Một số vấn đề về lãnh đạo và quản lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của một số yếu tố ảnh hưởng đến việc xây dựng văn hóa chất lượng tại trường đại học sư phạm – đại học đà nẵng (Trang 40 - 46)

7. Phạm vi khảo sát

1.2. Một số vấn đề lý luận cơ bản

1.2.5. Một số vấn đề về lãnh đạo và quản lý

Theo nghiên cứu của Đỗ Quốc Sam (2007) về lãnh đạo và quản lý, có thể khái quát một số nét tương đồng cũng như khác biệt giữa hai khái niệm như sau:

a. Phân biệt Lãnh đạo và quản lý

Một tổ chức muốn thành công phải có sự phân công vị trí, vai trò cụ thể và rõ ràng. Đa số những vai trò này đều dễ dàng xác định và phân biệt rõ nhưng có những vai trò rất khó để phân biệt như vị trí người lãnh đạo và nhà quản lý.

Ở một số tổ chức, người lãnh đạo cũng chính là người quản lý, nhưng có những tổ chức thì hai vị trí này được tách bạch. Vì thế, đôi khi có những người có thể là một lãnh đạo tồi nhưng lại là một quản lý xuất sắc hay ngược lại.

Lãnh đạo là chỉ đường, vạch lối, nhìn xa trông rộng, hướng tới mục tiêu cuối cùng, còn quản lý là tổ chức và điều khiển các hoạt động theo các yêu cầu đó. Lãnh đạo là đề ra chủ trương, đường lối, nguyên lý, sách lược, còn quản lý là tổ chức thực hiện. Lãnh đạo quan tâm đến những vấn đề chiến lược, những mục tiêu lâu dài, còn quản lý chú trọng những yêu cầu có tính chiến thuật, mục tiêu cụ thể và thường là ngắn hạn. Lãnh đạo có thể gắn với các khía cạnh trừu tượng của cuộc sống, còn quản lý thường phải xử lý những vấn đề rất thực tế. Lãnh đạo thuộc lĩnh vực chính trị, người lãnh đạo là nhà chính trị, còn quản lý thuộc lĩnh vực hành chính, người làm quản lý là những “nhà hành chính”.

vào đạo lý là chính, trái lại quản lý phải sử dụng các biện pháp tổ chức chặt chẽ, dựa vào ràng buộc của pháp chế, thể chế. Lãnh đạo tác động đến ý thức của con người, còn quản lý sử dụng con người như một nguồn lực, nguồn nhân lực bên cạnh nguồn tài lực và vật lực. Lãnh đạo thuộc về phạm trù tư tưởng, lý luận và đạo đức, không có tính cưỡng chế, còn quản lý lại thuộc phạm trù luật pháp, pháp quy, có ý nghĩa cưỡng chế rõ rệt.

Nội dung chức năng của công việc lãnh đạo và quản lý cũng khác nhau khá xa:

Lãnh đạo thường được hiểu là gồm có: xác định phương hướng, mục tiêu lâu dài (cả trung hạn và dài hạn), lựa chọn chủ trương chiến lược, điều hòa phối hợp các mối quan hệ và động viên, thuyết phục con người. Chức năng quản lý bao gồm các việc: xây dựng kế hoạch (bao gồm cả xác định mục tiêu cụ thể, chế định kế hoạch, quy định tiêu chuẩn đánh giá và thể chế hóa), sắp xếp tổ chức (bố trí tổ chức, phối hợp nhân sự, phân công công việc v.v.), chỉ đạo, điều hành (hướng dẫn, động viên v.v.), kiểm soát (bảo đảm hoàn thành mục tiêu, quản lý kết quả, sửa chữa sai sót nếu có).

Như vậy, có thể nói lãnh đạo giống như một nghệ thuật, chắc chắn cần có tài năng; còn quản lý thiên về mặt kỹ thuật, đòi hỏi phải có kỹ năng, có thể thông qua học tập mà trở thành thành thạo. Trong những tình huống có nhiều biến động, thường cần có bàn tay lãnh đạo để xử lý và ứng phó với những rủi ro có tính chiến lược. Còn trong những thời kỳ ổn định, biến động ít hoặc nhỏ, các quy luật hoạt động vẫn giữ bình thường thì lại cần những nhà quản lý để tạo ra những năng suất và hiệu quả cần thiết. Khi công việc phức tạp, đụng chạm đến nhiều người tham gia, mục đích không thật rõ ràng, nhiệm vụ khó khăn, yếu tố ảnh hưởng nhiều thì cần làm rõ mục tiêu, điều tiết các mối quan hệ, động viên thuyết phục nên phải có bàn tay lãnh đạo. Còn với công việc tương đối đơn giản thường ít người tham gia,

mục tiêu rõ ràng, khó khăn ít, chỉ cần có kế hoạch chu đáo, tổ chức chặt chẽ, nắm tình hình chắc là là có thể quản lý thành công được. Lãnh đạo quan tâm đến hiệu quả toàn cục, còn quản lý thường chú ý đến hiệu suất của mỗi công việc được giao.

