Thiết kế giáo án dạy học thực nghiệm

Một phần của tài liệu SKKN PHÁT TRIỂN NĂNG lực VIẾT đoạn văn NGHỊ LUẬN CHO học SINH QUA tổ CHỨC HOẠT ĐỘNG VIẾT kết nối TRONG dạy đọc văn bản THƠ TRỮ TÌNH TRUNG đại lớp 10 ở TRƯỜNG TRUNG học PHỔ THÔNG (Trang 30 - 40)

PHẦN 3 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

3.4. Thiết kế giáo án dạy học thực nghiệm

Tiết 50, 51 (TC). Lớp 10c3, Ngày dạy: 22/11 / 2021

Tiết 45, 46 (TC). Lớp 10c8, Ngày dạy: 22/11/ 2021

Đọc văn. TỎ LÒNG (Phạm Ngũ Lão) A. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Góp phần giúp học sinh thấy được vẻ đẹp của con người thời Trần với tầm vóc, tư thế, lí tưởng cao cả; vẻ đẹp của thời đại với khí thế hào hùng, tinh thần quyết chiến thắng; nhận thức về ý nghĩa và mục tiêu cuộc sống. Qua bài học, HS có ý thức và hành động (trong khả năng của bản thân) tu dưỡng nhân cách, sống có hoài bão, có ý chí quyết tâm thực hiện hoài bão.

2. Qua bài học, học sinh có được các năng lực sau: * Năng lực đọc

- Nhận biết, phân tích hình tượng người anh hùng vệ quốc hiên ngang, lẫm liệt với lí tưởng và nhân cách lớn lao; vẻ đẹp thời đại với sức mạnh và khí thế hào hùng.

- Chỉ ra và đánh giá được đặc điểm nghệ thuật của của bài thơ: ngắn gọn, đạt tới độ súc tích cao.

- Đưa ra được các ý kiến đánh giá, trao đổi dựa trên trải nghiệm và quan điểm của cá nhân một cách hợp lý.

- Rút ra được cách thức đọc hiểu văn bản trữ tình trung đại. * Năng lực viết

- Viết được đoạn văn nghị luận văn học đúng quy trình, đảm bảo các bước đã được hình thành và rèn luyện ở các lớp trước.

* Kĩ năng nói và nghe

- Biết thuyết trình về một vấn đề đời sống hoặc văn học.

- Nắm bắt được nội dung và quan điểm của bài thuyết trình. Nhận xét, đánh giá được nội dung và cách thức thuyết trình. Đặt được câu hỏi về những điểm cần làm rõ và trao đổi về những điểm có ý kiến khác biệt.

B. CHUẨN BỊ CỦA GV- HS 1. Giáo viên

- Sưu tầm tranh ảnh về tác giả Phạm Ngũ Lão - Thiết kế các phiếu học tập, bảng biểu.

- Các rubric, bảng kiểm đánh giá sản phẩm của HS

2. Học sinh

- Thực hiện các phiếu học tập.

- SGK (bản in hoặc bản mềm), điện thoại,/máy tính kết nối mạng internet

C. PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT, PHƯƠNG TIỆN 1. Dạy học đọc

- Hoạt động khởi động, tạo tâm thế: kĩ thuật dự đoán; học cá nhân và toàn lớp.

- Hoạt động đọc tổng quan văn bản: phương pháp đọc, hỏi đáp; học cặp đôi. - Hoạt động đọc hiểu chi tiết: phương pháp đàm thoại gợi mở; phiếu học tập; học theo nhóm.

- Hoạt động đọc hiểu ý nghĩa và các giá trị của văn bản: phương pháp nêu vấn đề; học toàn lớp.

- Hoạt động liên hệ, vận dụng thực tiễn: phương pháp tình huống; máy tính, máy chiếu.

2. Dạy học viết

- Hoạt động viết: phương pháp thực hành viết.

