức giải quyết vấn đề dựa vào tiềm năng, thế mạnh của chính các em.
- Tầm quan trọng của kĩ năng: Giúp học sinh phát huy thế mạnh của bản thân thông qua sự chỉ dẫn của giáo viên; Học sinh nhìn nhận lại vấn đề của mình, chủ động lựa chọn những giải pháp thay thế hợp lí.
- Chỉ dẫn thực hiện kĩ năng
Cung cấp cho học sinh những thông tin mang tính khách quan (thông tin thực tế, sự kiện). Giáo viên tập trung vào việc làm thế nào để học sinh vận dụng thông tin vào thực hành giải quyết vấn đề của các em một cách hiệu quả.
Trong trường hợp học sinh cần lời khuyên, giáo viên chỉ nên khuyên học sinh khi mình có hiểu biết sâu sắc về lĩnh vực học sinh cần hoặc khi giáo viên hiểu sâu sắc con người và vấn đề của học sinh; khi giáo viên có cùng trải nghiệm với học sinh hay trong trường hợp khẩn cấp như học sinh đang bị đe dọa hay học sinh có hành vi nguy hiểm với người xung quanh…
33 Chỉ dẫn, gợi ý học sinh tìm kiếm cách lí giải thay thế cho những cách mình đã làm thông qua việc hướng dẫn học sinh có cách nhìn đa chiều khác với những gì mình đã làm/đã nghĩ về sự kiện, vấn đề từ ban đầu.
Hướng học sinh vào những thế mạnh, giá trị của bản thân trong việc giải quyết vấn đề của mình
Các kĩ năng trên có mối quan hệ mật thiết với nhau trong quá trình tư vấn và hỗ trợ học sinh. Để tư vấn, hỗ trợ học sinh trong giáo dục và dạy học đạt hiệu quả, giáo viên không chỉ cần thực hiện tốt từng kĩ năng riêng lẻ mà còn nên sử dụng kết hợp chúng một cách linh hoạt.
Sau đây là một hoạt động tư vấn, hỗ trợ cho một học sinh, trong đó có sử dụng linh hoạt các kĩ năng tư vấn.
KẾ HOẠCH TƯ VẤN
- Đối tượng cần tư vấn: Học sinh Lê Văn Nam
- Biểu hiện: Qua thu thập thông tin từ giáo viên, học sinh, gia đình thì nhận
thấy học sinh Nam mồ côi cả cha lẫn mẹ, ở với bà nội đã ngoài 80 tuổi. Thiếu hụt tình cảm gia đình, ít được quan tâm chăm sóc như những học sinh khác. Thời gian gần đây luôn cảm thấy mệt mỏi, chán học, không tham gia bất cứ hoạt động tập thể nào.
- Diễn biến buổi tư vấn
+ GV: (Mời học sinh vào phòng) Nam đấy à. Vào đây ngồi đi em. (Kỹ năng thiết lập mối quan hệ.)
+ HS: Dạ em chào cô ạ.
+ GV: Dạo này em thế nào? Sức khỏe vẫn tốt chứ? (KN thiết lập mối quan hệ; KN đặt câu hỏi)
+ HS: Dạ. Em vẫn bình thường cô ạ.
+ GV: Cô thấy dạo này Nam hơi gầy đó nhé. Em nên ăn uống cho đầy đủ để giữ gìn sức khỏe nha. (KN quan sát; KN thấu cảm)
+ HS: Dạ vâng ạ.
+ GV: Vì sao em tìm đến phòng tư vấn?. Bây giờ em có thể chia sẻ với cô những vướng mắc của em không? (Kĩ năng đặt câu hỏi)
+ HS: Dạ, Không hiểu sao em luôn có cảm giác mệt mỏi và buồn chán và không muốn học tập cô ạ.
+ GV: Vậy em mệt mỏi vì điều gì? Có thể nói cho cô biết được không? ( KN đặt câu hỏi; KN lắng nghe)
+ HS: Từ khi mẹ em mất đi em buồn lắm ạ. Em cảm thấy mình không được như các bạn, thành ra em chán nản.
34 đựng. Cô rất thương và đồng cảm với em. Nhưng em ạ, ai cũng sẽ có những khó khăn trong cuộc sống và phải vượt qua nó. Nếu em cứ buồn như vậy thì cũng sẽ không thay đổi được hiện thực, mà còn làm cho những người thân của em, ông bà của em phải lo lắng cho em hơn nữa. (KN Thấu cảm)
+ HS: Vậy giờ em phải làm gì hả cô?
+ GV: Bây giờ việc đầu tiên là em cần ổn định lại tâm lý để học tập thật tốt. Bên cạnh đó em nên tích cực tham gia các hoạt động tập thể của lớp, của Đoàn trường để hòa cùng niềm vui với các bạn. Và về nhà em nên giúp đỡ những việc mà mình có thể làm được để bà ngoại em vui lòng. Có khó khăn gì em cứ nói cho cô biết nha. Cô luôn bên cạnh em mà. Bên em còn có bạn bè, gia đình nữa. (KN phản hồi; KN thấu cảm)
+ HS: Dạ.
+ GV: Cô biết trước đây em là một học sinh nổi bật của trường, lớp về tất cả các mặt. Thời gian qua những sự việc xảy ra đã làm em sa sút đi một chút. Nhưng không sao, Cô biết em sẽ cố gắng vượt qua và lấy lại được những gì mình đã có. Cô tin là em sẽ làm được và làm rất tốt. Hãy cố gắng lên nhé. (KN thấu cảm)
+ HS: Dạ thưa cô ạ. Em cảm ơn cô đã động viên em. Em hứa sẽ cố gắng trong học tập và các hoạt động để không làm phụ lòng của cô và gia đình.
+ GV: Được rồi, nghe em hứa như vậy cô rất vui. Giờ em về nhà ăn uống và nghỉ ngơi đi để mai còn đi học nhé. (KN phản hồi)
+ HS: Dạ. Em chào cô ạ.
Những kỹ năng được sử dụng trong hoạt động tư vấn:
- Kỹ năng thiết lập mối quan hệ: GV đã tạo sự thân thiết bằng ánh mắt, cử chỉ, hành động, và những câu hỏi để tạo mối quan hệ với học sinh. Giúp học sinh thoải mái, gợi mở trong quá trình nói chuyện.
- Kỹ năng quan sát: Gv đã quan sát biểu cảm củ học sinh, thái độ, ánh mắt khi nói chuyện. Quan sát khi tham gia hoạt động tập thể.
- Kỹ năng lắng nghe: Gợi mở cho học sinh để học sinh bày tỏ khó khăn và nỗi buồn mà mình gặp phải.
- Kỹ năng đặt câu hỏi: Nêu ra các câu hỏi gợi mở dể học sinh trình bày khó khăn của mình và tìm cách giải quyết.
- Kỹ năng phản hồi: Dùng lời nói để khuyên giải, thay đổi cách suy nghĩ của học sinh về sự mất mát của bản thân.
- Kỹ năng thấu cảm: Đây là kĩ năng xuyên suốt trong quá trình tư vấn. Giáo viên đã lắng nghe học sinh, im lặng để phân tích vấn đề và phản hồi cho học sinh. Có những cử chỉ, hành vi thân thiết và đồng cảm với hoàn cảnh của học sinh
35