Còn có nhiều khía cạnh, ngoài chức năng và tính chất, có thể tiếp tục so sánh những chỗ khác nhau giữa lãnh đạo và quản lý như về phạm vi và mức độ tác động, trọng tâm trọng điểm, yếu tố cấu thành, đức tính cần có của nhà lãnh đạo và nhà quản lý v.v. song điều đáng chú ý nhất là lãnh đạo liên quan đến mục tiêu dài hạn, đến những nhiệm vụ, chủ trương chiến lược, đến việc động viên, thuyết phục con người, còn quản lý thường gắn với kế hoạch cụ thể, tổ chức cụ thể, chỉ đạo cụ thể, nắm chặt tình huống cụ thể.

Sự khác biệt giữa hai khái niệm này được thể hiện qua bảng sau:

Tuy nhiên, lãnh đạo và quản lý cũng hoàn toàn không phải là hai khái niệm đối lập, trái lại, giữa lãnh đạo và quản lý lại có nhiều chỗ tương đồng, gần như bổ sung cho nhau, công việc quan trọng quốc gia hay chỉ của một

Lãnh đạo Quản lý

Là làm đúng việc Là làm việc đúng cách Nhà lãnh đạo đổi mới Nhà quản lý thực thi Nhà lãnh đạo phát triển Nhà quản lý duy trì Nhà lãnh đạo truyền cảm hứng Nhà quản lý kiểm soát

Nhà lãnh đạo có cái nhìn dài hạn Nhà quản lý có cái nhìn ngắn hạn Nhà quản lý hỏi Cái gì và Tại

sao?

Nhà quản lý hỏi Như thế nào và Khi nào?

Nhà lãnh đạo sáng tạo Nhà quản lý mô phỏng

doanh nghiệp cũng cần cả lãnh đạo và quản lý. Lãnh đạo và quản lý là những chức năng riêng biệt nhưng chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau.

b. Nét tương đồng giữa lãnh đạo và quản lý

Lãnh đạo và quản lý đều phục vụ chung một mục đích cuối cùng, dù là của một tổ chức kinh tế, văn hóa hay một địa hạt lãnh thổ, một quốc gia, mục tiêu dài hạn hay ngắn hạn cũng đều là để đạt được mục đích cuối cùng mà thôi. Các nhiệm vụ, kế hoạch có đạt thì các chủ trương chiến lược mới có cơ thực hiện, sự chỉ đạo thường xuyên có chặt chẽ, đúng quy phạm pháp luật, thì sự nghiệp mới hoàn thành, có hiệu suất công việc thì cuối cùng mới có hiệu quả, Như vậy, lãnh đạo và quản lý chẳng qua chỉ là hai góc độ của một công việc, một công vụ. Đương nhiên, lãnh đạo phải đi trước một bước, biết nhìn xa trông rộng, vạch đường chỉ lối và nói chung, không thể có sai lầm (đáng kể); lại phải biết theo dõi tiến trình quản lý bằng con mắt chiến lược và cuối cùng đánh giá kết quả chung, không chỉ của quá trình quản lý. Có người mô tả một cách nửa nghiêm túc, nửa không rằng nhân tài lãnh đạo là con người có con mắt hơn người, có khí phách quyết đoán, tinh thần mạo hiểm, dũng khí sát phạt và ma lực đặc biệt. Nhược điểm của họ là không chú trọng đến chi tiết của quá trình và thiếu năng lực chuyên nghiệp. Còn nhân tài quản lý là người có năng lực chuyên nghiệp về tổ chức, chắp nối, thực thi, tổng hợp, không khuôn sáo, dám hy sinh.