3. Dạy học nói – nghe

- Hoạt động nói: phương pháp thuyết trình; máy tính, máy chiếu. - Hoạt động nghe: phiếu học tập.

Văn bản dạy học: Tỏ lòng

D. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

GV giới thiệu chủ đề: Giáo viên dựa vào tiêu đề, mục tiêu bài học và nội dung của đoạn trích học để giới thiệu bài học, nêu ý nghĩa của bài học này đối với sự phát triển phẩm chất, năng lực của mỗi học sinh, giá trị của các kiến thức, kĩ năng được học trong bài học với cuộc sống hiện tại và sau này của mỗi cá nhân.

Hoạt động

YCCĐ (hoạt

động) Nội dung (hoạt động)

PP, KT (hoạt động) Sản phẩm học tập Tiết 1 Hoạt động: Trải nghiệm , kết nối - Huy động kiến thức/hiểu biết cá nhân về tác gải Phạm Ngũ Lão, về văn bản Tỏ lòng,

kết nối nội dung bài học; tạo ý thức tìm tòi nghiên cứu bài học.

- Tạo tâm thế sẵn sàng học tập.

Hoạt động trải nghiệm kết nối

- Giáo viên trình chiếu phiếu học tập KWLH yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em đã biết về tác giả Phạm Ngũ Lão và bài Tỏ Lòng?

Em muốn biết thêm về tác giả Phạm Ngũ Lão và bài

Tỏ Lòng?

Căn cứ vào kết quả trình bày của HS, GV dẫn dắt, kết nối vào bài mới.

- Kĩ thuật dự đoán; học cá nhân và toàn lớp - Câu trả lời của HS Hoạt động 2 : khám phá tri thức mới - Nhận biết thông tin về cuộc đời, con người tác giả.

- Nhận biết hoàn cảnh sáng tác, lí giải được sự chi phối của hoàn cảnh sáng tác với nội dung vb. - Xác định được thể loai, hướng đọc hiểu văn bản. I. HĐ đọc tổng quan – tìm hiểu kiến thức ngoài văn bản

- GV yêu cầu HS quan sát SGK - tiểu dẫn, xác định những nội dung cơ bản giúp ta tìm hiểu tốt hơn VB?

1. Phạm Ngũ Lão (1255- 1320).

- Là anh hùng dân tộc, có công lớn trong công cuộc chống xâm lược Nguyên

- Vấn đáp, đàm thoại - PP quan sát có định trước và không được định trước (tình - Câu trả lời của HS

Mông.

2. Văn bản Tỏ lòng

- Hoàn cảnh sáng tác: trong không khí chiến thắng của nhà Trần khi quân Nguyên Mông xâm lược; trong hoàn cảnh lực lượng kháng chiến đã lớn mạnh nhưng chưa đi đến thắng lợi cuối cùng

- Thể loại: thất ngôn tứ tuỵêt Đường luật, chữ Hán; bản dịch thơ cũng theo thể thơ này

- Hướng đọc hiểu văn bản: theo kết cấu bài thơ - 2 câu đầu, 2 câu kết; chú ý đối sánh nguyên tác và dịch thơ, chú ý các điển tích, điển cố huống mới của HS trong đọc) - Ý kiến cá nhân của HS về cách đọc VB. - Nhận biết, phân tích hình tượng người anh hùng vệ quốc hiên ngang, lẫm liệt với lí tưởng và nhân cách lớn lao; vẻ đẹp thời đại với sức mạnh và khí thế hào hùng. - Chỉ ra và đánh giá được đặc điểm nghệ thuật của của bài thơ: ngắn gọn, đạt tới độ súc tích cao.

- Đưa ra được các ý kiến đánh giá, trao đổi dựa trên trải nghiệm và quan điểm của cá nhân một cách hợp lý.

