Kĩ năng lắng nghe

Một phần của tài liệu SKKN một số GIẢI PHÁP góp PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG tác tư vấn, hỗ TRỢ CHO học SINH TRONG dạy học và GIÁO dục ở TRƯỜNG THPT (Trang 32 - 33)

Phần I ĐẶT VẤN ĐỀ

3. Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả công tác tư vấn, hỗ trợ cho học

3.4. Sử dụng linh hoạt các kỹ năng tư vấn, hỗ trợ học sinh

3.4.1. Kĩ năng lắng nghe

- Khái niệm: Kĩ năng lắng nghe trong tư vấn và hỗ trợ học sinh là khả năng giáo viên thể hiện tập trung chú ý, quan tâm, thấu hiểu suy nghĩ, cảm xúc, vấn đề của học sinh và đưa ra những phản hồi phù hợp giúp học sinh nhận biết rằng mình đang được quan tâm, chia sẻ.

-Tầm quan trọng của kĩ năng: Làm cho học sinh cảm thấy được tôn trọng, thấy mình có giá trị; Góp phần xây dựng mối quan hệ tin tưởng, thân thiện giữa giáo viên và học sinh; Cho phép học sinh giải tỏa cảm xúc, giảm căng thẳng; Khuyến khích khai thác sâu thông tin từ phía học sinh.

- Chỉ dẫn thực hiện kĩ năng:

Giáo viên bày tỏ sự khích lệ đối với học sinh bằng các biểu cảm phi ngôn ngữ nhằm khuyến khích sự chia sẻ của học sinh (như gật đầu, hơi ngả người về phía học sinh, duy trì giao tiếp bằng mắt, giọng nói nhẹ nhàng, khoảng cách phù hợp, im lặng tích cực…)

30 Đón nhận cảm xúc và cố gắng thấu hiểu cảm xúc của học sinh đằng sau những sự kiện và suy nghĩ học sinh chia sẻ mà không phán xét hay bình luận gì

Sử dụng những câu nói thể hiện sự khích lệ, động viên học sinh (như cô/thầy hiểu, à, ra thế, cô/thầy đang nghe em đây….)

Lắng nghe không phải chỉ thu nhận thông tin một chiều mà cần có sự tương tác giữa giáo viên và học sinh. Vì thế, giáo viên nên sử dụng các kĩ thuật lắng nghe tích cực như: phản hồi cảm xúc, phản hồi nội dung để giúp học sinh cảm nhận được giáo viên hiểu câu chuyện và thấu cảm với vấn đề của mình.

Một phần của tài liệu SKKN một số GIẢI PHÁP góp PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG tác tư vấn, hỗ TRỢ CHO học SINH TRONG dạy học và GIÁO dục ở TRƯỜNG THPT (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(49 trang)