Trong tiến trình thực hiện một đường lối hay một chủ trương quan trọng, hai quá trình lãnh đạo và quản lý thường bổ sung cho nhau, đan xen nhau mà không cản trở nhau. Tuy phải đợi kiểm tra hoàn thành mục tiêu cuối cùng thì hai quá trình mới gần như cùng kết thúc, song quá trình lãnh đạo (xác định mục tiêu, nhiệm vụ chiến lược, tổ chức động viên v.v.) vẫn phải đi trước một bước và chiếm nhiều thời gian hơn về giai đoạn đầu, còn quá trình quản lý (thể chế, kế hoạch, tổ chức, kiểm tra v.v.) chiếm nhiều thời gian hơn ở giai

đoạn sau. Nếu ta coi đơn giản tiến trình tiến hành một công việc lớn nhỏ là bao gồm 3 khâu: ra quyết định, tổ chức thực hiện, kiểm tra, đánh giá kết quả thì khâu ra quyết định chủ yếu thuộc thẩm quyền của người lãnh đạo, khâu thực hiện thuộc trách nhiệm của người quản lý, còn khâu KTĐG thì thuộc cả hai chức năng, mỗi chức năng thực hiện theo các tiêu chí riêng. Hoặc nếu đặt vấn đề đơn giản hơn nữa, chỉ có hai khâu quyết sách và thực thi thì ranh giới giữa lãnh đạo và quản lý đã quá rõ ràng.

Tuy nhiên, trong thực tế sự phân biệt giữa lãnh đạo và quản lý không phải lúc nào cũng rành rọt như vậy. Về lý thuyết, người ta phân biệt lãnh đạo và quản lý theo nghĩa hẹp và nghĩa rộng, lãnh đạo theo nghĩa rộng bao gồm cả quản lý (nghĩa hẹp), và trong khái niệm quản lý theo nghĩa rộng lại bao gồm cả lãnh đạo (nghĩa hẹp). Vì vậy, nhiều người ở nhiều nơi vẫn còn nhầm lẫn hai từ lãnh đạo và quản lý. Có chăng, đối với một quá trình dài thì lãnh đạo đi trước để ra quyết định, quản lý đi sau thực hiện, song nếu tách quá trình quản lý thành nhiều khâu công việc cụ thể thì trong từng việc, người quản lý vẫn phải lựa chọn và ra một số quyết định cụ thể để cấp quản lý dưới thực hiện. Ngay trong công việc quản lý quốc gia về hành chính, kinh tế, văn hóa, xã hội và chính trị, Chính phủ vẫn phải luôn luôn ra những quyết định, hoặc là để xử lý một số vấn đề cụ thể, hoặc là để ban hành một số quy định có tính thể chế lâu dài, nghĩa là thực hiện một số nhiệm vụ lãnh đạo. Vì vậy vẫn thường nghe nói Chính phủ lãnh đạo ngành này, ngành kia, địa phương này, địa phương khác thực hiện nhiệm vụ này, nhiệm vụ nọ. Về phía Đảng lãnh đạo cũng vậy, có những công việc hiện nay chưa cải tiến được, tổ chức lãnh đạo vẫn phải kiêm quản lý như công tác khoa học xã hội. Rõ ràng là rất khó tách bạch giữa lãnh đạo và quản lý. Hình thức gọi là lãnh đạo trực tiếp, toàn diện và tuyệt đối cũng là một cách hòa lẫn lãnh đạo và quản lý, không nhiều hơn, không ít hơn.

Kết luận chương 1

Từ những nghiên cứu trên cho thấy, văn hóa chất lượng là một trong những yếu tố tác động đến sự phát triển bền vững của chất lượng giáo dục ở các cơ sở giáo dục. Để phát triển văn hóa chất lượng chúng ta cần hiểu rõ bản chất của văn hóa chất lượng; phân tích đầy đủ các điều kiện, tiềm năng, nội lực của tổ chức. Từ đó vận dụng sáng tạo, chọn con đường xây dựng văn hóa chất lượng phù hợp với điều kiện của tổ chức đó.

Nghiên cứu cơ sở lý luận đã chỉ ra được các yếu tố ảnh hưởng đến việc xây dựng và phát triển văn hóa chất lượng ở trường đại học nói riêng và trong các tổ chức nói chung. Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn tốt nghiệp thạc sĩ, tác giả đã lựa chọn nghiên cứu tác động của 3 yếu tố là: lãnh đạo, công tác quản lý và hệ thống văn bản đến việc xây dựng văn hóa chất lượng ở trường Đại học Sư phạm – ĐHĐN, cụ thể là nghiên cứu, tìm hiểu các yếu tố trên tác động như thế nào đến sự thay đổi nhận thức, thái độ và hành vi của CBGV và SV sau khi triển khai xây dựng văn hóa chất lượng trong nhà trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của một số yếu tố ảnh hưởng đến việc xây dựng văn hóa chất lượng tại trường đại học sư phạm – đại học đà nẵng (Trang 40 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)