II. HĐ đọc chi tiết

- GV tổ chức thảo luận nhóm:

Nhóm 1,2: hai câu đầu Nhóm 3,4: Hai câu kết

1. Hai câu đề 2. Hai câu kết

GV tổ chức cho HS trình bày, tranh luận, phản biện

- GV yêu cần HS hoàn thành mục L và H phiếu học tập KWLH - PP nhóm cặp đôi - Học cá nhân, cả lớp Sản phẩm hoàn thành: Phiếu học tập và trình bày của HS

- Rút ra được cách thức đọc hiểu văn bản trữ tình trung đại.

- Đánh giá được giá trị nội dung, nghệ thuật của VB

III. Tổng kết. - Nghệ thuật:

+ Hình ảnh thơ hoành tráng, thích hợp việc tái hiện khí thế hào hùng của thưòi đại và tầm vóc, chí hướng của người anh hùng.

+ Ngôn ngữ cô đọng, hàm súc, có sự dồn nén cao độ về cảm xúc.

- Ý nghĩa văn bản: Thể hiện lí tưởng cao cả của vị danh tướng PNL, khắc ghi dấu ấn đáng tự hào về một thời kì oanh liệt, hào hùng của lịch sử dân tộc. Kĩ thuật trình bày 1 phút Câu trả lời của HS - HS vận dụng kiến thức nền của bản thân về vấn đề mà bài viết yêu cầu; về thể loại bài viết

- HS thu thập được thông tin cần thiết, ghi chép, phác thảo dàn ý đoạn văn.

- HS viết được các ý tưởng nảy sinh trong đầu lên trên giấy.

- HS biết phản hồi, về các ý tưởng, tổ chức VB và phong cách ngôn ngữ.

- HS biết tái cấu trúc VB, phong cách, điều chỉnh phù hợp với người đọc, chắt lọc các ý Hoạt động đọc liên hệ, vận dụng thực tiễn – viết kết nối

- GV trình chiếu yêu cầu: Viết đoạn văn ngắn (khoảng 150 chữ) trình bày cảm nhận về hình ảnh người tráng sĩ thời Trần trong câu “Cầm ngang

ngọn giáo bảo vệ non sông đã mấy mùa thu”.

- GV sử dụng hệ thống câu hỏi thông qua phiếu học tập số 1 của phần viết kết nối để hướng dẫn HS xác định yêu cầu bài viết.

- Sau khi hoàn thành phiếu số 1, GV yêu cầu mỗi HS ghi ra bất kì một ý tưởng nào nảy sinh về chủ đề bài viết. - HS chụp bản nháp, trình - PP công não Phiếu học tập. - Học tập cá nhân, toàn lớp. - Thảo luận nhóm Học tập ở lớp và ở nhà - Phiếu học tập hoàn thành. - Trình bày của HS. - Sản phẩm hoàn thành. - Bản đánh giá của HS.

tưởng. chiếu lên TV và đọc. Các HS phản hồi, thảo luận về các ý tưởng, tổ chức VB và phong cách ngôn ngữ. - GV tổ chức cho HS thảo luận trong nhóm bàn để chọn lựa ý tưởng phù hợp, lọc bỏ những ý tưởng không phù hợp, HS thể hiện thành sơ đồ ý tưởng bằng cách trả lời các câu hỏi ở phiếu học tập số 2 phần viết kết nối.

- GV/HS phản hồi, thảo luận về các ý tưởng, cấu trúc và phong cách ngôn ngữ của VB.

- GV yêu cầu HS về nhà viết lại đoạn văn nghị luận.

- GV có thể trợ giúp HS hoạt động thể hiện những ý tưởng đã phác thảo thành bài viết ở nhà bằng cách điền vào phiếu học tập số 3. - GV yêu cầu HS gửi bài lên nhóm lớp và các nhóm trao đổi đoạn/bài đã viết.

- GV hướng dẫn HS tự đánh giá lẫn nhau bằng các phiếu học tập hoặc rubric. HS gửi lại bản viết và bản đánh giá.

- GV đánh giá quá trình và công bố kết quả công khai trong nhóm lớp. Tiết 2 – TC – Ôn tập Tỏ lòng Hoạt động: Trải nghiệm , kết nối - Huy động kiến thức/hiểu biết cá nhân về tác gải Phạm Ngũ Lão, về văn bản Tỏ lòng,

kết nối nội dung

- Suy nghĩ của anh/chị về chữ thẹn nhà thơ nhắc đến trong VB? - Dẫn dắt vào bài PP đàm thoại, vấn đáp Câu trả lời của HS

bài học; tạo ý thức tìm tòi nghiên cứu bài học. - Tạo tâm thế sẵn sàng học tập. Hoạt động củng cố kiến thức Củng cố nội dung và nghệ thuật của bài thơ I. Củng cố kiến thức

- HS trình bày nội dung, nghệ thuật của vb bằng sơ đồ tư duy - Tổ chức cho HS nhận xét, bổ sung. Học tập cá nhân, cả lớp Sơ đồ tư duy tóm tắt VB Hoạt động luyện tập, vận dụng - Vận dụng được các kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết nhiệm vụ học tập - Biết thuyết trình về một vấn đề đời sống. - Nắm bắt được nội dung và quan điểm của bài thuyết trình. Nhận xét, đánh giá được nội dung và cách thức thuyết trình. Đặt được câu hỏi về những điểm cần làm rõ và trao đổi về những điểm có ý kiến khác biệt.

Tổ chức thảo luận nhóm, xây dựng dàn ý đại cương, các bước chuẩn bị cho trình bày vấn đề :

- Trình bày suy nghĩ ý tưởng về lí tưởng, chí hướng, khát vọng lập công vì đất nước của bậc quân tử xưa, từ đó liên hệ với bản thân để xác định con đường lập thân, lập nghiệp của mỗi cá nhân và trao đổi ý kiến với cả lớp.

GV tổ chức cho các nhóm trình bày, tranh luận, phản biện. -Phương pháp đàm thoại phát vấn. - Phương pháp thực hành viết. - Phương pháp thuyết trình Kết quả thảo luận- - Đề cương trình bày. - Trình bày và tranh luận, phản biện. Dặn dò - Chuẩn bị bài, nắm được nội dung tiết học sau

- Chuẩn bị tốt bài học tiết sau Học tập cá nhân, cả lớp - Bài soạn, các nhiệm vụ hoàn thành HỒ SƠ HỌC TẬP Phiếu học tập 1 K

- Điều tôi đã biết về Tỏ lòng và Phạm Ngũ Lão

W

- Điều tôi muốn biết về Tỏ lòng và Phạm Ngũ Lão L - Điều tôi đã học được về Tỏ Lòng và Phạm Ngũ Lão H

- Tiếp tục nghiên cứu

Tỏ Lòng và Phạm Ngũ Lão theo cách

nào

……… ……….. ………. ……….

Phiếu học tập số 2

- SS phần dịch thơ và dịch nghĩa và cho biết điểm khác nhau giữa nguyên văn chữ Hán và bản dịch thơ?

- Em có nhận xét gì về KG, TG mà con người xuất hiện trong hai câu thơ đầu?

- Hình ảnh con người hiện lên ntn? - Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? - Em có cảm nhận ntn về sức mạnh quân đội nhà Trần qua câu “Ba quân khí

mạnh nuốt trôi trâu”?

- Mối quan hệ giữa câu 1 và 2?

Hai câu thơ đầu. Dự kiến trả lời

- KG: mở ra theo chiều rộng của núi sông, mở lên theo chiều cao của sao Ngưu -> bao la rộng lớn.

- TG: mấy năm rồi -> TG không phải chốc lát mà là TG dài.

=> KG, TG kì vĩ.

- Hình ảnh tráng sĩ: “cầm ngang ngọn giáo” giữ non sông.

-> Gợi sự liên tưởng cây trường giáo phải đo bằng chiều dài của non sông.

-> Gợi tư thế hiên ngang mang tầm vóc vũ trụ. Như sánh ngang trời đất của con người.

-> Gợi hình ảnh con người kì vĩ với hành động phi thường không hề mệt mỏi.

=> Bằng bút pháp hoành tráng có tính sử thi, chí với một câu thơ, ta như thấy được tư thế hiện ngang với vẻ đẹp kì vĩ mang tầm vũ trụ của tráng sĩ thời Trần.

- Hình ảnh ba quân: (quân đội nhà Trần, sức mạnh dân tộc) “Khí thôn ngưu”.

-> Khí thế át sao Ngưu. -> Khí thế nuốt trôi trâu.

=> Tác giả sử dụng thủ pháp SS cái cụ thể để nói đến cái khái quát, kết hợp hình ảnh khách quan với cảm nhận chủ quan, giữa hiện thực (cụ thể hoá sức mạnh vật chất) và lãng mạn (hướng tới sự khái quát hoá sức mạnh tinh thần quan đội nhà Trần) , dù chỉ trong một câu thơ vẫn hiện lên với sức mạnh của đội quân đang sôi sục khí thế quyết chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược.

- Hình ảnh tráng sĩ lồng trong hình ảnh ba quân mang ý nghĩa khái quát, gợi ra hào khí dân tộc một thời - hào khí Đông A.

Phiếu học tập số 3

giả nói tới trong bài thơ có thể hiểu theo nghĩa nào?

- Em hiểu ntn về chữ

thẹn? Tại sao lại thẹn khi

nghe người đời kể chuyện Vũ Hầu?

GV liên hệ với Nguyễn Khuyến với câu “Nghĩ ra lại

thẹn với ông Đào”.

Dự kiến trả lời

- Nợ công danh

-> Chí làm trai theo tinh thần nho giáo : lập công, lập danh.

-> Chưa hoàn thành nghĩa vụ đối với đất nước. => Lí tưởng sống của trang nam nhi thời phong kiến, mang tinh thần, tư tưởng tích cực: cổ vũ con người từ bỏ lối sống tầm thường, ích kỉ, sẵn sàng hi sinh, chiến đấu cho sự nghiệp lớn lao - cứu nước, cứu dân để muôn đời bất hủ.

=> Nợ - cảm thấy mình chưa hoàn thành nghĩa vụ với đời, với dân,với nước- món nợ đời mà trang nam nhi phải trả.

- Thẹn.

-> Chưa lập được công danh như Gia Cát Lượng. -> Chưa đủ tài mưu lược lớn lao như Gia Cát Lượng để đền ơn tri ngộ cho chủ tướng: trừ giặc cứu nước.

=> Nỗi thẹn có nhân cách, nâng cao nhân cách con người.

Hai câu thơ là khát vọng lập công danh để thoả chí nam nhi, cũng là khát vọng được đem tài trí tận trung báo quốc - thể hiện lẽ sống lớn của con người thời đại Đông A.

Phiếu học tập phần viết kết nối- chuẩn bị trước khi viết

Họ tên HS… Lớp: …

Đề bài: Viết đoạn văn ngắn (khoảng 150 chữ) trình bày cảm nhận về hình ảnh người tráng sĩ thời Trần trong câu “Cầm ngang ngọn giáo bảo vệ non sông đã

Một phần của tài liệu SKKN PHÁT TRIỂN NĂNG lực VIẾT đoạn văn NGHỊ LUẬN CHO học SINH QUA tổ CHỨC HOẠT ĐỘNG VIẾT kết nối TRONG dạy đọc văn bản THƠ TRỮ TÌNH TRUNG đại lớp 10 ở TRƯỜNG TRUNG học PHỔ THÔNG (Trang 30 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)